Nghề nặn Tò he ở Xuân La

Cao Xuân Quế| 29/03/2018 08:44

Từ nghề nặn chim cò… Làng Xuân La thuộc xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Làng có bốn xóm là xóm Cả, xóm Thượng, xóm Trung và xóm Hạ. Xưa làng nhỏ bé nằm trên các gò đất, dân số vài trăm người. Dần dần, dân số đông đúc lên, làng xóm cũng ngày một mở rộng, phát triển. Xuân La có nhiều nghề, nhưng có một nghề có từ lâu đời khá độc đáo và cho đến nay vẫn là một nghề độc nhất vô nhị trên đất nước ta, đó là nghề nặn chim cò (ngày nay gọi là nghề nặn tò he).

Nghề nặn Tò he ở Xuân La
Tò he - đồ chơi dân giã cuốn hút nhiều em nhỏ. 
Nghề nặn chim cò có từ khoảng bốn - năm trăm năm nay. Sinh thời, nghệ nhân dân gian Đặng Văn Tố cho biết đến đời cụ đã là đời thứ 8, cụ truyền nghề cho con là đời thứ 9, và truyền dạy cho cháu là đời thứ 10. Chỉ tiếc rằng ông tổ nghề nặn chim cò là ai thì cho đến bây giờ các cụ cao niên nhất làng cũng không ai tỏ tường! Chỉ biết rằng nghề xuất phát từ một làng nông nghiệp trồng lúa nước, là nghề của những người nghèo. Vật liệu để tạo nên những con chim cò là thứ thóc gạo do người dân tự tay mình làm ra. Từ gạo xay thành bột rồi từ bột gạo qua bàn tay cần cù khéo léo và đầu óc sáng tạo của người Xuân La đã tạo ra những con chim cò có hình dáng và màu sắc đẹp, sinh động, hấp dẫn, hút hồn mọi người nhất là thế giới trẻ thơ.

Các cụ người làng Xuân La kể rằng: nghề nặn chim cò xuất phát từ cảnh nghèo đói. Cũng như bao vùng chiêm trũng khác, Xuân La xưa kia 

một năm chỉ cấy được một vụ lúa mà cũng bấp bênh, vì đây là vùng đồng chiêm trũng. Người ít ruộng nhiều nên cày cấy cũng không đủ ăn vì năng suất thấp và mùa màng cũng hay thất bát. Những lúc nông nhàn, còn ít gạo, họ giã thành bột trộn với rau dại, làm bánh hấp ăn. Người khéo tay thì tỉ mẩn nặn thêm con chim, con cò, con gà, con vịt… cho vào chõ hấp chung với bánh. Khi chia cho con cháu, bọn trẻ thích lắm không nỡ ăn ngay, dùng để chơi, chơi chán rồi mới ăn vừa đỡ đói lòng, vừa khoái chí vì được ăn bánh với thịt chim, thịt cò bằng… bột gạo! Tuy “thịt giả” đấy nhưng rất thú vị. Bọn trẻ hàng xóm thấy hay mắt và ngon miệng cũng về đòi bố mẹ nặn theo. Thế rồi cả xóm, cả làng nặn chim cò, gà vịt cho con chơi, cho con ăn. Lúc đầu chỉ bằng bột gạo trắng, sau có người nảy ra sáng kiến pha màu đỏ của gấc, màu xanh của lá cây, màu vàng của nghệ, màu đen của nhọ nồi… vào bột cho đẹp mắt, những con vật nặn ra càng sinh động, hấp dẫn bọn trẻ. Dần dà, người ta pha phẩm màu mua ở chợ vào bột với đủ màu sắc xanh, đỏ, tím, vàng…, sáng tạo thêm ra nhiều con giống khác khiến cho loại đồ chơi đầy hấp dẫn này ngày càng thêm phong phú. Từ việc nặn bánh theo hình con chim, con cò cho con cho cháu ăn và chơi, thấy trẻ con rất say sưa yêu thích, một số bà bày lên mẹt đem ra chợ Cống, chợ Tía, chợ Đồng Vàng, chợ Bối, chợ Bóng, Đồng Quan... để bán, đặc biệt là nặn bán ở những nơi có tổ chức hội hè, ngày lễ, ngày tết, ngày xuân, nhất là ngày rằm trung thu là ngày tết của trẻ con. Trẻ con, người lớn mua chim cò còn được tận mắt xem nghệ nhân nặn chim cò như xem biểu diễn nghệ thuật.

Nghề nặn Tò he ở Xuân La
Người Xuân La nặn chim cò rất khéo, rất nhanh. Nguyên vật liệu là bột gạo, đồ nghề chỉ là một chiếc lược có chuôi, một nắm que tre… đựng trong một cái hòm gỗ nhỏ. Nhưng sự tài ba là ở đôi bàn tay người Xuân La. Bàn tay véo bột, vê bột mềm mại, thoăn thoắt, tài ba đã thu hút người mua, người xem xúm xít, đông vui. Nghề nặn con giống bằng bột ở Xuân La ra đời từ đó, và cái tên được gọi nghề nặn các con giống bằng bột chơi được, ăn được đó là nghề nặn chim cò.

…Đến nghề nặn tò he

Vậy tại sao lại gọi nặn chim cò là nặn tò he? Và các con vật nặn ra lại gọi là con tò he?

Về làng Xuân La tìm hiểu về nghề nặn tò he, hầu như tất cả những người đã từng nặn chim cò, kể cả những người già cả đã từng nặn chim cò từ lúc còn nhỏ cho đến lúc về già, rồi truyền nghề cho con, cho cháu, đều nói rằng nghề nặn các con giống làm đồ chơi bằng bột gạo từ rất xa xưa của làng mình là nặn chim cò. Rồi sau sáng tạo nặn ra nhiều các con giống khác như mười hai con giáp, rồi nặn cả hoa lá, thuyền rồng, nặn cả người, nặn tàu xe, nhà cửa… cũng vẫn gọi cái tên chung là nặn chim cò. Bởi vậy ở Xuân La vẫn còn lưu truyền một câu ca dao cổ nói về nghề ở làng mình:

“Thứ nhất bánh đa, thứ nhì bánh cuốn, thứ ba chim cò”

Có mấy giả thuyết về nguồn gốc cái tên tò he ở Xuân La. Xin nêu một giả thuyết thông dụng nhất:

Có một số cụ cao niên ở Xuân La cho rằng: Có lẽ do phát âm chệch đi mà ra hai tiếng tò he chăng? Cụ lý giải rằng: Trong nghề nặn đồ chơi chim cò, dần dần người ta sáng tạo nặn ra nhiều thứ phong phú hơn, miễn là những thứ đó có trong cuộc sống, nặn ra được trẻ con yêu thích. Trong số lượng các vật nặn ra làm đồ chơi, người ta nặn ra cả cái kèn. Cái kèn có gắn một miếng lá vào miệng, làm dăm kèn, khi thổi, kèn phát ra âm thanh: Tò te!… Tò te!…Thế rồi lúc hò reo, hò hét, đám trẻ không có kèn thì hét tò te! tò te bằng miệng… Tiếng tò te hai phụ âm “t” liền nhau phát ra nó nằng nặng, nó không nhanh được. Bọn trẻ thi nhau hét theo tiếng tò te… cho nhanh, nó biến âm thành tò he!… tò he!… Phải chăng tò he biến âm từ tò te mà ra?
Nhưng từ “tò he” ra đời từ bao giờ, vào thời điểm nào, người ta cũng không xác định được rõ ràng. Ngay ở Xuân La, nơi mà người Xuân La sáng tạo ra nghề nặn chim cò, để rồi thiên hạ gọi là tò he, cũng không biết được cái tên đó ra đời từ bao giờ nữa. Nhưng từ khi cái tên tò he ra đời, gọi nghề nặn chim cò là nặn tò he, người Xuân La cũng không phản đối. Và từ “tò he”, nghề nặn mang cái tên nặn tò he rồi cũng quen tai, quen miệng, thành phổ biến, thành thịnh hành, có phần làm lu mờ cái tên nặn chim cò đi, người Xuân La cũng phải chấp nhận. Và chắc rằng từ khi xuất hiện cái tên tò he nghe đã quen tai, gọi đã quen miệng thì rồi cũng xuất hiện câu ca dao truyền miệng đáng yêu về tò he:

Tò he cô bán mấy đồng
Tôi mua một cái cho chồng tôi chơi
Chồng tôi đánh vỡ đánh rơi
Tôi mua cái nữa tôi chơi một mình

Theo số đông người Xuân La cho biết thì từ tò he ra đời chưa lâu. Nghệ nhân Nguyễn Văn Thuận (khi còn sống) - một nghệ nhân nặn tò he tài ba đã được đem tò he đi Mỹ, đi Nhật, nặn tò he từ lúc còn bé, cũng công nhận như thế. Ông cho rằng, từ tò he có từ cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ trước và được phổ biến rộng rãi, được quen tai, quen miệng từ đó. Nó ra đời, rồi từ ngày các phương tiện thông tin đại chúng bùng nổ, có nhà báo nào đó viết bài, giới thiệu trên báo về nghề nặn tò he ở làng Xuân La. Nghe lạ lạ, hay hay, nhiều nhà báo cũng về tìm hiểu rồi đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng… Thế là cái tên tò he ngày càng trở nên quen thuộc, hấp dẫn, ngày càng lan xa, không chỉ trong cả nước, mà còn bay ra cả nước ngoài. Nghề sản xuất đồ chơi dân gian truyền thống tò he Xuân La được giới thiệu rộng rãi đúng lúc Nghị quyết Trung ương V khoá VIII ra đời và được thực hiện: “…Phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc…”. Kho tàng văn hoá, văn nghệ dân gian, nghề dân gian truyền thống được sưu tầm, nghiên cứu, trân trọng bảo tồn, trong đó nghề nặn tò he truyền thống ở làng Xuân La - một nghề độc đáo có một không hai - được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đánh giá vào loại độc đáo, đã đưa vào danh sách nghề dân gian. Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đã phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Văn nghệ dân gian cho một người làng Xuân La đầu tiên là cụ Đặng Văn Tố.

Nghệ nhân dân gian Đặng Văn Tố, người đầu tiên đã được sang Nhật trình diễn nghề nặn tò he và tiếp sau đó là nghệ nhân Nguyễn Văn Thuận cũng đã được đem nghề nặn tò he sang giới thiệu ở Mỹ và ở Nhật. Rồi đến năm 2006, 2007, nghệ nhân Đặng Văn Tẫn - con trai cụ Đặng Văn Tố - lại hai lần được đem tò he sang Nhật giao lưu văn hóa với nước Nhật và các nước ASEAN. Năm 2012, nghệ nhân trẻ Nguyễn Văn Thành được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch mời đem tò he đi theo chương trình Giao lưu nhân dân ASEAN tại Thái Lan và Trung Quốc…

Nghề nặn tò he, con tò he nghiễm nhiên trở thành độc đáo, hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của mọi người, mà lại là nghề độc nhất vô nhị chỉ có riêng ở Xuân La, trở thành thương hiệu của Xuân La. Trong Lễ hội làng nghề - phố nghề Thăng Long - Hà Nội năm 2010 dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, tò he Xuân La vinh dự được mời tham gia, thu hút sự quan tâm đặc biệt của người trong nước và khách quốc tế. Từ năm 2011 đến nay, các lễ hội vinh danh làng nghề của huyện, của các xã Chuyên Mỹ, Phú Yên, Phú Túc, gian hàng tò he và biểu diễn nghề nặn tò he của người Xuân La đều có sức hấp dẫn đặc biệt với người trong huyện và khách thập phương. 
(0) Bình luận
  • Tăng cường xây dựng người Ba Đình văn minh, thanh lịch, nghiêm túc, nghĩa tình
    Quận ủy Ba Đình đã tổ chức Hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh chuyên đề năm 2024 về “Phát huy giá trị văn hóa truyền thống”; triển khai Kế hoạch của Ban Thường vụ Quận uỷ về triển khai thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Thành uỷ Hà Nội “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”; phát động cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 4.
  • Phát huy vai trò của Phụ nữ Thủ đô trong xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch
    Tiếp tục triển khai hiệu quả 02 bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố là một trong những nội dung trọng tâm được đề cập đến trong Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Thành uỷ Hà Nội “Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
  • Tạo sự thống nhất, đồng thuận trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    UBND thành phố Hà Nội vừa có Kế hoạch tổ chức thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đến năm 2025”.
  • Quận Tây Hồ: Nâng cao vai trò nêu gương trong thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU
    Vừa qua, Quận uỷ Tây Hồ đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành uỷ "Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh".
  • Chú trọng xuất bản các tác phẩm văn học, nghệ thuật chất lượng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    Theo Chỉ thị 30 – CT/TU, ngày 19/2/2024 của Thành ủy Hà Nội, việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là quá trình lâu dài, đòi hỏi phải kiên trì, bền bỉ tiến hành thường xuyên. Trong đó yêu cầu Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội tăng cường vai trò định hướng các hội chuyên ngành, các chi hội; động viên văn nghệ sĩ, nhà báo tích cực tham gia, sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật, các tác phẩm báo chí có giá trị về tư tưởng nghệ thuật, góp phần nâng cao trình độ thẩm mỹ, cảm thụ văn hóa của Nhân dân, hình thành nhân cách chuẩn mực, nhất là giới trẻ, lan tỏa giá trị thanh lịch, văn minh của người Hà Nội trong thời kỳ mới.
  • Cán bộ, đảng viên gương mẫu đi đầu đẩy mạnh xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh
    Đối với việc thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” trên địa bàn huyện Đông Anh, Bí thư Huyện uỷ Đông Anh Lê Trung Kiên đề nghị Ban Thường vụ Huyện ủy chủ trì, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị, xã hội xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát các đơn vị trong việc thực hiện Chỉ thị.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Trường đại học đầu tiên đạt chứng chỉ EDGE uy tín toàn cầu
    Sở hữu khuôn viên xanh rộng 6.5 hecta với tổng vốn đầu tư 165 triệu USD, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) mới đây đã đạt chứng chỉ xanh EDGE uy tín, “bảo chứng” của nhiều công trình xanh quy mô trên toàn cầu.
  • Chung kết cuộc thi: Đổi mới phong cách của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh
    Ngày 21/11, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức Chung kết Cuộc thi tuyên truyền kết quả thực hiện kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ Y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 “Thấu hiểu, tận tâm – Nâng tầm, đổi mới”.
Đừng bỏ lỡ
Nghề nặn Tò he ở Xuân La
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO