Xu hướng độc, lạ trong nguyên liệu bánh Trung Thu handmade

Thoibaonganhang| 26/08/2019 07:43

Tết Trung Thu đang đến rất gần. Trước nỗi lo về an toàn thực phẩm, những chiếc bánh Trung Thu handmade đã trở thành sự lựa chọn đáng tin cậy của nhiều người, và thị trường nguyên liệu làm bánh Trung Thu handmade càng thêm phần sôi động với nhiều xu hướng độc, lạ.

Anh Đỗ Kim Long - chủ cửa hàng nguyên liệu bánh tại ngõ Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội - cho biết: Xu hướng trang trí bánh nghệ thuật đương đại 3D với vỏ dinh dưỡng được nhiều người ưa thích.

Thay vì bột mì thông thường, khách hàng sẽ chuyển sang chọn bột mì nguyên cám, bột yến mạch và bột hạnh nhân, màu sắc trang trí bánh chủ yếu lấy từ thiên nhiên. Nguyên liệu để làm bánh Trung Thu thực dưỡng hay bánh Trung Thu chay cũng rất đắt khách, có khi không kịp cung ứng đủ nhu cầu của thị trường.

Xu hướng độc, lạ trong nguyên liệu bánh Trung Thu handmade
Bánh Trung Thu thực dưỡng đang được nhiều người ưa chuộng.

Đặc biệt, những nguyên liệu “khó nhằn” như chân trâu, thuốc bắc cũng được nhiều người làm bánh chọn lựa trong những mẫu bánh đương đại năm nay. Đây là sự phá cách đặc biệt trong những mẫu bánh handmade 2019, nó đã xóa tan những định kiến về bánh Trung Thu cổ điển từ trước đến nay.

Thậm chí, những nguyên dược liệu quý hiếm khác như vi cá, yến xào, đông trùng hạ thảo… cũng được biến tấu trở thành nguyên liệu chế biến bánh Trung Thu.

Xu hướng độc, lạ trong nguyên liệu bánh Trung Thu handmade
Bánh Trung Thu nhân trà sữa trân châu “hot” trong giới trẻ

Ngoài ra, để hoàn thành một chiếc bánh hấp dẫn, lạ mắt thì phải kể đến những khuôn bánh cầu kỳ, được đầu tư kỹ lưỡng.

Không giống những năm trước, thay vì dùng khuôn lò xo được làm từ nhựa, giá rẻ thì đến năm nay khách hàng có xu hướng lựa chọn khuôn bánh bằng gỗ hoặc tre, trúc thân thiện với môi trường, vì độ bền và hoa văn được khắc tỉ mỉ, rõ nét, dù giá thành cao hơn gấp 10 lần.

Xu hướng độc, lạ trong nguyên liệu bánh Trung Thu handmade
Những chiếc bánh từ khuôn gỗ với hoa văn tinh xảo, nổi bật.

Theo ghi nhận của phóng viên, khuôn bánh truyền thống bằng gỗ trên thị trường có giá dao động từ 200-350 nghìn đồng/chiếc tùy theo kích thước. Với những khuôn bánh bằng tre hoặc trúc khá hiếm, nhiều người phải đặt riêng các nghệ nhân làm khuôn bánh tại Thường Tín (Hà Nội), Vĩnh Phúc… nên giá thành cũng nhiều biến động, có thể lên đến tiền triệu cho một khuôn.

Xu hướng độc, lạ trong nguyên liệu bánh Trung Thu handmade
Khuôn bánh gỗ đang dần thay thế cho khuôn nhựa.

Không chỉ trong nguyên liệu làm bánh, các dịch vụ cung cấp nguyên liệu của nhiều cửa hàng cũng đang dần thay đổi theo nhu cầu của khách hàng. Để làm nên một chiếc bánh Trung Thu cần rất nhiều thời gian để chọn thành phần, nguyên liệu từ vỏ bánh tới nhân bánh.

Nhưng giờ đây, khách hàng không phải mua riêng lẻ, những gói nguyên liệu theo hình thức combo có đầy đủ các nguyên liệu, cân chia trọng lượng phù hợp với từng kích thước bánh, cửa hàng chuyển nguyên liệu đến tận nhà, đang được rất nhiều người lựa chọn.

Với nhiều loại nhân bánh Trung Thu bán sẵn với mùi vị đa dạng được chế biến và đóng túi sẵn từ 0,5-5kg cho người làm bánh lựa chọn. Trung bình giá của những loại nhân bánh đậu xanh, khoai môn, hạt sen … có giá từ 90-180 nghìn đồng/kg. Những loại nhân bánh có trộn thêm hạt dưa hay có vị đặc biệt như socola, các vị mứt có giá nhỉnh hơn từ 120-230 nghìn đồng/kg.

Xu hướng độc, lạ trong nguyên liệu bánh Trung Thu handmade
Những gói nguyên liệu đóng sẵn luôn hút khách.

Tất nhiên, tiện lợi hơn, dịch vụ tốt cũng sẽ đi kèm với chi phí cao nhưng nhiều khách hàng cũng không ngần ngại chi trả cho những sản phẩm xứng đáng. Theo chị Nguyễn Ngọc Anh (quận Đống Đa, Hà Nội): Năm nay, tôi không mất quá nhiều thời gian cho việc chọn nguyên liệu vì cửa hàng quen đã chuẩn bị sẵn theo đơn đặt hàng cho tôi từ những ngày đầu tháng 7 âm lịch. Dịch vụ tốt nên chi phí nguyên liệu cũng cao hơn so với mọi năm từ 200-300 nghìn đồng.

Tại các chợ đầu mối nguyên liệu như chợ Đồng Xuân, Hàng Buồm... nắm bắt nhu cầu và tâm lý của người tiêu dùng, nhiều cửa hàng bán các sản phẩm nguyên liệu để làm bánh Trung Thu đã chủ động nhập các sản phẩm có nhãn mác, xuất xứ và hạn sử dụng rõ ràng. Cộng với đó là sự đa dạng về chủng loại, mẫu mã, có nhiều sản phẩm để người tiêu dùng lựa chọn, giá cả lại phải chăng.

Nếu như là người không thời gian để làm bánh mà vẫn muốn được sở hữu những chiếc bánh handmade chất lượng, nhiều khách hàng lựa chọn tìm đến các khách sạn lớn. Bên cạnh các dòng sản phẩm bánh đặc trưng đã có thương hiệu của mình, nhiều khách sạn, nhà hàng cũng nhận làm bánh theo đơn đặt hàng riêng như Hilton Hanoi Opera, Mövenpick Hà Nội…

Từ những thay đổi trong cách làm, lựa chọn nguyên, vật liệu làm bánh handmade thì mùa Trung Thu năm nay, hứa hẹn sẽ là một thị trường đầy sôi động, đa dạng, phong phú cả về kiểu dáng, màu sắc lẫn hương vị. 

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khán giả Thủ đô hào hứng đón xem vở chèo cổ "Trinh Nguyên" do NSND Trần Quốc Chiêm phục dựng
    Tối 19/5, tại Rạp Đại Nam, đông đảo khán giả Thủ đô đã đến xem buổi tổng duyệt vở chèo cổ "Trinh Nguyên". Vở chèo được dàn dựng công phu từ sự tôn kính nghề và sự tâm huyết với chèo cổ của NSND Trần Quốc Chiêm.
  • Đẩy mạnh phân cấp trong lĩnh vực văn hóa, du lịch khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
    Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân về “Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của một số Nghị định quy định về phân cấp, phân định thẩm quyền trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch; báo chí, phát thanh và truyền hình; thông tấn; xuất bản, in, phát hành, thông tin điện tử, thông tin cơ sở và thông tin đối ngoại khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp”.
  • Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), NXB Chính trị quốc gia Sự thật đã ra mắt Tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó đáng chú ý có cuốn sách “Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh” của tác giả - nhà văn Lê Xuân Đức (1939 – 2022) giúp người yêu thơ ca của Bác thêm thấu hiểu và cảm nhận rõ nét hơn tinh hoa trong từng câu chữ mà Người để lại, rút ra những chiêm nghiệm cho riêng mình và trên hết là những bài học lớn, sâu sắc về tư tưởng, về đầu tranh chính trị, về đạo lý làm người cho hôm nay và mai sau.
  • SHB chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức bằng tiền năm 2024
    Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa thông báo về ngày chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%. Theo Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, SHB chi trả cổ tức năm 2024 với tổng tỷ lệ 18%, gồm 5% bằng tiền và 13% bằng cổ phiếu.
  • VinFast EC Van sẽ là “dấu chấm hết” cho các dòng xe chở hàng chạy xăng?
    Vừa tiện lợi, vừa chở khỏe lại siêu tiết kiệm chi phí, VinFast EC Van hứa hẹn sẽ là lựa chọn chở hàng tối ưu nhất cho các hộ kinh doanh và đơn vị giao hàng.
Đừng bỏ lỡ
  • Triển lãm “Không gian di sản văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế”
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thành ủy – HĐND – UBND - UBMTTQ Việt Nam Thành phố Huế tổ chức dâng hoa lên Người và khai mạc triển lãm “Không gian di sản văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế”.
  • Trưng bày tem, bưu ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Những hình ảnh, tem và bưu ảnh này nằm trong Trưng bày chuyên đề “Hành trình theo chân Bác qua sưu tập tem và bưu ảnh” của Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh, diễn ra nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025) và Ngày Quốc tế Bảo tàng (18/5).
  • Hà Nội tuyên dương 80 gia đình văn hóa tiêu biểu
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 15/5/2025 về việc tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2025).
  • Tháng Năm về quê Bác
    Trong những ngày tháng Năm lịch sử, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều nhớ đến ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu, trong tim luôn trào dâng một cảm xúc bồi hồi khó tả... Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu bài thơ "Tháng Năm về quê Bác" của tác giả Nguyễn Xuân Việt.
  • Công diễn vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm
    Tối 17/5, tại Rạp Đại Nam, diễn ra buổi sơ duyệt vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, đầy tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm. Vở chèo đề cao tình mẫu tử, lòng hiếu thảo và sự thuận hòa giữa anh em cùng cha khác mẹ. Buổi công diễn chính thức sẽ diễn ra vào ngày 24/5 tới đây.
  • “Hãy nói rằng con cần mẹ”: Cẩm nang đồng hành cùng người thân bị trầm cảm
    Anbooks phối hợp cùng Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam chính thức ra mắt cuốn sách "Hãy nói rằng con cần mẹ" – cẩm nang đồng hành với người thân bị trầm cảm của tác giả PGS.TS Nguyễn Phương Hoa. Đây là tác phẩm tiếp nối hành trình nghiên cứu và chia sẻ đầy tâm huyết của tác giả trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, đặc biệt là đối với trầm cảm ở trẻ vị thành niên và thanh niên – một vấn đề đang ngày càng trở nên đáng lo ngại trong xã hội hiện đại.
  • Chuỗi sự kiện đặc sắc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Bác trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 16/5, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức khai mạc triển lãm với chủ đề "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại" với chuỗi hoạt động đầy ý nghĩa.
  • Sư đoàn Phòng không 361 – 60 năm xứng đáng danh hiệu "cận vệ đỏ" canh giữ bầu trời Thủ đô
    Sáng 17/5, tại Hà Nội, Sư đoàn Phòng không 361 (Quân chủng Phòng không – Không quân) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống (19/5/1965 – 19/5/2025) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất.
  • Ra mắt bộ tiểu thuyết đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ: “Nước non vạn dặm”
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17-5, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà Xuất bản Văn học, Công ty cổ phần Truyền thông và Văn hóa Liên Việt ra mắt bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
  • Tôn vinh thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật thư họa
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã tổ chức khai mạc triển lãm “Thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét chữ sắc màu”. Thông qua hình thức nghệ thuật thư họa – sự kết hợp tinh tế giữa thư pháp truyền thống và hội họa hiện đại, triển lãm đã góp phần tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại và tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Xu hướng độc, lạ trong nguyên liệu bánh Trung Thu handmade
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO