Chính sách & Quản lý

Quy định tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công và lễ khánh thành công trình

Kim Thoa 09/11/2023 20:34

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký ban hành Quyết định số 27/2023/QĐ-TTg ngày 8.11.2023 quy định tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công và lễ khánh thành công trình.

cung-tn1.jpg
Ảnh minh họa

Quyết định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc sử dụng ngân sách nhà nước, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, để tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công và lễ khánh thành công trình.

Lễ động thổ công trình được thực hiện khi chủ đầu tư hoặc cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án (sau đây gọi tắt là chủ đầu tư) được cơ quan có thẩm quyền bàn giao mặt bằng hoặc bàn giao mặt bằng theo từng giai đoạn và dự án đã được phê duyệt theo đúng thẩm quyền và quy định.

Lễ khởi công công trình được tiến hành khi đáp ứng yêu cầu về điều kiện khởi công theo quy định tại khoản 1 Điều 107 Luật Xây dựng được sửa đổi, bổ sung tại khoản 39 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14.

Lễ khánh thành được thực hiện sau khi công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu, đáp ứng yêu cầu theo quy định; Dự án được tổ chức một lần lễ động thổ hoặc lễ khởi công và một lần lễ khánh thành công trình.

Thủ tướng Chính phủ quyết định tổ chức các buổi lễ đối với Công trình quan trọng quốc gia là công trình chính thuộc dự án quan trọng quốc gia theo quy định của Luật Đầu tư công trên cơ sở đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chủ đầu tư.

Người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương chủ trì, phối hợp với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tổ chức các buổi lễ đối với công trình do mình quyết định đầu tư quy; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tổ chức các buổi lễ đối với công trình do mình quyết định đầu tư;

Chủ đầu tư lập kế hoạch tổ chức buổi lễ, trong đó nêu rõ: Nội dung, thời gian, địa điểm, thành phần, chi phí, phương án tiến hành; trình cấp có thẩm quyền quyết định.

Chi phí tổ chức buổi lễ được tính vào tổng mức đầu tư của dự án. Trên cơ sở cho phép tổ chức buổi lễ của người có thẩm quyền, chủ đầu tư lập, phê duyệt dự toán chi phí cho từng buổi lễ. Dự toán chi phí cho tổ chức buổi lễ được lập phù hợp với nội dung và quy mô của công trình, theo định mức, tiêu chuẩn, chế độ hiện hành của Nhà nước. Chủ đầu tư không được yêu cầu nhà thầu thanh toán chi phí cho tổ chức các buổi lễ.

Người đứng đầu cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư thực hiện các buổi lễ theo quy định tại Quyết định này. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tổ chức buổi lễ theo quy định tại Quyết định này, khi có vi phạm thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ phải bồi thường vật chất, xử lý kỷ luật hành chính hoặc xử lý khác theo quy định của pháp luật;

Chủ đầu tư phối hợp với chính quyền địa phương nơi xây dựng công trình đảm bảo công tác an ninh, an toàn cho buổi lễ; Chủ đầu tư tổ chức buổi lễ phù hợp với phong tục tập quán và điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương, bảo đảm thực hành tiết kiệm, không phô trương hình thức chống lãng phí; Bộ Xây dựng có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện các quy định của Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 12 năm 2023. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tuần lễ chiếu phim đặc sắc về Quân đội nhân dân Việt Nam
    Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) sẽ diễn ra tại thành phố Cao Bằng (từ ngày 9/12 đến ngày 13/12) và trên phạm vi cả nước (từ 19/12 đến ngày 25/12).
  • Thêm một cuốn sách về tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam
    Để giúp bạn đọc hiểu rõ và đầy đủ hơn về các tôn giáo, đời sống tôn giáo ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách “Tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam - Hỏi và đáp” của tác giả Nguyễn Thái Bình và Đỗ Thị Thanh Hương.
  • Họa mi vương vấn
    Chọn cho mình một góc quán cà phê ngoài trời, tôi nhìn dọc theo Phố sách Hà Nội. Vài ba người có lẽ là khách du lịch đang thích thú chụp ảnh và lựa sách, thi thoảng so vai, sửa lại khăn choàng khi có cơn gió ngang qua.
  • [Podcast] Dẻo thơm hương vị bánh gai làng Giá
    Nhắc tới bánh gai có lẽ nhiều người sẽ nghĩ tới bánh gai Ninh Giang (Hải Dương), bánh gai bà Thi (Nam Định) hay bánh gai tứ Trụ (Thanh Hóa), nhưng nếu một lần được thưởng thức bánh gai làng Giá - Xứ Đoài của Thủ đô Hà Nội tại huyện Hoài Đức bạn sẽ nhớ mãi. Theo quan niệm của người dân làng Giá (xã Yên Sở, H. Hoài Đức), bánh gai là thể hiện cho con người giao hòa với trời đất, âm dương, vì thế, công đoạn làm bánh phải thật công phu.
  • Hà Nội đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp
    Nhằm phát huy các tiềm năng, lợi thế sẵn có của Hà Nội để phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp (nông nghiệp tuần hoàn); Thành phố sẽ triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh phát triển khoa học và ứng dụng, chuyển giao công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội hướng tới phát triển nông nghiệp xanh và bền vững.
Đừng bỏ lỡ
Quy định tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công và lễ khánh thành công trình
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO