Á hậu Tú Anh lần đầu tiết lộ điều sốc về chồng thiếu gia

Theo doanhnghiepvn.vn| 06/11/2019 10:14

Người đẹp có những chia sẻ thẳng thắn, thú vị về chuyện đám cưới, trải nghiệm sinh con và mối quan hệ hiện tại với nhà chồng.

Bước ra từ cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2012, Á hậu Tú Anh nhận được nhiều thiện cảm của công chúng nhờ ngoại hình xinh đẹp và đời tư "sạch", không scandal. Đang trên đà phát triển sự nghiệp, nàng Á hậu quyết định kết hôn cùng bạn trai Gia Lộc vào tháng 7/2018. Tới tháng 1/2019, Á hậu Tú Anh xác nhận đã sinh con đầu lòng được 1 tháng.
Chia sẻ về việc kết hôn ở tuổi 25 - độ tuổi khá sớm so với các nghệ sĩ hoạt động trong làng giải trí, Á hậu Tú Anh tâm sự: "Thật ra Tú Anh không có ý định lấy chồng sớm, thậm chí từng có ý định không lấy chồng. Mình nghĩ tất cả là do duyên số bởi có nhiều thứ đến với mình không hề nằm trong kế hoạch. Đôi khi tình cảm đến vào một ngày đẹp trời, mọi thứ rất là bất ngờ.
Thật ra lúc bắt đầu yêu mình không xác định gì, cũng chưa nghĩ rằng đây sẽ là người đàn ông mình sánh bước suốt đời. Khi mình nhận thấy, ở bên cạnh người đó rất thoải mái, ấm áp, không còn phải lo nghĩ gì nữa, thì hiểu rằng đó là chỗ dựa an toàn của mình. Nghĩ thế thôi nhưng thời điểm đó cũng không có ý định kết hôn, duyên số định mệnh đến thì gắn bó cuộc đời với nhau”.
Vừa làm đám cưới, không lâu sau đã sinh con đầu lòng, nhiều khán giả thắc mắc liệu Tú Anh có gặp căng thẳng, thậm chí trầm cảm trong giai đoạn đó không? Trước những tò mò của công chúng, nàng Á hậu khẳng định làm mẹ là điều không hề dễ dàng. Người đẹp từng đọc báo và biết nhiều người bị trầm cảm sau sinh, nhưng không thể tưởng tượng rằng những bà mẹ sẽ bị áp lực đến thế nào mà dẫn tới stress như thế. Bản thân cô cũng nghĩ sẽ chẳng bao giờ rơi vào tình huống đó.
Thế nhưng trong suốt 2 tháng đầu sinh con, Á hậu Tú Anh đã vô cùng nhạy cảm: “Nhìn thấy con trớ, con khóc thôi là chân tay cuống lên không biết phải làm như thế nào cả. Những lúc như thế, tự nhiên mình khóc theo. Suốt 2 tháng ngày nào mình cũng khóc vì những điều nhỏ nhặt. Đến bây giờ nghĩ lại cũng không hiểu tại sao bản thân lại như thế nữa.
Mình nghĩ, có lẽ do bản thân bước sang vai trò mới quá nhanh trong khi chưa có nhiều sự chuẩn bị khiến bản thân bị choáng ngợp. Nghĩ lại, mình cảm thấy phải cảm ơn mẹ và chồng rất nhiều. Lúc ấy mà không có mẹ và chồng bên cạnh không biết mình có thể vượt qua được không”.
Á hậu Tú Anh thừa nhận cô khá bất ngờ về chồng vì trước kia anh cực kì ham chơi, có rất nhiều lần cãi nhau với lý do chồng đi chơi. Về sau, có lẽ anh nhận ra điều đó và dành thời gian cho gia đình nhiều hơn. “Lúc đầu sinh con, chồng mình lóng ngóng lắm, bế con mồ hôi ướt đầm mà không dám lấy tay lau vì sợ rơi em bé. Nhưng bây giờ rất là chuyên nghiệp rồi”, Tú Anh nhớ lại.
Á hậu Tú Anh thừa nhận ông xã ham chơi, khi yêu hay cãi nhau nhưng sau khi có con đã thay đổi tích cực hơn.

Á hậu Tú Anh thừa nhận ông xã ham chơi, khi yêu hay cãi nhau nhưng sau khi có con đã thay đổi tích cực hơn.

Đặc biệt, nàng Á hậu có những chia sẻ thẳng thắn về bố mẹ chồng: “Lúc đầu mình sợ lắm, xem phim ‘Sống chung với mẹ chồng’ rồi cũng sợ hãi. Nhưng may mắn bố mẹ chồng rất tâm lý. Dù không sống chung nhà nhưng bố mẹ chồng mình ở ngay bên cạnh nên ông bà vẫn có thể sang chơi với cháu mà lại không bị xảy ra va chạm.
Mẹ chồng mình tính rất là ‘thanh niên’, thậm chí đôi khi còn book show cho con dâu. Thật ra thì gia đình nhà chồng mình gia thế không phải ‘khủng’ như mọi người đồn đâu. Quan trọng là bố mẹ chồng rất tâm lý, lúc nào cũng muốn con cái vui vẻ và hạnh phúc với nhau, thế nên làm gì bố mẹ cũng ủng hộ. Mình cảm thấy rất may mắn khi có bố mẹ chồng như vậy”.
A hau Tu Anh lan dau tiet lo dieu soc ve chong thieu gia-Hinh-2
Người đẹp cũng dành những lời "có cánh" cho bố mẹ chồng tâm lý, hiểu chuyện.
Với quyết định trở lại showbiz sau thời gian nghỉ sinh con, Á hậu Tú Anh được gia đình nhà chồng hỗ trợ, tạo điều kiện hết mình: “Mẹ chồng mình lúc nào cũng ủng hộ. Mẹ chồng mình là Hội trưởng hội phụ nữ nên tính cách rất trẻ trung và tâm lý. Mẹ chồng còn chủ động bảo con dâu đi chơi cho đỡ buồn, đừng ở nhà rồi suy nghĩ linh tinh.

Khi chồng mình nói với bố chồng rằng: ‘Ba ơi, chắc con cho vợ con đi làm lại, con không quan trọng về kinh tế nhưng mà vợ con nên tiếp xúc với nhiều người vì đó là phần công việc của vợ con’, thì bố chồng nói là cho đi làm để ở nhà nó đỡ khóc nhè (cười)”.
(0) Bình luận
  • Tình đất đai xứ sở ngả bóng trong văn chương
    Ngày 20/7/1954, Hiệp định Genève được ký kết, nước ta tạm thời chia cắt làm hai miền và 21 năm sau (năm 1975) mới tái thống nhất. Tình cảm ấy ngả bóng vào văn chương tạo nên một không gian cảm xúc trùng điệp nỗi nhớ thương đất đai sông núi, chưa từng có trong tiến trình văn chương nước nhà, cả văn xuôi lẫn thơ.
  • Thế hệ nhà văn 1975 trong không gian văn học đương đại
    Lớp nhà văn sinh từ 1975, chúng tôi gọi là “Thế hệ 1975”, một lực lượng đông đảo (sinh ra trong vòng 20 năm, sau giải phóng miền Nam), các tác giả là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hoặc những cây bút nhiều triển vọng.
  • Thơ ca giải phóng miền Nam: Một hình thái đặc thù trên tiến trình văn học 1954 - 1975
    Trong bức tranh toàn cảnh thơ ca giai đoạn 1954 - 1975 không thể không kể đến thơ ca giải phóng miền Nam, một bộ phận thơ ở tuyến đầu chống Mỹ ngụy, với một đội ngũ nhà thơ triệt để và đầy bản lĩnh trong quan niệm nghệ thuật: lấy thơ ca làm vũ khí chiến đấu “Thơ là súng là gươm” (Lê Anh Xuân). Có thể nói, đây là quan niệm chung chi phối cảm hứng và tư thế diễn ngôn của văn nghệ sĩ trong văn học giai đoạn chiến tranh và cách mạng.
  • Văn học thiếu nhi Việt Nam: Những bước chuyển mình sau ngày đất nước thống nhất
    Sau 21 năm bị chia cắt, hai miền Nam - Bắc Việt Nam được nối liền một dải nhờ chiến thắng lịch sử mùa xuân năm 1975. Hòa chung niềm vui lớn của đất nước là niềm vui của sách văn học thiếu nhi khi được phát hành suốt từ Bắc tới Nam.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • Cây bút nữ với đề tài chiến tranh
    Trong lịch sử văn học, khi đề cập đến đề tài chiến tranh, phần lớn những gương mặt được ghi dấu trên văn đàn thường là nam giới.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Vở kịch “Ngược chiều bình an” khắc họa chân thực hình ảnh người lính cứu hỏa
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2025) và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2025), Công an thành phố Hà Nội; Hiệp hội Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ Việt Nam; Nhà hát Kịch Việt Nam tổ chức công diễn và giới thiệu vở kịch “Ngược chiều bình an”.
  • NSND Trần Quốc Chiêm với hành trình hồi sinh vở chèo cổ “Trinh Nguyên” đã chạm đến trái tim khán giả
    Vào 20h tối ngày 24/5, tại Rạp Đại Nam, Nhà hát Chèo Hà Nội chính chức công diễn vở chèo cổ “Trinh Nguyên” do NSND Trần Quốc Chiêm phục dựng. Đây là một trong bảy vở chèo cổ kinh điển đầu tiên của nghệ thuật sân khấu chèo Việt Nam.
  • Khán giả Thủ đô hào hứng đón xem vở chèo cổ "Trinh Nguyên" do NSND Trần Quốc Chiêm phục dựng
    Tối 19/5, tại Rạp Đại Nam, đông đảo khán giả Thủ đô đã đến xem buổi tổng duyệt vở chèo cổ "Trinh Nguyên". Vở chèo được dàn dựng công phu từ sự tôn kính nghề và sự tâm huyết với chèo cổ của NSND Trần Quốc Chiêm.
  • Quận Hai Bà Trưng phát động phong trào “Bình dân học vụ số ” năm 2025
    Sáng ngày 21/5, UBND quận Hai Bà Trưng tổ chức Hội nghị phát động phong trào “Bình dân học vụ số ” năm 2025 trên địa bàn quận. Đây là một phong trào mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong công cuộc xây dựng xã hội học tập và phát triển nền tảng tri thức số của quận Hai Bà Trưng tiến tới xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, công dân số cùng Thủ đô và đất nước.
  • Lũng Chinh - Nơi yêu thương dừng lại
    Ở nơi địa đầu Tổ quốc, giữa đại ngàn đá núi và mây mù quanh năm phủ lối, có những đứa trẻ vẫn ngày ngày băng rừng đến lớp, có những cô giáo lặng lẽ “cắm bản” để giữ ánh sáng con chữ giữa núi rừng. Và cũng chính nơi ấy – xã Lũng Chinh, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang – đã trở thành điểm dừng chân đầy cảm xúc trong hành trình thiện nguyện của Câu lạc bộ Thiện Tâm trong những ngày tháng 5 này...
Đừng bỏ lỡ
  • Huyện Chương Mỹ dự kiến trong tháng 5 hoàn thiện đề án cán bộ, nhân sự cấp xã mới
    Thực hiện Hướng dẫn số 09-HD/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã, Ban Thường vụ Huyện ủy Chương Mỹ dự kiến hoàn thiện hồ sơ (tờ trình, đề án, phương án cán bộ kèm hồ sơ nhân sự) trình Thành ủy Hà Nội xong trước ngày 30/5/2025.
  • Hà Nội tăng cường quản lý, bảo tồn và phát huy di tích lịch sử - văn hóa
    UBND thành phố Hà Nội có Công văn số 2065/UBND-KGVX ngày 20/5 về việc tăng cường quản lý di tích và bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố.
  • Hội sách Tuệ Đăng lần thứ nhất – Giao hòa giữa văn hóa đọc và tinh thần Phật giáo
    Từ ngày 17 đến 21/5/2025, Hội sách Tuệ Đăng lần thứ nhất chính thức diễn ra tại Khu du lịch Quốc gia Tam Chúc, tỉnh Hà Nam trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng Đại lễ Phật đản PL.2569 và hành trình cung nghinh, tôn trí xá lợi Đức Phật – bảo vật quốc gia của Ấn Độ. Sự kiện do Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Chân Tâm và Công ty Sách và Truyền thông Việt Nam phối hợp tổ chức nhằm tôn vinh giá trị của sách và khẳng định vai trò quan trọng của văn hóa đọc trong đời sống hiện đại.
  • Ra mắt vở nhạc kịch "Không gia đình" nhân dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6
    Nhân dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6, Nhà hát Tuổi trẻ giới thiệu đến khán giả yêu nghệ thuật vở nhạc kịch "Không gia đình", chuyển thể từ kiệt tác văn học cùng tên của nhà văn Pháp Hector Malot.
  • Khởi động cuộc thi vẽ minh họa "Chất địa phương"
    Từ ngày 17/5-16/6/2025, cuộc thi vẽ minh họa "Chất địa phương" chính thức nhận bài dự thi từ các nghệ sĩ trẻ trên toàn quốc, hướng tới tôn vinh và lan tỏa những giá trị văn hóa đặc sắc tại các vùng miền Việt Nam thông qua các tác phẩm hội họa sáng tạo.
  • Trao tặng 2 chiếc áo dài của Hoàng thái hậu Từ Cung cho Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế
    Hai chiếc áo dài của Hoàng thái hậu Từ Cung được trao tặng cho cho Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế để lưu giữ, bảo tồn và trưng bày giới thiệu đến công chúng.
  • Triển lãm “Không gian di sản văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế”
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thành ủy – HĐND – UBND - UBMTTQ Việt Nam Thành phố Huế tổ chức dâng hoa lên Người và khai mạc triển lãm “Không gian di sản văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế”.
  • Trưng bày tem, bưu ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Những hình ảnh, tem và bưu ảnh này nằm trong Trưng bày chuyên đề “Hành trình theo chân Bác qua sưu tập tem và bưu ảnh” của Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh, diễn ra nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025) và Ngày Quốc tế Bảo tàng (18/5).
  • Hà Nội tuyên dương 80 gia đình văn hóa tiêu biểu
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 15/5/2025 về việc tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2025).
  • Tháng Năm về quê Bác
    Trong những ngày tháng Năm lịch sử, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều nhớ đến ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu, trong tim luôn trào dâng một cảm xúc bồi hồi khó tả... Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu bài thơ "Tháng Năm về quê Bác" của tác giả Nguyễn Xuân Việt.
Á hậu Tú Anh lần đầu tiết lộ điều sốc về chồng thiếu gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO