Đường Bạch Đằng, thuộc quận Hai Bà Trưng và quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Theo Từ điển đường phố Hà Nội| 07/06/2017 14:09

Dài 3.100m, rộng 8m

Đường chạy dọc theo bờ Nam sông Hồng, nối phố Phúc Tân từ đường Hàm Tử Quan đến cổng Cảng Hà Nội.

Vào đời Lý có thể đây vẫn còn là lòng sông Hồng. Sau mới nổi thành bãi. Tới thế kỷ XIX là nơi cư trú của các vạn chài. Họ lập ra những làng nổi gọi là làng thủy cơ. Theo bản đồ Hà Nội năm 1831 thì có 6 làng thủy cơ: Biện Dương, Đông Trạch, Lãng Hồ, Tự Nhiên, Tả Túc và Trúc Võng, huyện Thọ Xương. Tới cuối thế kỷ XIX thì cả sáu thôn này hợp lại thành thôn Cơ Xá. Thời Pháp thuộc, đường này chưa có tên. Tên hiện nay được đặt từ sau năm 1945.

Nay thuộc các phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm; phường Bạch Đằng, Thanh Lương của quận Hai Bà Trưng.

Bạch Đằng là tên một nhánh sông chảy ra cửa Nam Triệu. Trước khi tới biển, sông Bạch Đằng có phân một nhánh rẽ về hướng Bắc gọi là sông Chanh. Chính ở chỗ chia dòng này thời xưa quân dân ta đã ba lần ghi chiến công oanh liệt chống giặc ngoại xâm. Lần đầu vào năm 938, Ngô Quyền đánh thắng quân xâm lược Nam Hán do Lưu Hoằng Thao chỉ huy, chấm dứt thời kỳ thống trị hơn một nghìn năm của phong kiến phương Bắc. Lần thứ hai, Lê Hoàn đánh thắng quân xâm lược nhà Tống do Lưu Trừng chỉ huy vào năm 981. Lần thứ bam vào ngày 9/1/1288, Trần Hưng Đạo đánh thắng quân xâm lược nhà Nguyên, bắt sống tướng giặc, buộc nhà Nguyên phải từ bỏ tham vọng thôn tính nước ta. Cho nên Bạch Đằng là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp chống ngoại xâm.

Đường Bạch Đằng có hai di tích lịch sử quan trọng:

- Miếu Hai Bà Trưng hiện ở 680 đường Bạch Đằng, được xếp hạnh di tích lịch sử văn hóa năm 1994.

- Đền Cơ Xá hiện ở số 4 phố Nguyễn Huy Tự, được xếp hạng di tích lịch sử năm 1999.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tiếp tục phát triển những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam (Bài 2)
    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhấn mạnh: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền... Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”. Thấm nhuần tư tưởng của Người về xây dựng “Đảng cầm quyền”; Đảng ta đã và đang kế thừa, phát triển, nâng cao hơn nữa bản lĩnh và trí tuệ của Đảng, để Đảng thực sự “là đạo đức là văn minh”.
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh qua góc nhìn của nghệ thuật tạo hình
    Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”, khai mạc sáng 16/5 tại Hà Nội. Với 60 tác phẩm chọn lọc từ bộ sưu tập của Bảo tàng, triển lãm là dịp để công chúng trong và ngoài nước chiêm ngưỡng những hình tượng nghệ thuật đặc sắc về lãnh tụ của dân tộc Việt Nam.
  • Xuất bản sách "Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo"
    “Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo” là nhan đề cuốn sách được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ra mắt nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025).
  • Học sinh thỏa sức sáng tạo, phát huy niềm đam mê khoa học kỹ thuật
    Cuộc thi Robotics là sân chơi bổ ích giúp học sinh Tiểu học và THCS quận Ba Đình thêm cơ hội giao lưu, học hỏi, trao đổi kiến thức về lĩnh vực robot và tự động hóa.
  • Trải nghiệm triển lãm số “Rạng rỡ tên Người”
    Ngày 16/5, tại Hà Nội, Báo Nhân Dân khai mạc triển lãm ảnh “Rạng rỡ tên Người” và ra mắt số báo Nhân Dân Cuối tuần đặc biệt, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ thiên tài, người khai sáng con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam, đồng thời đặt nền móng cho nền báo chí cách mạng nước nhà.
Đừng bỏ lỡ
Đường Bạch Đằng, thuộc quận Hai Bà Trưng và quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO