Bổ sung, nghiên cứu những tác động về việc xét danh hiệu NSND, NSƯT

Sơn Dương| 29/11/2022 11:56

Chiều 28/11, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL đã tổ chức Hội nghị Tổng kết thực hiện Nghị định số 89/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ Nhân dân", "Nghệ sĩ Ưu tú"; Nghị định số 40/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/2014/NĐ-CP.

Theo báo cáo của Vụ Thi đua Khen thưởng, triển khai thực hiện Nghị định số 89/2014/NĐ-CP, từ năm 2016 đến năm 2019, Bộ VHTTDL đã tổ chức được 02 đợt xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ Nhân dân", "Nghệ sĩ Ưu tú". Trong đó đã có 186 "Nghệ sĩ Ưu tú" được phong tặng danh hiệu "Nghệ sĩ Nhân dân"; và 686 nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu "Nghệ sĩ Ưu tú" (năm 2016 có 102 NSND và 379 NSƯT; năm 2019 có 84 NSND và 307 NSƯT).

Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy cho biết, ngày 29/9/2014, Chính phủ ban hành Nghị định số 89/2014/NĐ-CP quy định về xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân", "Nghệ sĩ ưu tú", đây là căn cứ pháp lý quan trọng để xét, tôn vinh những cá nhân đang hoạt động và có nhiều cống hiến, đóng góp trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật; thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối với các văn nghệ sĩ trong tình hình mới, góp phần thực hiện có hiệu quả Luật Thi đua, khen thưởng, Nghị quyết số 33-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

z3917662507630af3639a36f31d0bead86767d9a7e80d8-1669645545445438568479-1669682028042-16696820281601324225754.jpg
Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy chủ trì Hội nghị

Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy cho rằng, việc trao tặng danh hiệu vinh dự cao quý của Nhà nước cho các nghệ sĩ thể hiện sự quan tâm to lớn của Đảng và Nhà nước đối với các văn nghệ sĩ "những người chiến sĩ trên mặt trận văn hoá" hết mình cống hiến cho nền văn học nghệ thuật nước nhà, qua đó góp phần động viên, khích lệ các văn nghệ sĩ tiếp tục say mê trong sáng tạo, biểu diễn nghệ thuật, để có nhiều chương trình, tác phẩm, tiết mục nghệ thuật có giá trị phục vụ nhân dân.

Trên cơ sở thực tiễn qua 02 đợt xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ Nhân dân", "Nghệ sĩ Ưu tú" năm 2016 và 2019 cũng như qua rà soát, tiếp thu ý kiến trao đổi của các đại biểu, chuyên gia chuyên ngành, các nghệ sĩ tại Hội nghị tổng kết 05 năm thực hiện Nghị định số 89/2014/NĐ-CP, để công tác xét tặng danh hiệu phù hợp hơn tình hình thực tiễn, Bộ VHTTDL đã tham mưu xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị định số 40/2021/NĐ-CP ngày 30/3/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/2014/NĐ-CP với những quy định mới, cởi mở hơn theo hướng bám sát thực tế, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác xét tặng, tôn vinh những nghệ sĩ có tài năng nổi trội của từng loại hình, ngành nghề nghệ thuật.

Ngày 30/3/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 40/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/2014/NĐ-CP, cơ bản đã giải quyết được những khó khăn, vướng mắc cơ bản trong công tác xét tặng danh hiệu của những đợt xét tặng trước đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xét tôn vinh các nghệ sĩ.

Công tác xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ Nhân dân", "Nghệ sĩ Ưu tú" lần thứ 10 theo quy định tại Nghị định số 89/2014/NĐ-CP và Nghị định số 40/2021/NĐ-CP đang được thực hiện.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã góp ý kiến đồng thuận với những vấn đề còn tồn tại trong việc xét danh hiệu NSND, NSƯT đồng thời có nhiều ý kiến góp ý nhằm khắc phục những vấn đề còn tồn tại. Ông Nguyễn Đăng Chương, nguyên Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn cho biết, có hơn 100 đơn vị nghệ thuật công lập, ngoài công lập trong đó có hàng nghìn nhạc công. Nhưng Nghị định hiện nay bỏ nhạc công ra ngoài việc xét danh hiệu NSND, NSƯT là điều thiệt thòi cho đội ngũ này. "Họ là những người ngồi dưới hố nhạc, không ai nhìn thấy, nhưng không có họ thì không có một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh được. Vở Chèo, Tuồng, Cải lương không có trống, phách thì làm sao thành tác phẩm. Vì vậy, nghị định tới đây cần đưa lực lượng này vào xét danh hiệu"

Theo NSƯT Trần Ly Ly- Quyền Cục trưởng Cục NTBD cho rằng, nhạc công giữ vai trò vô cùng quan trọng cho vở diễn nên nếu không xét danh hiệu cho đội ngũ này thì chúng ta sẽ mất đi những tài năng ở lĩnh vực này. Cần bổ sung một thành phần quan trọng nữa để xét danh hiệu NSND, NSƯT là soạn giả chuyển thể. "Họ gần như tác giả thứ 2. Ví dụ họ chuyển thể kịch bản thành chèo thì phải am hiểu chèo, chuyển thể cải lương phải am hiểu cải lương. Soạn giả chuyển thể vô cùng quan trọng có thể không bằng tác giả, nhưng họ rất giỏi và nếu không được tính thì rất thiệt thòi và nền VHNT sẽ thiếu vắng những tác giả, tác phẩm tốt"- bà Trần Ly Ly nhận định.

Kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy khẳng định, các ý kiến đóng góp tại Hội nghị được Bộ lắng nghe nghiêm túc. Việc xây dựng Nghị định thay thế Nghị định 89 và Nghị định 40 được Bộ VHTTDL xác định là nhiệm vụ quan trọng. Trong thời gian tới, sẽ có những buổi làm việc đặc thù với các bộ, ban, ngành, các hội chuyên ngành và đặc biệt là các địa phương để xin ý kiến. 

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • Tuần lễ chiếu phim đặc sắc về Quân đội nhân dân Việt Nam
    Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) sẽ diễn ra tại thành phố Cao Bằng (từ ngày 9/12 đến ngày 13/12) và trên phạm vi cả nước (từ 19/12 đến ngày 25/12).
  • Thêm một cuốn sách về tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam
    Để giúp bạn đọc hiểu rõ và đầy đủ hơn về các tôn giáo, đời sống tôn giáo ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách “Tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam - Hỏi và đáp” của tác giả Nguyễn Thái Bình và Đỗ Thị Thanh Hương.
  • Hà Nội ra mắt Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo
    Tối 10/12, tại Bảo tàng Hà Nội đã diễn ra Lễ tổng kết Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 và Ra mắt trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội. Việc cho ra đời Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo cho thấy cam kết của Hà Nội với UNESCO khi tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo.
  • Thành lập thành phố Hoa Lư thuộc tỉnh Ninh Bình
    Với 100% thành viên có mặt tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh Ninh Bình. Nghị quyết có hiệu lực từ 1-1-2025.
Đừng bỏ lỡ
Bổ sung, nghiên cứu những tác động về việc xét danh hiệu NSND, NSƯT
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO