Xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa trong thời kỳ mới

PV| 30/11/2022 09:26

Tại phiên thảo luận thứ hai có chủ đề “Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới”, Hội thảo quốc gia về xây dựng các hệ giá trị đã kiến giải và thống nhất nội hàm, phân tích các thành tố cấu thành hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa. Đồng thời hội thảo khẳng định tính cấp thiết cũng như ý nghĩa to lớn của việc xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và triển khai, đưa các hệ giá trị vào cuộc sống.

img-7356.jpg
Các đại biểu thảo luận trong phiên thảo luận thứ hai "Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa trong thời kỳ mới".

Chiều 29/11/2022, trong khuôn khổ Hội thảo quốc gia “Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới” tiếp tục diễn ra phiên thảo luận thứ hai với chủ đề "Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa trong thời kỳ mới”.

Tại phiên thảo luận thứ 2, các đại biểu đều tập trung phân tích, khẳng định tính cấp thiết và ý nghĩa vô cùng quan trọng của việc xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Khẳng định việc xây dựng những hệ giá trị này là sự nghiệp lớn, quan trọng và không đơn giản của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. GS.TS Trần Quốc Toản, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương cho rằng: “Đối với một quốc gia, để phát triển bền vững thì cần phải có những giá trị làm cơ sở kinh tế - chính trị - xã hội cho sự phát triển và điều tiết sự phát triển của đất nước; đồng thời, để hướng tới các mục tiêu phát triển mới, cao hơn, cần phải có các giá trị mang tính mục tiêu, khát vọng hướng tới trong quá trình phát triển, để góp phần định hướng sự phát triển của đất nước, nhất là trong những bước phát triển có tính bước ngoặt, bứt phá của đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế”.

Nhìn từ góc độ vĩ mô, GS.TSKH Trần Ngọc Thêm cho rằng việc xây dựng những hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa góp phần soi chiếu và định ra những chiến lược phát triển của đất nước trong hiện tại và tương lai. Hệ giá trị quốc gia là nền tảng để phát triển xã hội, hệ giá trị này để soi chiếu lại các hành vi về đạo đức, văn hóa ứng xử. Qua đó để khắc phục những điểm hạn chế và tăng cường điểm mạnh để xã hội phát triển bền vững.

img-7297-2.jpg
GS.TS Từ Thị Loan, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam phát biểu tại Hội thảo.

Còn theo nhận định của GS.TS Từ Thị Loan, trong bối cảnh hiện nay, việc xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam là cần thiết và cấp bách hơn bao giờ hết. Bởi vì, nước ta vốn là một nước nông nghiệp có xuất phát điểm thấp, hiện đang ở nhóm các quốc gia đang phát triển, mức thu nhập trung bình thấp, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Trong khi đó Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đặt ra mục tiêu: “Đến năm 2030, nước ta trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao”. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu này, ngay từ bây giờ chúng ta rất cần xác định hệ giá trị quốc gia chuẩn xác, phù hợp, có sức thuyết phục để cổ vũ, dẫn dắt, khơi dậy khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong các tầng lớp nhân dân. Việc củng cố, xây dựng hệ giá trị quốc gia cũng rất phù hợp, giúp bồi đắp lòng yêu nước, nâng cao ý chí độc lập, tự cường, giữ vững biên cương, lãnh thổ, bảo vệ an ninh, quốc phòng….

“Hệ giá trị quốc gia đóng vai trò quan trọng trong việc đoàn kết, quy tụ các cộng đồng dân tộc, vùng miền, củng cố sức mạnh tổng hợp của quốc gia, dân tộc” - PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội chia sẻ tại Hội thảo.

Nhìn văn hóa từ góc độ thực hành, PGS.TS Nguyễn Thị Phương Châm - Viện Nghiên cứu Văn hóa lại cho rằng: Hệ giá trị văn hóa là một phương diện quan trọng của một nền văn hóa và thể hiện rõ nhất bản sắc văn hóa. Hệ giá trị văn hóa đã và đang được thực hành đa dạng sống động trong đời sống xã hội, việc gọi tên, đúc kết và xây dựng hệ giá trị văn hóa là vô cùng quan trọng, giúp cho chúng ta có những nhìn nhận bao quát hơn, đầy đủ hơn và phát huy được hiệu quả hơn chức năng định hướng, đánh giá, điều chỉnh của hệ giá trị văn hóa. Hơn nữa, việc xây dựng hệ giá trị văn hóa còn thể hiện mong muốn, khát vọng của chúng ta về những hệ giá trị tốt đẹp sẽ được thực hành phổ biến tạo nên sự phát triển phồn vinh và bền vững cho xã hội.

Chia sẻ những giải pháp trọng tâm góp phần xây dựng và triển khai hệ giá trị văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới, Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL, PGS.TS Tạ Quang Đông cho biết: Việc xây dựng các hệ giá trị này là sự nghiệp rất lớn, rất quan trọng và không đơn giản của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa là nền tảng để phát triển xã hội, phát huy sức mạnh của văn hóa, con người Việt Nam; vì vậy, đầu tiên rất cần có vai trò điều tiết của các cơ quan quản lý văn hóa. Trong thời gian qua Bộ VH-TT&DL đã triển khai nhiều hoạt động nhằm tuyên truyền, đẩy mạnh việc xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, như tuyên truyền cổ động trực quan... tạo được sự hưởng ứng của đông đảo các cơ quan, đơn vị và toàn thể nhân dân.

Đồng quan điểm với PGS.TS Tạ Quang Đông, GS.TS Từ Thị Loan, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam cho rằng: Xây dựng và củng cố hệ giá trị quốc gia là một cuộc chiến lâu dài, khó khăn, phức tạp, rất cần sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự triển khai một cách đồng bộ, căn cơ các giải pháp, sự đồng tình ủng hộ của các tầng lớp nhân dân. Công việc này phải được tiến hành bền bỉ, kiên trì, thường xuyên, không chạy theo hình thức, phong trào.

Trong phát biểu tham luận cũng như tọa đàm bàn tròn, GS.TS Từ Thị Loan và PGS.TS Bùi Hoài Sơn cũng đều cho rằng, một trong những giải pháp quan trọng nhất để xây dựng và triển khai hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị quốc gia trong cuộc sống là phải đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức một cách thực chất, bài bản về hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa. Nếu có thể thì nên biến thành một cuộc vận động sâu rộng, quy mô, mang tầm chiến lược, dài hơi như các cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” hay phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Bên cạnh đó cần phát huy vai trò của các thiết chế xã hội quan trọng như: gia đình, nhà trường, cộng đồng trong việc giáo dục, trau dồi các giá trị. Bên cạnh đó, cần phát huy vai trò của gia đình - chiếc nôi đầu tiên hình thành, nuôi dưỡng các giá trị. Phải kết hợp giữa “xây” và “chống”. Xây dựng, bồi đắp và củng cố những giá trị tốt đẹp, chống lại những thói hư, tập xấu trong xã hội… Cuối cùng, nền tảng chung và điều kiện cơ bản nhất để hiện thực hóa hệ giá trị quốc gia cũng như văn hóa chính là phải đổi mới, hoàn thiện thể chế quản lý và điều hành đất nước trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, vì tất cả những điều đó đều có ảnh hưởng trực tiếp tới hệ giá trị. Thể chế nào sẽ sinh ra những mẫu người và văn hóa đó.

Ngoài ra các chuyên gia còn kiến giải nhiều giải pháp như: Cần phải xác định được nội hàm cụ thể của các hệ giá trị bên cạnh đó cần hoàn thiện thể chế chính sách. Đẩy mạnh dân chủ hóa xã hội đồng thời giữ nghiêm kỷ cương, phép nước. Nêu cao vai trò đầu tàu gương mẫu của các tầng lớp lãnh đạo, quản lý xã hội, đội ngũ văn nghệ sỹ. Phát huy vai trò, sứ mệnh của văn học, nghệ thuật… GS.TS Trần Văn Phòng, nguyên Viện trưởng Viện Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng, cần phải có lộ trình từng bước phù hợp thực tiễn trong xây dựng các hệ giá trị; chủ động tích cực hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại...

Dù có nhiều kiến giải khác nhau nhưng các nhà khoa học, các chuyên gia, nhà quản lý đều khẳng định rằng việc xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa là mong muốn, là khát vọng của toàn thể nhân dân. Sau Hội thảo sẽ còn rất nhiều việc cần phải làm để tiếp tục củng cố và hoàn thiện hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa. Việc nghiên cứu, xây dựng và triển khai các hệ giá trị đã trải qua một chặng đường dài trong thời kỳ đổi mới vừa qua. Đây là kết quả của công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn của Đảng, của Nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội, cũng như sự trăn trở, suy nghĩ của đông đảo đội ngũ các nhà hoa học, đội ngũ văn nghệ sĩ, của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Trong thời gian tới chúng ta cần phải tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và triển khai thực hiện các hệ giá trị nhằm phát huy sức mạnh toàn dân tộc để phát triển đất nước nhanh và bền vững.

4-1-.jpg
Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa kết luận tại hội thảo.

Từ những phân tích trên, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa kiến nghị một số giải pháp trong việc xây dựng “Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới”. Đó là, các cấp ủy Đảng, cơ quan Nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội, các cơ quan nghiên cứu lý luận, các phương tiện truyền thông đại chúng… cần quán triệt sâu sắc và toàn diện hơn nữa những nội dung về xây dựng 4 hệ giá trị nêu trên trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. 

Trên cơ sở định hướng các hệ giá trị này, các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ngành, các cấp từ Trung ương tới cơ sở vừa tiếp tục nghiên cứu, xây dựng, vừa tiến hành cụ thể hóa các hệ giá trị nêu trên cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của từng lĩnh vực, từng địa phương. Trong quá trình triển khai thực hiện các hệ giá trị, cần tập trung chỉ đạo, đưa vấn đề giáo dục giá trị vào trong hệ thống giáo dục quốc dân, từ giáo dục phổ thông tới đại học, trong các học viện...

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân" đi nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
  • Huyện Đông Anh khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp nhà lưu niệm Bác Hồ
    Nhân dịp Kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), 60 năm ngày Bác Hồ về thăm thôn Lỗ Khê, xã Liên Hà (1964 - 2024); Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân xã Liên Hà (huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) đã khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp Nhà lưu niệm bác Hồ tại thôn Lỗ Khê.
  • Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh
    Trong khuôn khổ hợp tác về lĩnh vực di sản văn hóa, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm Quản lý Công viên Bắc Kinh, Văn phòng Ban quản lý Cung điện Mùa hè tổ chức Lễ Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh, bao gồm: Triển lãm “Thăng Long - Hà Nội: Di sản kết nối và hội tụ” và Tọa đàm “Bắc Kinh- Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” tại Khu di sản thế giới Di Hòa Viên (Bắc Kinh). Đây là hoạt động bên lề nhân chu
  • [Podcast] Truyện ngắn Hố băng
    Huỳnh Trong Khang được biết đến là cây bút tài năng thuộc thế hệ 9x và là một trong những tác giả trẻ đầy triển vọng. Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàm 2016 cây bút trẻ quê gốc An Giang Huỳnh Trọng Khang đã gây ấn tượng với chất văn chương già hơn so với tuổi, cái già trong văn chương của Khang được thể hiện rõ nét trong từng tầng nghĩa. Hầu hết các tác phẩm của Khang mang đến cho bạn đọc mênh mang chữ, sâu thẳm nghĩa.
  • “Sinh viên Việt Nam với văn hóa sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế số”
    Trường Đại học Luật (Đại học Huế) phối hợp tổ chức Cuộc thi “Sinh viên sáng tạo và quyền sở hữu trí tuệ” lần thứ IV với chủ đề “Sinh viên Việt Nam với văn hóa sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế số”.
Đừng bỏ lỡ
Xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa trong thời kỳ mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO