Lưu Hữu Phước - Người tài tứ Dậu

Nguyễn Thụy Kha/Người lao động| 14/10/2017 23:25

Sự nghiệp âm nhạc rực rỡ của Lưu Hữu Phước đã như được thiên định thuở thiếu thời và cứ thế chiếu sáng mãi qua nhiều thập kỷ biến động của lịch sử Việt Nam.

Thị trấn Ô Môn - vựa lúa của xứ "Cần Thơ gạo trắng nước trong" - là nơi chào đời của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước. Má La Thị Xinh sinh ra cậu con trai này thật đặc biệt. Đó là ngày 12-9-1921. Cậu bé sinh nhằm giờ Dậu, ngày Dậu, tháng Dậu (sắp rằm trung thu) và năm Tân Dậu 1921. Cái tứ trùng này là điềm lành nên thầy giáo Lưu Nhân - ba của Lưu Hữu Phước - mới đặt tên con trai mình như vậy.

Lời chào tuổi 15

Lưu Hữu Phước đã không phụ lòng ba má. Đến tuổi học là làu làu "Tam tự kinh", "Minh tâm bửu giám". Lên 9 tuổi, Lưu Hữu Phước đã học đờn kìm của thầy Ngô Đảnh, người Phú Yên. Chỉ một tuần, Phước đã thuộc ngay 20 câu "vọng cổ" nhịp tám. Âm nhạc đã ngấm vào Phước từ thuở nằm nôi khi mẹ ru "Lý con sáo", "Bình bản", "Kim tiền", "Lý bốn mùa"… đã vực Lưu Hữu Phước lớn dậy ở tuổi thiếu niên. Cây mandolin bị hỏng của ai đó vứt đi đã được ba của Phước xin về, trở thành nhạc khí đầu tiên của cậu bé yêu âm nhạc. Cây đàn được Phước tự làm phím tre, cuốn dây đàn bằng tơ đã giúp Phước nhập vào Collège Cần Thơ với năng khiếu âm nhạc năm 12 tuổi. Ở đây, Lưu Hữu Phước bắt đầu bước từ cổ nhạc sang tân nhạc khi được ba mua cho cây mandolin thực sự.

Lưu Hữu Phước - Người tài tứ Dậu - Ảnh 1.

Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước Ảnh: Tư Liệu

Ở Collège Cần Thơ, thầy Phạm Văn Bạch như một luồng gió tư tưởng mới mẻ thổi giữa một vầng hào quang rực rỡ khiến những học trò như Nguyễn Việt Nam, Trần Bửu Kiến, Nguyễn Mỹ Ca, Quách Vĩnh Chương, Tạ Thanh Sơn và Lưu Hữu Phước bừng tỉnh một tinh thần dân tộc. Chưa hề đến sông Hương, xứ Huế lần nào, cậu bé 12 tuổi Lưu Hữu Phước đã liều mạng viết bài hát "Trên sông Hương" còn trước cả người đàn anh Nguyễn Văn Thương cũng với tựa đề này. Ngay sau đó vài năm, bản nhạc "Giang sơn gấm vóc" viết cho đờn kìm như một lời chào tuổi 15 của Lưu Hữu Phước.

Lên đàng

16 tuổi, Lưu Hữu Phước lên Thành đô Sài Gòn nhập Trường Lycée Pétrus Ký. Ở đó, cùng Trần Văn Khê và Huỳnh Văn Tiểng, Lưu Hữu Phước lập ra "câu lạc bộ học sinh" với những sáng tác tươi ròng tuổi trẻ.

19 tuổi, Lưu Hữu Phước ra học đại học ở Hà Nội. Ngay trên chuyến tàu xuyên Việt, hành khúc "Ta cùng đi" đã được ông viết ra. Ở Hà Nội, ông trở thành chủ soái của phong trào "Tổng hội sinh viên" với những hành khúc yêu nước như "Bạch Đằng Giang", "Hội nghị Diên Hồng", "Tiếng gọi thanh niên", "Lên đàng" và đặc biệt là sáng tác âm nhạc cho vở nhạc kịch đầu tiên "Tục lụy" với lời thơ của Thế Lữ. Sự nghiệp âm nhạc rực rỡ của Lưu Hữu Phước đã như được thiên định thuở thiếu thời và cứ thế chiếu sáng mãi qua nhiều thập kỷ biến động của lịch sử Việt Nam.

Năm 1944, Lưu Hữu Phước bỏ học trở về Nam cùng những hành khúc mới ông vừa viết ra như "Xếp bút nghiên", "Mau về Nam", "Gieo ánh sáng", "Hờn sông Gianh". Về Sài Gòn, Lưu Hữu Phước cùng bạn bè tham gia tranh đấu, làm Báo Thanh Niên. Những hoạt động ấy đã khiến ông bị bắt vào tháng 10-1944 và bị giam mấy tháng. Ra tù, Lưu Hữu Phước vẫn không nhụt chí. Ông cùng Huỳnh Văn Tiểng và Mai Văn Bộ lập Nhà Xuất bản Hoàng Mai Lưu. "Lên đàng" là bản hành khúc ông viết cho phong trào "Thanh niên Tiền phong". Khi Sài Gòn khởi nghĩa, ông viết ngay "Khúc khải hoàn". Khi Nam Bộ kháng chiến, ông và Nguyễn Mỹ Ca thành lập Binh công xưởng Nam Bộ. Vừa sản xuất vũ khí, hai ông vừa sáng tác ca khúc. "Đói lạnh" và "Đoàn quân ma" được viết trong thời kỳ này. Cuối năm 1945, ông được điều ra Hà Nội. Ở thủ đô, ông vẫn mở nhà sách Hoàng Mai Lưu II ở số 8 Hàng Ngang. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Lưu Hữu Phước lên Việt Bắc, lãnh đạo "Đoàn nhạc kịch thiếu nhi kháng chiến". Vở ca kịch "Hái hoa dâng Bác" được Lưu Hữu Phước viết nhân dịp kỷ niệm 60 năm sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1950) và do đoàn thiếu nhi trình diễn. Ông còn viết "Tuổi hai mươi", "Lãnh tụ ca", "Đông Nam Á châu".

Kiên trì đi theo âm nhạc truyền thống

Khi Đoàn Văn công Nhân dân trung ương thành lập, Lưu Hữu Phước được điều về làm phó đoàn cùng trưởng đoàn Nguyễn Xuân Khoát. Đấy là những ngày ông cùng ban lãnh đạo đoàn kiên trì chí hướng đi theo âm nhạc truyền thống. Vừa cùng anh em sang Berlin tham gia Đại hội Thanh niên sinh viên thế giới lần thứ hai, ông lại cùng anh em đi phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ. Sau đó, là chuyến cùng anh em sang Thượng Hải thu 30 đĩa hát dành cho ngày giải phóng thủ đô. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ những năm tháng ở đoàn văn công, đầu năm 1956, Lưu Hữu Phước chuyển sang làm Trưởng Ban Nghiên cứu nhạc vũ trong Vụ Nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa. Vừa cùng anh em nghiên cứu và xuất bản cuốn "Dân ca quan họ", Lưu Hữu Phước vẫn tiếp tục tuôn chảy mạch hành khúc của mình qua các tác phẩm "Dưới cờ Đảng vẻ vang", "Cả cuộc đời về ta". Ông cùng Huỳnh Văn Tiểng và Mai Văn Bộ được Bộ chính trị giao nhiệm vụ viết một bài hát là bài "Mặt trận ca" dành cho Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam. "Giải phóng miền Nam" đã ra đời trong hoàn cảnh ấy với cái tên ghép của ba người: Huỳnh Minh Liêng song do giới thiệu sai nên trở thành Huỳnh Minh Siêng. Đến khi vào miền Nam công tác, Lưu Hữu Phước có cái tên mới là Tư Siêng.

Sau "Giải phóng miền Nam", với biệt danh Long Hưng, Lưu Hữu Phước viết "Bài ca giải phóng quân", "Giờ hành động" (thơ: Thanh Hải) cùng Hoàng Hiệp (biệt danh là Lưu Nguyễn) viết "Hành khúc giải phóng".

Từ ngày thống nhất đất nước, Lưu Hữu Phước trở thành Viện trưởng Viện Âm nhạc sau khi rời chức Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin của Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam. Ông cùng anh em nghiên cứu và giới thiệu đàn đá Khánh Sơn. Ngày Tết Đoan Ngọ năm Kỷ Tỵ (1989), người nhạc sĩ tài tình với nhịp hành khúc Việt Nam đã trút hơi thở cuối cùng tại Sài Gòn, để lại bao tiếc thương cho giới âm nhạc. 

Tiến về Sài Gòn

Khi Mỹ leo thang chiến tranh phá hoại miền Bắc, Lưu Hữu Phước lại viết ngay "Sẵn sàng chiến đấu" và "Thanh niên ba sẵn sàng". Sau đó, ông có cuộc hành phương Nam lần thứ hai rất ngoạn mục. Để vào chiến khu R ở Đông Nam Bộ, Lưu Hữu Phước đã bay từ Hà Nội sang Quảng Châu rồi từ đó bay về Phnom Penh, đi xe tới biên giới rồi đi bộ từ biên giới về chiến khu R. Ở đây, Tư Siêng đã có một bước ngoặt mới trong sáng tác với những "Cô gái Củ Chi", "Tiếng núi sông", "Xuống đường" rồi "Sài Gòn mến yêu" khi đưa vào nội thành Sài Gòn in trên tờ "Tin Văn" thì đổi tên "Thanh niên xây dựng non sông" và tên tác giả phải mượn danh nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba. Những năm tháng ở R, Lưu Hữu Phước cùng Hoàng Việt viết opéra "Bông sen" gửi ra dàn dựng ở Hà Nội vào đúng dịp kỷ niệm 8 năm thành lập mặt trận 22-12-1968. Khi Bác mất, ông viết "Tình Bác sáng đời ta" với phần lời của Diệp Minh Tuyền.

Chính ông cũng chui vào Sài Gòn để nắm tình hình. Khi đến rạp Quốc Thanh thì bất ngờ gặp bạn cũ là Nguyễn Ngu Ý. Tư Siêng đành vừa tay bắt mặt mừng vừa nhanh chóng rút lẹ ra chiến khu. Tết Mậu Thân 1968, cuộc tổng tiến công và nổi dậy, bao nhiêu quân giải phóng đã hát vang "Tiến về Sài Gòn" của ông.

(0) Bình luận
  • Giao hưởng Điện Biên - thành tựu mới của nhà thơ Hữu Thỉnh
    Chiến thắng Điện Biên là chiến thắng vĩ đại “lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu” (Tố Hữu), làm rạng danh nước Việt trên thế giới “Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi). Ngày 7/5/1954, lá cờ Quyết chiến Quyết thắng tung bay trên nóc hầm tướng De Castriest, ngày 12/5 Bác Hồ đã có bài thơ dài đăng trên báo Nhân Dân: “Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ”. Rồi sau đó, Tố Hữu có bài thơ nổi tiếng “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”. Bên cạnh những tác phẩm thơ, Điện Biên còn được nhắc đến trong nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, các cuốn sách hồi ký, biên khảo…
  • Thiên anh hùng ca Điện Biên Phủ: Nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật
    Chiến thắng Điện Biên Phủ “là một mốc son chói lọi bằng vàng của lịch sử”. Góp vào chiến công vang dội ấy không thể không nhắc đến các văn nghệ sĩ - những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, tư tưởng. Nhìn lại thắng lợi vẻ vang của cuộc chiến tranh toàn dân này từ điểm nhìn 70 năm sau chiến thắng, có thể thấy rõ dấu ấn của văn học nghệ thuật viết về đề tài Điện Biên Phủ trải đều trên khắp các loại hình văn học nghệ thuật, từ văn chương cho đến âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, kiến trúc, điện ảnh…
  • Thơ viết về chiến thắng Điện Biên Phủ: Nối dài âm hưởng bản hợp xướng anh hùng ca
    Bảy mươi năm qua, thơ về sự kiện Đại thắng Điện Biên Phủ có nhiều bài, được công bố trên báo, tạp chí, sách liên tiếp vào các năm 1954, 1955, 1956… sau đó được in chụm vào những dịp kỷ niệm năm chẵn: 1964, 1974, 1984, 1994, 2004, 2014 và năm nay bảy mươi năm - 2024.
  • Tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá
    Giá trị VHNT Hà Nội - Huế - Thành phố Hồ Chí Minh là một bộ phận nền tảng quan trọng, mang ý nghĩa văn hóa, xã hội trong tiến trình phát triển của đất nước. Điều này được thể hiện rõ nét trên các lĩnh lực: văn học, văn nghệ dân gian, âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, điện ảnh, kiến trúc, múa. Nhìn lại chặng đường gần 50 năm kể từ ngày thống nhất đất nước của VHNT 3 thành phố, có thể thấy rõ những thành tựu và cả những mặt hạn chế tồn tại cần phải thay đổi để tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá.
  • Nhà văn Đức Anh: “Viết văn hay viết phê bình đều cần phải có đầy năng lượng…”
    Nhà văn Đức Anh Kostroma (sinh năm 1993, tại Nga) từng “chào sân” với các tác phẩm ấn tượng như “Thiên thần mù sương”, “Tường lửa”, “Đảo bạo bệnh”. Hành trình sáng tạo đầy bản lĩnh của anh đã nhận được sự đánh giá cao của giới chuyên môn và ghi được dấu ấn mạnh mẽ trong lòng bạn đọc. Giải thưởng “Tác giả trẻ” năm 2023 của Hội Nhà văn Việt Nam đã gọi tên anh cùng với tiểu thuyết “Nhân sinh kép: Sống hai cuộc đời”, bởi đã dám dấn thân thể hiện thế giới quan của “người đi khai phá nét kiêu sa” trong cuộc sống.
  • Người lính và mùa xuân đất nước muôn đời
    Nguyễn Khoa Điềm là tác giả lớn của nền thơ Việt Nam hiện đại. Ông góp vào gia tài thơ ca Việt Nam nhiều tác phẩm xuất sắc, trong đó có bài “Đồng dao mùa xuân”. “Đồng dao mùa xuân” được sáng tác vào tháng 12/1994, in trong sách “Thơ Nguyễn Khoa Điềm - Tuyển tập 40 năm do tác giả chọn” (Nxb Văn học, Hà Nội, 2011). Tác phẩm gồm 9 khổ với 33 dòng thơ, theo thể 4 chữ với phong cách đồng dao. Bài thơ được xem là một trong những tác phẩm thành công trong việc khắc họa hình tượng người lính.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tưởng nhớ Hoàng Nhuận Cầm: Những câu thơ viết đợi mặt trời
    Sáng ngày 10/5, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề Tưởng nhớ Hoàng Nhuận Cầm "Những câu thơ viết đợi mặt trời" nhân kỷ niệm ba năm ngày mất của nhà thơ. Tới dự buổi sinh hoạt hôm nay có đại diện ban chấp hành Hội và đông đảo hội viên, văn nghệ sĩ.
  • Kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận và những công trình “lưu dấu” Điện Biên
    Kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận nói rằng ông “không có một chút ngỡ ngàng nào về lịch sử Điện Biên”, bởi từ thuở bé, ông đã tìm hiểu lịch sử dân tộc mình. Bắt tay vào thiết kế bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ cũng là lần đầu tiên ông bắt đầu suy nghĩ một cách nghiêm túc, làm thế nào để chuyển hóa những tình cảm của mình về Điện Biên trong công việc sáng tạo. Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, khu Trung tâm hành lễ và nhà tưởng niệm nghĩa trang liệt sĩ đồi A1 là hai công trình đầu tiên khẳng định ông có duyên với mảnh đất này.
  • “Hiểu con tuốt tuồn tuột”: Bí kíp để trở thành người mẹ hạnh phúc
    Nhân Ngày của mẹ (12-5), Crabit Kidbooks liên kết với NXB Hà Nội ra mặt bộ sách “Hiểu con tuốt tuồn tuột”. Bộ sách gồm ba cuốn mang đến những gợi ý quý báu để mẹ và con có thể hiểu nhau hơn, đồng hành một cách hiệu quả.
  • Hơn 1600 học sinh THCS quận Ba Đình dự thi Olympic cấp quận
    Ngày 10/5, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình (Hà Nội) tổ chức kỳ thi Olympic các môn văn hóa và khoa học lớp 6,7,8 năm học 2023 -2024 với 1.618 thí sinh dự thi. Thí sinh dự thi với điều kiện đã tham gia kỳ thi học sinh giỏi cấp trường và được nhà trường chọn cử đảm bảo đủ điều kiện.
  • Bệnh viện Trung ương Huế tọa đàm chào mừng Ngày Quốc tế Điều dưỡng 12/5
    Bệnh viện Trung ương Huế tọa đàm chào mừng Ngày Quốc tế Điều dưỡng 12/5 và tập huấn về “Giao tiếp chuyên nghiệp trong an toàn người bệnh và chất lượng chăm sóc”.
Đừng bỏ lỡ
Lưu Hữu Phước - Người tài tứ Dậu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO