Đời sống văn hóa

Lễ hội truyền thống Bạch Đằng 2023 xã Quảng Yên

Phan Thoa 15:15 26/04/2023

Tối 25/4, tại đền Trần Hưng Đạo - miếu Vua Bà (phường Yên Giang) thuộc Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Bạch Đằng, UBND thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) đã tổ chức Lễ hội truyền thống Bạch Đằng năm 2023, kỷ niệm 1085 năm; 1042 năm và 735 năm Chiến thắng Bạch Đằng.

anh-bd-2-7169.jpg
Chương trình nghệ thuật tái hiện lại chiến thắng Bạch Đằng năm 1288. (ảnh: nhandan.vn)

Trong không khí trang nghiêm, thành kính, các đại biểu và du khách đã cùng ôn lại những chiến công oanh liệt của các bậc tiền nhân trong công cuộc chống giặc ngoại xâm trên dòng Bạch Đằng Giang lịch sử qua chương trình nghệ thuật đặc biệt, với chủ đề “Bạch Đằng-Bản hùng ca của dân tộc”.

Nơi đây, đã diễn ra 3 trận thủy chiến hào hùng của dân tộc ta. Đó là trận thủy chiến chống quân Nam Hán năm 938 dưới sự lãnh đạo của vua Ngô Quyền; trận chiến chống quân Tống năm 981 của vua Lê Đại Hành và chống quân Nguyên Mông năm 1288 với sự chỉ huy của Trần Hưng Đạo.

Phát biểu khai hội, ông Trần Đức Thắng, Chủ tịch UBND thị xã Quảng Yên khẳng định, sông Bạch Đằng, đã trở thành dòng sông lịch sử, cọc Bạch Đằng đã trở thành biểu tượng đánh giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Nơi đây dân tộc ta đã ba lần viết nên những trang sử hào hùng trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Đó là ba trận thủy chiến, của ba bậc kỳ nhân, ba vị Anh hùng của dân tộc, đã lập nên những chiến thắng vang dội trên một dòng sông Bạch Đằng, ở ba giai đoạn lịch sử khác nhau.

Năm 938, Ngô Quyền chỉ huy quân dân ta đánh tan quân Nam Hán, kết thúc 1.000 năm Bắc thuộc, khẳng định độc lập chủ quyền của đất nước.

Lần thứ hai, vào năm 981, dưới sự chỉ huy của Thập đạo Tướng quân Lê Hoàn, quân và dân ta đã đánh bại quân xâm lược nhà Tống, bảo vệ vững chắc bờ cõi nước nhà.

Lần thứ ba, vào mùa Xuân năm Mậu Tý 1288, quân dân Đại Việt dưới sự chỉ huy của Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cùng với Thái Thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông đã tiêu diệt, bắt sống toàn bộ đạo binh thuyền hùng mạnh của quân Nguyên Mông do Ô Mã Nhi chỉ huy, tiêu diệt 600 chiến thuyền và 4 vạn quân. 

Từ thắng lợi vĩ đại của trận Bạch Đằng năm 1288, các thế hệ người Việt Nam luôn tự hào một nước nhỏ lại có sức mạnh có thể đánh bại cuộc xâm lược của các nước lớn và mạnh nhất thời bấy giờ. 

Lễ hội truyền thống Bạch Đằng năm 2023 là dịp để tuyên truyền sâu rộng ý nghĩa và giá trị lịch sử hào hùng của đại thắng Bạch Đằng trong sự nghiệp đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ bờ cõi đất nước của dân tộc Việt Nam.

Qua đó, khơi dậy niềm tự hào dân tộc, giáo dục truyền thống lịch sử của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh nói chung và thị xã Quảng Yên nói riêng, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa với phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng tỉnh Quảng Ninh và thị xã Quảng Yên ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Lễ hội truyền thống Bạch Đằng năm 2023 diễn ra từ ngày 25-28/4 (tức ngày 6 - 9/3 âm lịch). Từ ngày 26/4, nhiều nghi lễ quan trọng sẽ diễn ra như: Rước tượng Đức Thánh Trần theo nghi lễ truyền thống từ Đền Trần Hưng Đạo về Đình Yên Giang và ngược lại; Lễ tế yết Đình Yên Giang, Lễ tế chính hội, tế giã hội tại Đền Trần Hưng Đạo, cùng nhiều trò chơi dân gian, hoạt động sôi động khác.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Trưng bày chuyên đề “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”
    Chào mừng Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), sáng 18/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ban Quản lý Di tích danh thắng Hà Nội tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề: “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”. Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Văn Phong tới dự.
  • Khai mạc Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính năm 2024
    Đây là hoạt động mở đầu trong chuỗi các hoạt động của Tuần “Đại đoàn kết dân tộc – Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024.
  • Huế: Hơn 16.500 bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc và Giới thiệu sách trực tuyến năm 2024
    Từ khi phát động đến nay Ban tổ chức đã nhận được 16.358 bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc và 265 bài dự thi Giới thiệu sách trực tuyến năm 2024 từ các em học sinh tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • 700 liền anh, liền chị tham gia Liên hoan các làng Quan họ Bắc Ninh
    Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, ngày 15/11, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức Liên hoan các làng Quan họ thực hành tiêu biểu tỉnh Bắc Ninh lần thứ Nhất - 2024.
  • Triển lãm tôn vinh “Dấu ấn Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”
    Giới thiệu hơn 150 tài liệu, hình ảnh về cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đến công chúng tại triển lãm “Dấu ấn Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”.
  • Đàn Đó và những thanh âm mang hồn Việt
    Trong khi nhiều nghệ sĩ thường mô phỏng âm thanh cuộc sống trên các nhạc cụ có sẵn, Đàn Đó lại đi ngược chiều gió, tiên phong tự tạo ra những nhạc cụ để tạo ra âm thanh, nhịp điệu và kể câu chuyện văn hóa dân tộc, bản địa theo cách của riêng mình. Từ những cây đàn, chiếc trống bằng tre và đất, qua đôi bàn tay tài hoa và trái tim luôn đau đáu tình yêu với quê nhà của những người nghệ sĩ, những thanh âm độc bản vang lên, trong sáng, rung cảm đến tận cùng trái tim của người nghe. Mỗi một tác phẩm của nhóm nghệ sĩ như một lời mời gọi khán giả trở về với hơi thở đất trời Việt Nam, với những điều dung dị, mộc mạc nhất nhưng chứa đựng dạt dào sáng tạo tiếp nối từ ngàn năm.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Hà Nội thông qua Nghị quyết quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao
    Tại Kỳ họp 19 (kỳ họp chuyên đề) ngày 19/11 của HĐND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố đã trình Dự thảo quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô). HĐND Thành phố đã xem xét và thông qua Nghị quyết về nội dung này.
  • Hà Nội phê duyệt đề án vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng năng lượng xanh
    UBND TP Hà Nội vừa có Quyết định số 6004/QD-UBND về việc, phê duyệt “Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn Thành phố”.
  • Trường THCS Xuân La: Viết tiếp trang sử vàng truyền thống
    Hòa chung không khí hân hoan của cả nước chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày 20/11, Trường THCS Xuân La (Tây Hồ, Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và tuyên dương tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy năm học 2024.
Đừng bỏ lỡ
Lễ hội truyền thống Bạch Đằng 2023
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO