z5753593659525_b545694ce9cf4a5bc9726035304c1280(2).jpg
hien-dai-cua-thang-long-ha-noi.png
hat-xam.png

Xưa kia, Xuân La thuộc tổng Phượng Dực, huyện Thượng Phúc, phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam Thượng. Người Sơn Nam Thượng thuở ấy có câu truyền miệng: "Thứ nhất bánh đa, thứ nhì bành cuốn, thứ ba chim cò".

"Chim cò" ở đây là chỉ nghề nặn tò he. Vào thời “bình minh” của làng nghề, những sản phẩm tò he tạo hình “chim cò” được sử dụng vào việc cúng lễ tại gia; tại hội lễ của trong và ngoài làng Xuân La. Không dừng lại ở đó, chúng còn xuất hiện tại những phiên chợ quê nổi tiếng thuộc vùng Sơn Nam Thượng.

image(9).png
Mâm cỗ cúng đêm giao thừa - sản phẩm tò he tham dự Lễ hội Văn hóa dân gian trong đời sống đương đại 2020 của CLB Tò he Xuân La.

Với sức sáng tạo bất tận, không chỉ tạo nên những sản phẩm “đồ chơi chim cò” mà người Xuân La còn “hô biến” những món bột màu truyền thống của mình thành nải chuối, quả cau, chân giò, đĩa xôi... Những sản phẩm đó tạo thành mâm cỗ để người Xuân La thành kính dâng cúng tại đình, chùa. Sản phẩm này có màu sắc tương đối giống đồ thực và có pha thêm chút đường nên ăn được. Và người ta gọi chúng là “con bánh”.

tric-3(1).png

Từ tên khai sinh thuở sơ khai “đồ chơi chim cò” rồi thì “con bánh”, đến lúc này những sản phẩm được chế từ những nắm bột màu truyền thống của người Xuân La được gọi bằng cái tên mới: tò te. Sau đấy hai từ “tò te” được gọi chệch ra thành “tò he”, và gọi như vậy cho đến bây giờ.

hat-xam-2.png

Nghề tò he có ở nhiều vùng quê Việt Nam, nhưng ở làng nghề truyền thống tò he Xuân La, hầu như cả làng ai cũng biết nặn tò he, đó có thể là những cụ già tuổi đã ngoài 80, thanh niên và cả các em bé còn chưa đến tuổi vào lớp 1… Qua các thế hệ, nghề được lưu giữ lại theo hình thức cha truyền con nối. Từ đó đến nay, làng nghề nặn tò he Xuân La đã được gần 400 - 500 năm tuổi.

tric-4.png

Về nước màu, các thế hệ trước của làng Xuân La có truyền thống sử dụng các loại màu có nguồn gốc thực vật đem đun sôi với một ít bột. Các màu chủ đạo gồm có bốn màu: màu vàng được “chiết xuất” từ hoa hòe hoặc củ nghệ; màu đỏ từ quả gấc; màu đen nhờ vào cây nhọ nồi; màu xanh lại lấy từ lá riềng hoặc lá trầu không, rau ngót. Còn các màu sắc trung gian khác đều được tạo từ bốn màu này mà ra. Thời nay, màu thực phẩm công nghiệp được dùng để thay thế màu truyền thống. Vì nó đẹp hơn, gia công nhanh, đều, đỡ tốn thời gian, công sức.

xam-2(2).png

Dụng cụ sản xuất tò he rất đơn giản, chỉ cần một cái vòng bằng nứa, một cái lược nhỏ (một đầu có răng, một đầu vót nhọn), một con dao nhỏ, một miếng sáp ong và một nắm que tre.

Trước kia, người dân làng Xuân La thường nặn sẵn tò he ở nhà rồi mang ra chợ bán, các con tò he không được gắn vào thanh tre như bây giờ mà được nặn và đặt lên những vòng tròn như chiếc đĩa. Sau này, khi que tre ra đời người ta tạo hình tò he trực tiếp lên đó, và làm ngay tại chợ. Có thể dễ dàng bắt gặp họ ở những khu vui chơi giải trí công cộng, những phố phường, chợ quê, nhất là trong những hội hè đình đám.

xam.png

Nghề nặn tò he Xuân La bây giờ đã dần tìm được chỗ đứng trong làng đồ chơi Việt. Tuy nhiên, nó vẫn chỉ được coi là nghề tay trái, để người dân kiếm thêm đồng ra, đồng vào lúc nông nhàn. Những người thợ Xuân La phân tán đi các tỉnh, rồi dừng chân tại các điểm vui chơi, giải trí, trường học, công viên, nơi có nhiều khách du lịch qua lại để nặn bán và giới thiệu tò he – “báu vật” của quê hương.

hat-xam-3.png

Từ làng Xuân La, tò he không chỉ là nghề mưu sinh mà còn là biểu tượng của sự sáng tạo, gắn kết cộng đồng, đặc biệt trong các dịp lễ hội. Qua bàn tay khéo léo của nghệ nhân, tò he biến hóa thành những hình thù đa dạng, từ các con vật, nhân vật truyền thống đến nhân vật hoạt hình yêu thích của trẻ em, phản ánh phong tục, tập quán và văn hóa dân gian của người Việt.

Nhận thức được giá trị văn hóa tinh thần của tò he, cộng đồng đã nỗ lực khôi phục và phát triển nghề này, từ việc thành lập Câu lạc bộ Làng nghề truyền thống nặn tò he đến việc tổ chức các sự kiện quảng bá và bảo tồn làng nghề. Nó không chỉ nhằm gìn giữ mà còn quảng bá nét đẹp văn hóa dân gian, biến tò he thành một sản phẩm du lịch độc đáo. Nghệ nhân tò he mang niềm vui và sắc màu đến cho cuộc sống thông qua những “chàng cò” rong ruổi khắp nơi để mang lại nụ cười cho trẻ em.

Trải qua bao thăng trầm thời gian, làng Xuân La đã gìn giữ và phát triển nghề nặn tò he qua bao đời, với niềm tin sâu sắc được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác: Người Xuân La còn thì tò he còn./.

xam-2(1).png
Lịch sử tái hiện qua bàn tay khéo léo tỉ mỉ của các nghệ nhân tò he làng Xuân La.

Nội dung & thiết kế: Tô Ngọc Oanh

22/08/2024 07:33

Bài liên quan
  • Nghề nặn Tò he ở Xuân La
    Từ nghề nặn chim cò… Làng Xuân La thuộc xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Làng có bốn xóm là xóm Cả, xóm Thượng, xóm Trung và xóm Hạ. Xưa làng nhỏ bé nằm trên các gò đất, dân số vài trăm người. Dần dần, dân số đông đúc lên, làng xóm cũng ngày một mở rộng, phát triển. Xuân La có nhiều nghề, nhưng có một nghề có từ lâu đời khá độc đáo và cho đến nay vẫn là một nghề độc nhất vô nhị trên đất nước ta, đó là nghề nặn chim cò (ngày nay gọi là nghề nặn tò he).
(0) Bình luận
  • Cột cờ Hà Nội: Chứng nhân lịch sử ngày tiếp quản Thủ đô
    Nằm trong khuôn viên của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trên đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, Hà Nội, Cột cờ Hà Nội là di tích lịch sử thời Nguyễn còn tương đối nguyên vẹn nhất trong khu vực Hoàng thành Thăng Long kể từ đầu thế kỷ XIX đến nay. Nơi đây, đúng vào ngày 10/10/1954, lần đầu tiên lá cờ đỏ sao vàng của nước Việt Nam độc lập được kéo lên đỉnh Cột cờ, tung bay trên bầu trời Hà Nội.
  • Dấu son ngoại giao văn hóa Thăng Long – Hà Nội
    Hà Nội với vị thế là Thủ đô – trái tim của Việt Nam, đã thể hiện được vai trò đầu tàu, dẫn dắt trong hầu hết các lĩnh vực kể từ khi thành lập nước (2/9/1945), đến ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954), tới ngày thống nhất non sông (1975) và hiện tại. Trong đó, Hà Nội đạt được nhiều thành tựu nổi bật về ngoại giao, nhất là ngoại giao văn hóa, trở thành điểm sáng và hình mẫu của cả nước.
  • Chờ đợi sự bứt phá và sáng tạo
    Xây dựng Thủ đô thời kỳ đổi mới là một trong số những đề tài đã được các tác giả phản ánh trong nhiều tác phẩm mỹ thuật đương đại. Là một đề tài mũi nhọn, được nhiều công chúng và giới chuyên môn kỳ vọng, nhưng thực tế mảng sáng tác này vẫn còn “thiếu” và “yếu” đòi hỏi cần có sự dấn thân, đột phá và sáng tạo của cá nhân mỗi nghệ sĩ.
  • Góc nhìn lịch sử mới mẻ, lãng mạn và hào hoa
    Sau gần 3 tháng phát động, Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) đã khép lại với Lễ trao giải thưởng và khai mạc triển lãm được tổ chức tại Nhà triển lãm 45 Tràng Tiền, Hà Nội (từ 10/8 đến 31/8). Những tác phẩm được giới thiệu tại triển lãm góp phần tuyên truyền đậm nét về mốc son và ý nghĩa của Ngày Giải phóng Thủ đô, đồng thời mang đến những góc nhìn mới mẻ về lịch sử hào hùng của Thành phố nghìn năm văn hiến.
  • Kỷ niệm về bức bích họa chào mừng Ngày Giải phóng Thủ đô
    Tháng 10 năm 1978, học xong chương trình cao học ở Sophia, nước CHND Bungari, chuyên khoa tranh hoành tráng, tôi về làm việc ở Xưởng Mỹ thuật Quốc gia - nơi tập trung các họa sĩ có tên tuổi để sáng tác và thực hiện những bức tranh và những bức tượng đài có tầm vóc lớn cả về nội dung tư tưởng và hình thức mà các họa sĩ đơn lẻ không thể thực hiện được.
  • Người anh hùng dẫn đầu đoàn quân tiến vào giải phóng Thủ đô
    Mùa thu tháng Mười này, quân và dân ta long trọng kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Giữa những ngày vui lịch sử, chúng ta lại nhớ đến hình ảnh hào hùng của đoàn quân chiến thắng tiến vào 5 cửa ô tiếp quản Thủ đô Hà Nội trong rừng cờ hoa, cùng niềm vui hân hoan của hàng vạn người dân. Chỉ huy dẫn đầu đoàn quân là Anh hùng Nguyễn Quốc Trị. Ông là tấm gương sáng không chỉ cho các chiến sĩ bộ đội lúc bấy giờ, mà còn cả cho thế hệ mai sau.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Bánh tẻ Cầu Liêu – Món ăn thấm hồn quê của làng Thạch xá
    Vùng đất xứ Đoài không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh, mà còn có nhiều món ăn ngon, trở thành nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của xứ Đoài, trong đó có món Bánh tẻ. Bánh tẻ xuất hiện sớm tại 2 địa danh của vùng xứ Đoài xưa là Cầu Liêu (Thạch Thất) và Phú Nhi (Sơn Tây). Nếu như bánh tẻ Phú Nhi được gói bằng lá dong, lá chuối như nhiều loại bánh tẻ khác thì bánh tẻ Cầu Liêu so với những nơi khác là bánh được gói bằng loại lá đặc biệt – lá tre mai.
  • Bản hòa ca Hà Nội qua tranh vẽ
    70 tác phẩm đa dạng về chất liệu từ màu nước, ký họa, lụa, sáp dầu... với chủ đề về Hà Nội sẽ được giới thiệu tới công chúng tại Trung tâm thông tin triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội từ 20/11 đến 28/11/2024.
  • Khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”
    Chiều 18/11, tại Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm Mỹ thuật, Nhiếp ảnh (số 29 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.
  • Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Mường được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
    Việc công nhận “Nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Mường xã Kim Thượng, xã Xuân Đài” là Di sản văn hóa phi vật thể cũng đánh dấu hướng phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa đặc trưng ở Phú Thọ.
  • Trưng bày chuyên đề “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”
    Chào mừng Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), sáng 18/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ban Quản lý Di tích danh thắng Hà Nội tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề: “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”. Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Văn Phong tới dự.
  • Khám phá Hà Nội qua triển lãm "Mười Bốn Art Show 2024"
    Triển lãm “Mười Bốn Art Show 2024” đang diễn ra tại không gian Aqua Art - Hanoi Aqua Central 44 Yên Phụ, Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội.
  • Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành chính thức nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt
    Di tích khảo cổ Hang xóm Trại và Mái đá Làng Vành, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình vừa được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.
  • Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt tại Trung Quốc
    Trong khuôn khổ của Tuần lễ Văn hóa sách Trung Quốc – Đông Nam Á 2024 được tổ chức tại Thành phố Nam Ninh (Trung Quốc), Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (Chibooks) đã tổ chức lễ ra mắt sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời” ấn bản tiếng Trung vào chiều 16/11. Đây là lần đầu tiên sách Văn hóa Việt được dịch ra tiếng Trung và được xuất bản chính thức tại Trung Quốc. Sự kiện do Công ty Cổ phần Văn hóa Chi và NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây đồng tổ chức.
  • Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 khẳng định thương hiệu “Thành phố sáng tạo”
    Tối 17/11, Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 “Giao lộ Sáng tạo” đã kết thúc với thành công ngoài mong đợi, tạo dấu ấn trong lòng nhân dân Thủ đô và du khách.
  • [Podcast] Quốc Tử Giám - Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam
    Văn Miếu - Quốc Tử Giám là biểu tượng của “nguyên khí quốc gia”, nơi đây đào tạo sĩ tử và hơn thế nữa, là nơi tôn vinh nhân tài. Hiện nay, Di tích đặc biệt quan trọng này đang là nơi lưu giữ những hiện vật vô cùng giá trị: Bia Tiến sĩ là Bảo vật Quốc gia, Di sản tư liệu thế giới; Khuê Văn Các được chọn là Biểu tượng của Thủ đô Hà Nội…
Bài 1: Biểu tượng của làng nghề Xuân La
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO