tò he Xuân La

Bài cuối: Hướng tới hòa nhịp công nghiệp văn hóa Thủ đô
Trải qua hàng trăm năm lịch sử, tò he không chỉ đơn thuần là trò chơi dân gian mà còn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ người Việt. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập và phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp văn hóa hiện đại, làng nghề Tò he Xuân La đang đứng trước những thách thức lớn trong việc bảo tồn và phát triển, đặt ra bài toán làm thế nào để hòa nhịp vào sự phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô mà vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa truyền thống.
  • Bài 2: Người nghệ nhân trẻ của làng Xuân La
    Giữa những thay đổi của thời cuộc, cùng với thăng trầm của đất nước, tò he đã có giai đoạn tưởng chừng sắp mai một giữa vô vàn đồ chơi ngoại nhập. Nhưng tại cái nôi của tò he, với trái tim tâm huyết, dành hơn 20 năm để học hỏi, nghiên cứu và cải tiến các sản phẩm tò he của quê hương, nghệ nhân trẻ Đặng Văn Hậu vẫn đang “miệt mài” lan tỏa những giá trị truyền thống của tò he tới khắp cả nước và quốc tế.
  • Bài 1: Biểu tượng của làng nghề Xuân La
    Tò he là một trong những trò chơi dân gian có từ rất lâu và ngày nay ngay giữa Hà Nội, vẫn có một làng nghề truyền thống lưu giữ nét đẹp này. Đó là làng Xuân La (xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội), nơi được coi là “cái nôi” sinh ra nghề nặn tò he - một nghề “độc nhất vô nhị”. Không chỉ là một nghề mưu sinh, nặn tò he ở làng Xuân La đã trở thành nét đẹp văn hóa dân gian, góp phần giáo dục thế hệ trẻ về lịch sử, bản sắc văn hóa và cội nguồn dân tộc.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO