bạch đằng

Chuyên gia UNESCO khảo sát bãi cọc Bạch Đằng để góp ý vào hồ sơ đề cử Di sản thế giới
Tháng 8 tới đây đoàn chuyên gia quốc tế UNESCO/ICOMOS (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc /Hội đồng di tích và di chỉ Quốc tế) cùng với các chuyên gia Việt Nam đã khảo sát, thẩm định thực địa tại các Bãi cọc Bạch Đằng ở thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) để góp ý vào hồ sơ đề cử Di sản Thế giới đối với Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trình UNESCO công nhận là Di sản thế giới.
  • Quê hương tôi
    Quê hương luôn là nguồn cảm hứng sáng tác của các văn nghệ sĩ; Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Quê hương tôi của tác giả Nguyễn Thiện.
  • Trần Minh Tông - hoàng đế, thi nhân thời thịnh Trần
    Hoàng đế, thi nhân Trần Minh Tông (1300 - 1357) là vua thứ năm của triều Trần, tên thật là Trần Mạnh, con thứ tư của vua Trần Anh Tông. Trần Mạnh lên ngôi vua năm mới 14 tuổi, trị vì 15 năm (1314-1329), rồi nhường ngôi, làm Thái thượng hoàng 28 năm. Danh nghĩa là nhường ngôi nhưng trên thực tế, công việc lãnh đạo triều chính đều do Minh Tông quyết định.
  • Ngô Quyền – vị tổ trung hưng thứ nhất
    Từ Ái Châu (Thanh Hóa), Dương Đình Nghệ - một hào trưởng địa phương và là một thuộc tướng của Khúc Thừa Hạo tập hợp lực lượng mở cuộc tiến công chiếm lại thành Đại La. Những hào kiệt cùng chí hướng như Ngô Quyền ở Phong Châu (Sơn Tây), Đinh Công Trứ ở Trường Châu (Ninh Bình) đều đem gia thuộc vào Ái châu theo Dương Đình Nghệ mưu việc đại nghĩa. Vua Nam Hán trao cho Dương Đình Nghệ “tước mệnh coi giữ Ái Châu”. Ông nhận chức đó để chờ thời cơ. Thế rồi, vào một ngày tháng 3 năm 931, Dương Đình Nghệ cấp tốc đem quân từ Ái Châu tiến ra, đánh úp Giao Châu, chiếm thành Đại La. Thứ sử Giao Châu Lý Tiến bỏ thành chạy trốn về nước, rồi bị nhà Nam Hán giết chết...
  • Trận địa súng máy phòng không 14,5 ly Vân Đồn (quận Hai Bà Trưng)
    Tháng 12/2002, Thủ đô cùng cả nước tổ chức kỷ niệm 30 năm đánh thắng máy bay B52 trên bầu trời Hà Nội. Đây là một thắng lợi lớn, có ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng, là niềm tự hào của cả dân tộc, được bạn bè năm châu bốn biển tôn vinh “Hà Nội là Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người”. Trong chiến thắng chung của quân dân Hà Nội có sự đóng góp của các trận địa phòng không quận Hai Bà Trưng.
  • Lễ dâng hương tưởng niệm 1.079 năm ngày mất Đức vua Ngô Quyền
    Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền có ý nghĩa lịch sử to lớn, là mốc son chói lọi chấm dứt hơn một nghìn năm Bắc thuộc, mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc, là cơ sở quyết định để mùa xuân năm 939, Ngô Quyền xây dựng một chính quyền hoàn toàn độc lập.
  • Đền và lăng Ngô Quyền (Thị xã Sơn Tây)
    Đền và lăng Ngô Quyền thuộc xã Đường lâm, Thị xã Sơn Tây, Hà Nội.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO