Viện nghiên cứu Kinh thành: Giải mã kiến trúc cung điện thời Lê sơ từ tư liệu khảo cổ Hoàng thành Thăng Long

KTĐT| 13/11/2021 12:25

Sáng 12/11, Viện Nghiên cứu Kinh thành tổ chức toạ đàm “Nhận diện hình thái kiến trúc cung điện Việt Nam thời Lê sơ”.

Kiến trúc thời Lê sơ thuộc loại “đấu củng”
Tại buổi toạ đàm, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh thành Bùi Minh Trí cho biết: Các cuộc khai quật ở khu vực trục trung tâm và khu vực điện Kính Thiên trong nhiều năm qua đã có nhiều phát hiện mới, cung cấp thêm nhiều tư liệu khoa học quan trọng cho những hiểu biết về diện mạo, quy mô của các công trình kiến trúc và quy hoạch không gian kiến trúc trong Hoàng cung Thăng Long, đặc biệt là về kiến trúc thời Lê sơ và thời Lê Trung hưng. Phát hiện quan trọng nhất về kiến trúc thời Lê sơ đó là dấu tích nền móng của kiến trúc hành lang, các loại cấu kiện gỗ sơn son thếp vàng và số lượng lớn các loại ngói lợp mái cung điện có men màu vàng và men màu xanh lục.
Từ những kinh nghiệm thực tiễn trong nghiên cứu giải mã hình thái kiến trúc cung điện Việt Nam thời Lý, Trần trong Hoàng cung Thăng Long trong nhiều năm qua, đặc biệt là dựa vào kết quả nghiên cứu, phân loại chỉnh lý các loại hình vật liệu kiến trúc thời Lê sơ, kết hợp với kết quả nghiên cứu so sánh với di tích Lam Kinh (Thanh Hóa) và kiến trúc cung điện cổ ở châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) các nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Kinh thành đã cứu giải mã hình thái kiến trúc điện Kính Thiên về: Các loại ngói và hình thái bộ mái; Hình thái bộ khung giá đỡ mái; Hình thái kiến trúc điện Kính Thiên.
Theo PGS. TS Bùi Minh Trí: Như công trình nghiên cứu trước chúng tôi đã công bố, thành tựu nghiên cứu giải mã thành thành công về hình thái kiến trúc cung điện Việt Nam thời Lý, đó chính là những phát hiện quan trọng về đấu củng và kiến trúc đấu củng. Từ đây, những nghiên cứu giải mã về hình thái kiến trúc được triển khai nhanh chóng. Kết quả nghiên cứu này đã được công bố tại nhiều hội thảo khoa học quốc tế tại Trung Quốc và Hàn Quốc, nhận được nhiều sự đồng thuận và được các học giả quốc tế đánh giá rất cao.
Đối với thời Lê sơ, chúng ta có những cơ may hơn rất nhiều thời Lý, Trần. Trên đồ gốm thời Lê sơ chúng ta may mắn có được những hình vẽ về kiến trúc đấu củng được mô tả khá sinh động với nhiều tầng mái. Các cuộc đào xung quanh khu vực điện Kính Thiên cũng đã tìm thấy khá nhiều cấu kiện gỗ, bao gồm cột, xà, ván sàn và đặc biệt trong số đó có một số cấu kiện nằm trong kết cấu của hệ đấu củng, ví dụ như “bình áng”.
Tư liệu này minh chứng rõ rằng, kiến trúc thời Lê Sơ cũng thuộc loại kiến trúc đấu củng. Đặc biệt, cuộc khai quật phía Đông điện Kính Thiên năm 2021 tìm thấy một mô hình kiến trúc men xanh lục rất đặc sắc. Trên mô hình này mô tả khá hiện thực bộ mái của công trình được lợp bằng loại ngói ống, có diềm là ngói câu đầu trích thủy và bộ khung của công trình là hệ đấu củng. Đây là hệ đấu củng thuộc loại "liên đấu củng", tức là hệ đấu củng được thể hiện theo phương nằm ngang với mật độ cao và đấu củng không chỉ được bố trí ở trên đầu các cột mà còn được bố trí ở vị trí giữa các cột hay giữa các gian. Đồng thời, đây là loại "củng xuyên", là loại củng được kết hợp với đấu củng ngang đặt trên đầu cột chuyển góc để vừa hỗ trợ cho mái vươn rộng ra vừa hỗ trợ cho cột góc chịu lực. Các tổ hợp đấu củng đặt ở nhiều vị trí trong bộ khung nhà và vươn ra bốn phía. Tại vị trí các góc mái, các tay củng được triển khai một cách bài bản về cả 3 hướng: góc hiên, mặt ngang và mặt đầu hồi của kiến trúc.
Như vậy tư liệu hiện nay cho thấy, kiến trúc trong hoàng cung Thăng Long từ thời Lý, Trần đến thời Lê sơ đều phổ biến là kiến trúc đấu củng. Đây là phát hiện rất quan trọng, được xem là chìa khóa để giải mã về hình thái kiến trúc.
Mặt khác, bằng chứng của khảo cổ học cho thấy rằng, kiến trúc đấu củng thời Lê đều được sơn son màu đỏ và vẽ hoa văn bằng màu vàng thật. Điều này phản ánh rằng, kiến trúc cung điện thời Lê sơ vốn từng được thiết kế công phu, trang trí cầu kỳ và tráng lệ với nhiều màu sắc lộng lẫy, sang trọng, mang vẻ đẹp tương đồng với các cung điện nổi tiếng nhất ở châu Á thời bấy giờ.
Giải mã hình thái kiến trúc điện Kính Thiên
Theo Viện Nghiên cứu Kinh thành, từ kết quả nghiên cứu giải mã về hệ khung giá đỡ mái nêu trên, Viện Nghiên cứu Kinh thành đã hướng tới một tham vọng lớn hơn là vẽ giải tích về hình thái kiến trúc điện Kính Thiên. Tuy nhiên như trên đã nêu, khó khăn lớn nhất khi nghiên cứu phục dựng tòa điện quan trọng nhất là đó chính là diện mạo mặt bằng và quy mô của nó, bởi lẽ đến nay chúng ta chưa khai quật trong lòng của khu vực thềm điện Kinh Thiên, do đó chưa có thông tin cụ thể và chính xác về kết cấu, quy mô của công trình này.
Trong các hố khai quật tại khu Thành cổ Hà Nội, khu vực phía trước và xung quanh điện Kính Thiên, các nhà khảo cổ cũng chưa tìm thấy mặt bằng nền móng hoàn chỉnh của một cung điện của thời Lê sơ, vì thế chưa có cơ sở dữ liệu để giải đoán về kích thước bước gian, bước cột cũng như kết cấu chuẩn mực của kiến trúc cung điện thời Lê sơ.
Tuy nhiên, dựa vào những manh mối từ các cuộc khai quật tại khu vực phía sau điện Kính Thiên, PGS.TS. Tống Trung Tín đã đưa ra bản vẽ mặt bằng kiến trúc điện Kính Thiên.

PGS. TS Bùi Minh Trí cho biết: “Trong bối cảnh còn thiếu tư liệu, để có cơ sở khoa học trong việc phục dựng kiến trúc điện Kính Thiên, chúng tôi đã tiếp cận nghiên cứu mặt bằng chính điện Lam Kinh (Thanh Hóa) dựa trên các kết quả khai quật, nghiên cứu khảo cổ học do Bảo tàng Lịch sử Việt Nam thực hiện từ những năm 1996”.

Từ cơ sở tư liệu này và dựa vào dấu tích thềm bậc đá chạm rồng còn lại tại điện Kính Thiên, Viện Nghiên cứu kinh thành đã thử giải đoán và tiến hành vẽ 3D kiến trúc điện Kính Thiên dựa trên mô hình mặt bằng giả định kết cấu nền móng là hình chữ Công và kích thước bước gian, bước cột theo mô hình mặt bằng chính điện Lam Kinh có tổng diện tích là 1.556,8m2 gồm 2 điện chính, mỗi điện có 7 gian, 2 chái.
Hình ảnh này cũng giúp người xem cảm nhận sâu hơn về vẻ đẹp độc đáo và đặc sắc của kiến trúc trong Hoàng cung Thăng Long thời Lê sơ cùng với những nét tương đồng và sự khác biệt đặc sắc của kiến trúc cung điện Việt Nam trong lịch sử kiến trúc cung điện cổ ở châu Á.
(0) Bình luận
  • Tọa đàm về vẻ đẹp kiến trúc Hà Nội thời bao cấp
    Chiều ngày 11/10, tại không gian Caphé Trung Nguyên 52 Hai Bà Trưng, Hà Nội đã diễn ra tọa đàm "Ký ức Hà Nội thời bao cấp qua di sản kiến trúc".
  • Kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận và những công trình “lưu dấu” Điện Biên
    Kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận nói rằng ông “không có một chút ngỡ ngàng nào về lịch sử Điện Biên”, bởi từ thuở bé, ông đã tìm hiểu lịch sử dân tộc mình. Bắt tay vào thiết kế bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ cũng là lần đầu tiên ông bắt đầu suy nghĩ một cách nghiêm túc, làm thế nào để chuyển hóa những tình cảm của mình về Điện Biên trong công việc sáng tạo. Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, khu Trung tâm hành lễ và nhà tưởng niệm nghĩa trang liệt sĩ đồi A1 là hai công trình đầu tiên khẳng định ông có duyên với mảnh đất này.
  • Góc nhìn di sản về những công trình kiến trúc Pháp tại Hà Nội
    Nhân kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp, sáng ngày 22/7, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (Hà Nội) phối hợp với Công ty Cổ phần sách Omega Việt Nam (Omega Plus) và Viện Pháp tại Việt Nam tổ chức tọa đàm "Kiến trúc Pháp - Đông Dương - từ góc nhìn di sản". Tọa đàm giúp độc giả hiểu hơn về những di sản, giá trị văn hóa, lịch sử thông qua những câu chuyện về công trình kiến trúc Pháp - Đông Dương nổi tiếng tại Hà Nội.
  • CONSTREXIM - HOD: Dấu ấn trên hành trình vươn ra biển lớn
    Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển nhà Constrexim (Constrexim - Hod) ra đời năm 2007 trong niềm phấn khởi và kỳ vọng của người “thuyền trưởng” Nguyễn Đức Cây cùng các thành viên Công ty. Trải qua chặng đường 15 năm hình thành và phát triển Constrexim - Hod đã từng bước khẳng định được vị thế trong “làng” kinh doanh bất động sản Việt Nam.
  • Những tòa nhà sở hữu kiến trúc đẹp nhất Hà Nội
    Hà Nội hôm nay là một thủ đô văn minh, hiện đại với những tòa nhà mang kiến trúc ấn tượng, độc đáo. Hãy cùng chiêm ngưỡng một thành phố vẫn lẫn mình trong nhịp thở thời gian nhưng đang ngày ngày thay áo mới, sôi động và hiện đại qua những tòa nhà có kiến trúc độc đáo của Thủ đô.
  • MIK Group được vinh danh Top 10 thương hiệu mạnh ngành bất động sản 2022
    Ngày 12/10/2022, tại Khách sạn Melia Hà Nội, trong khuôn khổ Lễ Công bố và vinh danh Thương hiệu Mạnh Việt Nam 2022 do Tạp chí Kinh tế Việt Nam VnEconomy tổ chức, Tập đoàn MIK Group đã được vinh danh là 1 trong 10 thương hiệu mạnh năm 2022 ngành bất động sản.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Viện nghiên cứu Kinh thành: Giải mã kiến trúc cung điện thời Lê sơ từ tư liệu khảo cổ Hoàng thành Thăng Long
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO