img_7748(1).jpeg
hien-dai-cua-thang-long-ha-noi.png
hat-xam.png

Ngay từ tấm bé, nghệ nhân Đặng Văn Hậu đã được tiếp cận với nghề thủ công truyền thống của làng, khi được ông ngoại là nghệ nhân nổi tiếng Đặng Xuân Hạ chỉ bảo tận tình về các kỹ thuật thực hiện. Vừa dạy, ông ngoại vừa dẫn anh đi khắp nơi, đến các hội làng, công viên, khu vui chơi trẻ em, khu du lịch,… để học và làm nghề. Bắt đầu những bước đầu tiên vào năm 14 tuổi, và đến nay, anh Hậu đã truyền dạy nghề nặn con giống bột cho hơn 200 người. Sống trong cái nôi của tò he, chứng kiến sản phẩm thủ công này đã nuôi sống cả làng vượt qua những năm tháng khốn khó, tình yêu với con giống bột lớn dần lên trong anh, nên dù nhiều người trẻ trong làng không tiếp bước với nghề truyền thống thì anh Hậu vẫn quyết định gắn bó cuộc đời mình với bột, với màu.

tric(1).png

Đến năm 2005, anh Hậu được mời tham gia trình diễn nặn tò he tại Festival Nghề truyền thống Huế và Festival Huế. Từ năm 2007 đến nay, anh là cộng tác viên của Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ Trẻ em thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

Nghệ nhân Đặng Văn Hậu tại một buổi chia sẻ.

Đồng thời, anh Hậu còn đi dạy nghề, trình diễn nghề cho giáo viên và học sinh vùng sâu vùng xa như: Mường Khến (Tân Lạc, Hòa Bình), Phú Cường (Ba vì, Hà Nội)…; trình diễn và dạy nghề tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam (Thái Nguyên), Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ tại Cần Thơ, các sự kiện văn hóa tại TP. Hồ Chí Minh, các sự kiện văn hóa diễn ra tại Hà Nội và đã nhận được nhiều giải thưởng cao từ các Hội chợ dành cho các làng nghề. Năm 2014, anh Đặng Văn Hậu được Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội - Sở Công thương Hà Nội trao tặng danh hiệu “Nghệ nhân Hà Nội” và trở thành một trong những nghệ nhân trẻ tuổi nhất của làng nghề tò he Xuân La.

hat-xam-3.png

Hơn 20 năm gắn bó và tâm huyết với nghề, nghệ nhân trẻ Đặng Văn Hậu đã nhận ra những nhược điểm của con giống làng nghề Xuân La, đó là dễ bị mốc dẫn đến sản phẩm được người mua yêu thích không thể để được lâu, giảm bớt giá trị.

tric-4.png

Một trong những khó khăn lớn nhất mà các nghệ nhân tò he còn trụ lại với nghề phải đối mặt là địa điểm bán sản phẩm. Không như những đồ chơi khác, tò he được mua trực tiếp tại chỗ làm thay vì sản xuất hàng loạt rồi bày bán trong các cửa hàng. Các địa điểm buôn bán, giới thiệu sản phẩm tò he diễn ra chủ yếu ở khuôn viên công cộng đông người qua lại như công viên, gần trường học. Nhưng đến năm 2007, nghị định 39/2007/NĐ-CP được ban hành, trong đó có quy định cấm bán hàng rong ở vỉa hè nơi công cộng, những người làm nghề nặn con giống bột không được hoạt động trong các không gian công cộng như trước nữa. Nhiều người làm nghề của làng Xuân La đã bỏ nghề.

xam.png

Anh Hậu cũng chia sẻ về việc truyền nghề và đào tạo nghề tại làng, từ xưa, theo truyền thống của làng, nghề nặn tò he chỉ truyền nghề cho con trai và con dâu, không truyền nghề cho con gái. Điều này cũng làm hạn chế việc kế cận nghề, làm cho nghề có nguy cơ mai một và thất truyền. Bên cạnh đó, người dân trong làng không còn quá mặn mà với nghề thủ công, họ có xu hướng tham gia lao động ở những xưởng may, cơ khí xung quanh vì công việc đều, không bị ảnh hưởng bởi tính mùa vụ và được trả lương nhân công cao hơn so với nghề nặn tò he truyền thống.

hat-xam(1).png

Qua quá trình làm nghề, khi đã nhận thấy nhiều khuyết điểm đang tồn tại, gây khó khăn cho sự phát triển của nghề nặn tò he nói chung và làng nghề ở Xuân La nói riêng, nghệ nhân trẻ Đặng Xuân Hậu đã đi tìm những phương án, hướng đi khác nhau để duy trì và phát triển nghề truyền thống này.

118069265_2639338812952130_7205696368358034202_n-2.jpg

“Đây là bước ngoặt giúp tôi cũng như những người làm tò he phát triển được nghề truyền thống. Bởi Bột nặn Quê nhà không chỉ an toàn cho người làm nghề, cho người chơi; mà sản phẩm làm từ loại bột này, ngoài đảm bảo không mốc còn đảm bảo không nứt gãy, màu sắc vẫn giữ được sau nhiều năm”.

Nghệ nhân Đặng Văn Hậu

Năm 2012, sau những năm tìm tòi, người nghệ nhân trẻ đã nghiên cứu được loại bột nặn chống mốc. Công thức bột này đã được anh Hậu chia sẻ đến các đồng nghiệp. Không dừng lại ở đó, năm 2015, anh Hậu làm ra được nguyên liệu mới - đặt tên là Bột nặn Quê nhà.

Từ những hạn chế về chất lượng bột truyền thống, sản phẩm bị dễ nứt vỡ và mốc, mất tính thẩm mỹ, anh Hậu đã tìm tòi và cải tiến chất lượng bột để sản phẩm tò he bảo quản được lâu, tránh bị nứt vỡ, ẩm mốc và màu giữ được lâu hơn.

xam.png

Đồng thời, nắm bắt được tâm lý khách hàng và xu thế xã hội ngày càng phát triển. Bên cạnh những sản phẩm truyền thống, nghệ nhân Đặng Văn Hậu đã sáng tạo các sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu và được rất nhiều khách hàng đón nhận. Từ đó giảm thiểu tính mùa vụ, thay vì các sản phẩm chỉ được bán vào các dịp lễ, Tết, Trung Thu,... các sản phẩm đa dạng với nhiều mẫu mã, hợp thị hiếu với nhiều lứa tuổi đã có thể bán được quanh năm mà không chỉ trong dịp đặc biệt.

xam-2.png
Những sản phẩm tò he muôn màu muôn vẻ luôn kịp "bắt trend" với cuộc sống. (Nguồn: Tò he Việt)

Bên cạnh đó, bằng hiểu biết, bằng con mắt của nhà nghề, anh còn cho ra đời nhiều sản phẩm con giống bột độc đáo, mang đậm tính dân gian có kỹ thuật và mỹ thuật cao như Chợ nổi Nam Bộ, Rước đèn Trung thu, Tứ phủ Thánh Cô, Tứ phủ Thánh Cậu, Ngũ hổ, Chiếu chèo, Thị Mầu lên chùa, Ngũ hổ, Lục súc, Tam sư, Tứ linh, Tố nữ… Các sản phẩm này đã giúp nâng cao giá trị của tò he, từ đó giá thành cũng được nâng cao. Các sản phẩm giờ đây không chỉ là trò chơi đơn giản mà là quà tặng, biếu, trang trí,... với giá thành lên đến hàng triệu đồng.

365402515_691706206306745_4792765568068813346_n.jpg
24.png
26.png
25.png
23.png

Các sản phẩm được quảng bá tại các khu du lịch, Lễ hội thủ công, chương trình truyền hình… tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hơn cả, từ nhiều năm nay, mỗi dịp hè anh Hậu đều mở những lớp học dạy nghề miễn phí cho học sinh từ 15 tuổi trở lên. Ngoài học miễn phí, các em còn được trả lương ngay sau khi hoàn thiện được những sản phẩm đầu tiên.

75233413_2336319076633829_2328354874137247744_n(1).jpg

“Đó cũng là cách để tôi khuyến khích thế hệ trẻ Xuân La giữ gìn nghề truyền thống của làng. Không phân biệt con trai hay con gái, tôi chỉ mong muốn đào tạo được thế hệ trẻ tâm huyết với nghề, có kỹ năng và tay nghề”.

Nghệ nhân Đặng Văn Hậu

Trong năm 2024 này, nghệ nhân Đặng Văn Hậu cho biết sẽ tiếp tục hành trình lan tỏa và nâng tầm giá trị con giống bột của mình khi mở thêm cơ sở tại TP Hồ Chí Minh để phục vụ khách phương Nam đồng thời giới thiệu được vẻ đẹp của văn hóa truyền thống Hà Nội tới đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Nội dung & Thiết kế: Tô Ngọc Oanh

Bài liên quan
  • Nghề nặn Tò he ở Xuân La
    Từ nghề nặn chim cò… Làng Xuân La thuộc xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Làng có bốn xóm là xóm Cả, xóm Thượng, xóm Trung và xóm Hạ. Xưa làng nhỏ bé nằm trên các gò đất, dân số vài trăm người. Dần dần, dân số đông đúc lên, làng xóm cũng ngày một mở rộng, phát triển. Xuân La có nhiều nghề, nhưng có một nghề có từ lâu đời khá độc đáo và cho đến nay vẫn là một nghề độc nhất vô nhị trên đất nước ta, đó là nghề nặn chim cò (ngày nay gọi là nghề nặn tò he).
(0) Bình luận
  • Người anh hùng dẫn đầu đoàn quân tiến vào giải phóng Thủ đô
    Mùa thu tháng Mười này, quân và dân ta long trọng kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Giữa những ngày vui lịch sử, chúng ta lại nhớ đến hình ảnh hào hùng của đoàn quân chiến thắng tiến vào 5 cửa ô tiếp quản Thủ đô Hà Nội trong rừng cờ hoa, cùng niềm vui hân hoan của hàng vạn người dân. Chỉ huy dẫn đầu đoàn quân là Anh hùng Nguyễn Quốc Trị. Ông là tấm gương sáng không chỉ cho các chiến sĩ bộ đội lúc bấy giờ, mà còn cả cho thế hệ mai sau.
  • Ký ức không quên mùa thu năm ấy...
    70 năm đã trôi qua nhưng những ký ức về ngày Giải phóng Thủ đô dường như chưa bao giờ phai nhạt trong tâm trí của những người từng sống trong những ngày thu lịch sử. Mỗi người đều mang trong mình những kỷ niệm riêng, mà khi gợi nhắc, những ký ức ấy lại tô điểm thêm bức tranh toàn cảnh ngày tiếp quản Thủ đô (10/10/1954).
  • Thị xã Hà Đông trước ngày 6 tháng 10 năm 1954
    Cách đây 30 năm, sau cuộc gặp mặt với một số cán bộ, chiến sĩ từng tham gia tiếp quản Hà Đông, tôi thật mừng khi được chính Chủ tịch Ủy ban quân chính Chu Đỗ dẫn đi thăm "trụ sở" làm việc giữa ta và Pháp, nơi mà trước đó từng diễn ra cuộc tiếp xúc đầu tiên nhằm bàn bạc các thủ tục bàn giao theo hiệp định đình chiến.
  • Bài cuối: Hướng tới hòa nhịp công nghiệp văn hóa Thủ đô
    Trải qua hàng trăm năm lịch sử, tò he không chỉ đơn thuần là trò chơi dân gian mà còn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ người Việt. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập và phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp văn hóa hiện đại, làng nghề Tò he Xuân La đang đứng trước những thách thức lớn trong việc bảo tồn và phát triển, đặt ra bài toán làm thế nào để hòa nhịp vào sự phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô mà vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa truyền thống.
  • Bài cuối: Vận dụng và phát huy tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong văn học nghệ thuật
    Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho thế hệ hôm nay và mai sau một di sản đồ sộ, quý giá và thiêng liêng, đó là tư tưởng, đạo đức và phong cách của Người. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh rất sâu sắc, phong phú cả về lý luận và thực tiễn đã trở thành một bộ phận vô giá của văn hóa dân tộc và nhân loại. Đối với văn nghệ sĩ Thủ đô, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là nhiệm vụ hết sức quan trọng, nhất là trong bối cảnh hiện nay.
  • Bài 2: Từ ánh sáng soi đường
    Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho thế hệ hôm nay và mai sau một di sản đồ sộ, quý giá và thiêng liêng, đó là tư tưởng, đạo đức và phong cách của Người. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh rất sâu sắc, phong phú cả về lý luận và thực tiễn đã trở thành một bộ phận vô giá của văn hóa dân tộc và nhân loại. Đối với văn nghệ sĩ Thủ đô, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là nhiệm vụ hết sức quan trọng, nhất là trong bối cảnh hiện nay.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Bài 2: Người nghệ nhân trẻ của làng Xuân La
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO