Chính sách & Quản lý

600 đại biểu đóng góp ý kiến cho hồ sơ dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Việt Thương 15:11 14/11/2023

Các ý kiến đóng góp sẽ được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu, tiếp thu, từng bước hoàn thiện quy định trong từng điều, khoản của dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) trình Quốc hội trong thời gian tới.

pht_3266.jpg
600 đại biểu đóng góp ý kiến cho hồ sơ dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) (ảnh minh họa)

Ngày 13/11, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tổ chức Hội nghị - Hội thảo trực tuyến xin ý kiến góp ý Hồ sơ Dự án Luật Di sản văn hoá (sửa đổi).

Hội nghị được thực hiện dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến đến 63 điểm cầu trên cả nước với sự tham gia của 600 đại biểu. Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương chủ trì Hội nghị - Hội thảo tại điểm cầu Hà Nội.

Tại sự kiện, Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương cho biết, Luật Di sản văn hoá ban hành năm 2001, được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2009, là bước cụ thể hóa chính sách về bảo tồn DSVH theo Hiến pháp năm 1992 và tinh thần của Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII), cùng các điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên.

Dự án Luật Di sản văn hoá (sửa đổi) gồm có 10 Chương, 154 Điều; tăng 2 Chương, 62 Điều so với Luật Di sản văn hóa hiện hành.

Với nỗ lực và sức đóng góp của toàn xã hội, qua hơn 20 năm thực thi, sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị Di sản văn hoá dân tộc đã đạt được một số thành tựu quan trọng. Do đó, thực hiện nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao, từ năm 2023, Bộ VH-TT&DL đã tích cực chủ động phối hợp với các bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội và các địa phương xây dựng dự án Luật Di sản văn hoá (sửa đổi).

Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hoàng Đạo Cương cho rằng, việc bảo vệ và phát huy giá trị Di sản văn hóa là vì lợi ích của toàn xã hội, phát huy truyền thống của cộng đồng các dân tộc, góp phần đoàn kết các dân tộc, sáng tạo những giá trị văn hóa mới. Thứ trưởng nhấn mạnh: việc tiếp tục sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa cùng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành là hết sức cần thiết để bắt kịp sự vận động và biến chuyển của xã hội, điều chỉnh, cụ thể hóa được những vấn đề còn vướng mắc. Qua đó, Thứ trưởng đề nghị Bộ VH,TT&DL tiếp thu, tổng hợp đẩy đủ các ý kiến, đề xuất tại Hội nghị, tiếp tục nghiên cứu để sớm hoàn thiện Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) theo thời gian quy định.

Bên lề hội nghị - hội thảo, Cục trưởng Cục Di sản văn hoá Lê Thị Thu Hiền cho biết, thời gian qua, di sản văn hóa đã khẳng định được vai trò là tài sản, đóng góp tích cực để trở thành tài nguyên vô tận trong phát triển kinh tế - xã hội, du lịch theo hướng bền vững. Theo quan điểm phát triển của UNESCO năm 2015, di sản văn hóa của Việt Nam đã phát triển đúng hướng, vừa bảo tồn được các giá trị cha ông để lại, vừa góp phần phát triển kinh tế - xã hội, du lịch, nâng cao vị thế, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế. “Tổng Giám đốc UNESCO, Giám đốc Trung tâm Di sản thế giới kỳ vọng, Việt Nam sẽ tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm với các mô hình điển hình trong quản lý bảo tồn di sản và phát triển kinh tế mà vẫn bảo vệ được môi trường...”, lãnh đạo Cục Di sản văn hóa chia sẻ.

Liên quan đến dự án lấp vùng đệm vịnh Hạ Long làm biệt thự, nhà liền kề gây xôn xao dư luận gần đây, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa khẳng định, cần bảo tồn các yếu tố gốc của di sản cũng như những giá trị tạo nên vẻ đẹp của di sản. “Dù phát triển thế nào cũng cần đảm bảo nguyên tắc đó, nhất là với di sản được UNESCO ghi danh. Bộ VHTTDL luôn ủng hộ sự phát triển nhưng phải trên cơ sở bảo vệ theo nguyên tắc bảo tồn di sản và đảm bảo yếu tố gốc, cảnh quan môi trường sinh thái của di sản”, bà Hiền nhấn mạnh.

Lãnh đạo Cục Di sản văn hóa khẳng định, ngay sau khi có ý kiến của Bộ VHTTDL, tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn có biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời, dừng việc thực hiện dự án. “Chúng tôi nhận thấy biện pháp kịp thời, đúng đắn, phù hợp với quy định của pháp luật cũng như văn bản của Bộ VHTTDL, Cục Di sản văn hoá ban hành”, bà nói.

Tại Hội nghị, một số cơ quan, đơn vị đến từ nhiều tỉnh, thành phố đã trình bày các tham luận nhằm đóng góp, đề xuất vào các điều khoản quy định về bảo tồn Di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một, thất truyền; vai trò của Bảo tàng, bảo quản các di tích; phân cấp phân quyền trong sửa chữa, nâng cấp các di tích; quy định quyền lợi các chủ sự chịu trách nhiệm quản lý di tích; các hoạt động dịch vụ phục vụ khách tham quan của Bảo tàng; công tác quản lý, sưu tầm đồ cổ,…

Nhiều vấn đề nóng và còn gặp nhiều vướng mắc trong lĩnh vực di sản văn hóa cũng được các đại biểu nêu ra, như vấn đề đất đai đối với di sản, di tích, di vật, bảo vật quốc gia…, chủ sở hữu di sản, thuế, hợp tác công tư trong bảo tồn di sản, đưa di sản, di vật, bảo vật quốc gia từ nước ngoài về Việt Nam…

Các ý kiến đóng góp trong Hội nghị sẽ được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu, tiếp thu, từng bước hoàn thiện quy định trong từng điều, khoản của dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) trình Quốc hội trong thời gian tới./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Truyện ngắn: Xa - gần & tình yêu
    Reng. Reng. Reng. Là tiếng chuông điện thoại chứ không phải báo thức. Thơ giật mình, một lo lắng vơ vẩn cồn lên. Từ ngày ba mất, cô vốn sợ những tiếng chuông điện thoại vào những giờ bất thường, sáng sớm hoặc là tối khuya. Nhìn thấy số của Yên, Thơ hơi bất ngờ. Chưa bao giờ cô ấy gọi cho cô vào giờ này...
  • "Đám cưới chuột" lên sân khấu xiếc
    Chiều 13/12, Nhà hát Nghệ thuật xiếc và tạp kỹ Hà Nội đã tổ chức họp báo, giới thiệu vở diễn "Đám cưới chuột", vở diễn lấy cảm hứng từ bức tranh dân gian Đông Hồ chuẩn bị ra mắt khán giả...
  • Phi công Nguyễn Đức Soát ra mắt sách kể chuyện hồi ức “đời bay”
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), Nhà xuất bản Trẻ ra mắt bạn đọc cuốn sách “Bầu trời - Trường đại học của tôi” của Trung tướng Nguyễn Đức Soát.
  • Lịch nghỉ học kỳ I và nghỉ Tết Dương lịch 2025 của học sinh
    Bộ GD&ĐT đã công bố lịch nghỉ Tết dương lịch năm 2025 và lịch nghỉ học kỳ một của học sinh cả nước.
  • Cơ sở định vị mục tiêu, vận hội lịch sử đưa đất nước bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
    Tổng Bí thư Tô Lâm trong các bài viết, bài nói gần đây đã nhấn mạnh đây là thời điểm Việt Nam “hội tụ” tổng hòa các lợi thế, sức mạnh để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc tiếp sau kỷ nguyên độc lập, tự do, xây dựng chủ nghĩa xã hội và kỷ nguyên đổi mới. Đồng chí Tổng Bí thư đã chỉ rõ cơ sở định vị mục tiêu, vận hội lịch sử đưa đất nước bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Đừng bỏ lỡ
600 đại biểu đóng góp ý kiến cho hồ sơ dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO