Văn hóa đang đặt ra nhiều vấn đề bất cập

Hồ Hạ/KTĐT| 26/05/2018 08:15

Nhất trí cao với Báo cáo của Chính phủ về thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Quốc Hưng (đoàn Hà Nội) khẳng định: “Cùng với tín hiệu mừng vẫn còn nhiều nỗi lo. Đó là xã hội còn nhiều bất an, bất ổn, cú sốc văn hóa”.

Cùng với đó, những giả dối, lừa đảo như hàng giả, bằng giả, thực phẩm giả… đang làm suy giảm niềm tin của cộng đồng và quốc tế. Mặt khác, sự thiếu hiểu biết về thói quen, hành vi vô văn hóa trong giao thông, kinh doanh… đã gây ra thiệt hại, tổn thất to lớn cả về vật chất, uy tín của đất nước.

Đại biểu Nguyễn Quốc Hưng chỉ ra thực tế: “Câu chuyện rau hai luống, lợn hai chuồng - là đạo đức làm người, văn hóa kinh doanh. Nhuộm cà phê bằng pin không chỉ là lợi nhuận, kinh tế mà còn là tội phạm, chứ không phải con người. Vì lợi nhuận, người ta sẵn sàng đầu độc cả đồng bào mình”.
Ông trăn trở: “Vậy, nguyên nhân sâu xa có phải do văn hóa con người, văn hóa kinh doanh, văn hóa giao thông, văn hóa công sở của chúng ta còn có nhiều bất cập? Những vấn đề chúng ta phải chỉ ra giải quyết bằng văn hóa, thông qua văn hóa không?”.
Chỉ rõ sâu xa của thực trạng đó chính là văn hóa đang đặt ra nhiều vấn đề bất cập, đại biểu Nguyễn Quốc Hưng đề nghị làm rõ: Chúng ta đã thực sự nhận thức, hành động, đặt văn hóa đúng tương xứng với phát triển kinh tế - xã hội chưa? Văn hóa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa là nền tảng tinh thần đã được quan tâm đầu tư tương xứng với sự phát triển kinh tế - xã hội chưa?
“Sự đầu tư phải được hiểu không phải tiền bạc, vật chất mà ở trí tuệ, nhân lực, đặc biệt là nhận thức”, đại biểu đoàn Hà Nội nhấn mạnh.
Văn kiện Đại hội XII của Đảng có rất nhiều nội dung quan trọng về văn hóa, thể thao, gia đình… đã được các cấp, các ngành, trung ương, cơ sở đặt ra. Cử tri cho rằng, nếu chúng ta chỉ tập trung phát triển kinh tế, mà không chú trọng văn hóa thì sự phát triển kinh tế không bền vững, thậm chí gây ra những hệ lụy xã hội. Cử tri cho rằng Chính phủ đầu tư phát triển văn hóa không tương xứng với phát triển kinh tế.
Đại biểu nêu ví dụ cụ thể như: Khu di tích Đại Nội - Huế là một trong những di sản văn hóa thế giới, là di sản văn hóa lịch sử quốc gia và được Nhà nước đầu tư nhiều nhất trong những di tích quốc gia. Và trong 18 năm qua, khu di tích này chưa được đầu tư tương xứng, chỉ khoảng 1.480 tỷ đồng, chưa bằng số tiền đầu tư 1 km đường sắt trên cao và khoảng 1,5 km đường trong khu vực đô thị mới Thủ Thiêm.
Mong muốn giải quyết những vấn đề đặt ra, đại biểu Nguyễn Quốc Hưng cho rằng, các ngành, các cấp cần tiếp tục quán triệt Văn kiện Đại hội XII của Đảng, các Nghị quyết của Đảng về văn hóa, thể thao, tiếp tục nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của văn hóa, thể thao, tiếp tục chỉ đạo đầu tư nhân lực, vật lực, trí lực vào văn hóa, thể thao.
ĐB Nguyễn Quốc Hưng nhấn mạnh: “Tôi đề nghị Chính phủ có chương trình hành động cụ thể về văn hóa, thể thao trong thời kỳ mới, nhằm làm cho văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, vì sự bình an của xã hội, vì hạnh phúc sức khỏe, vật chất tinh thần của nhân dân”.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thưởng thức 6 phim tài liệu đặc sắc về Điện Biên Phủ tại Hà Nội
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5//2024), từ ngày 3 – 5/5 tại Hà Nội, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”, giới thiệu đến khán giả 6 bộ phim tài liệu đặc sắc.
  • [Emagzine] Chiến dịch Hồ Chí Minh: Năm ngày làm nên “lịch sử”
    Chiến dịch Hồ Chí Minh - chiến dịch cuối cùng của Quân đội nhân dân Việt Nam trong Cuộc tổng tấn công và nổi dậy Mùa Xuân 1975, là chiến dịch quân sự có thời gian ngắn nhất trong chiến tranh Việt Nam. Chỉ diễn ra trong 5 ngày (từ 26/4 đến 30/4/1975) song chiến dịch đã đánh dấu mốc son chói lọi trong lịch sử Việt Nam.
  • Điện ảnh Quân đội nhân dân tổ chức Tuần phim kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Điện ảnh Quân đội nhân dân tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 – 7-5-2024) từ ngày 3 đến 6-5 tại Rạp chiếu phim Điện ảnh QĐND (17 Lý Nam Đế, phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
  • “Người chép sử” trận thắng thế kỷ Điện Biên Phủ bằng ảnh
    Năm 1953, nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Triệu Đại được Bộ Quốc phòng và Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp điều động tham chiến dịch Điện Biên Phủ. Khi ấy, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói:"Tôi đánh giá cao về anh Triệu Đại, những bức ảnh về Điện Biên Phủ của anh rất tốt. Triệu Đại ra mặt trận không trực tiếp cầm súng như các chiến sĩ, mà vũ khí là máy ảnh. Các bức ảnh là chiến công của Triệu Đại..."
  • "Lật mặt 7" của Lý Hải cán mốc 100 tỉ sau 3 ngày ra rạp
    Theo số liệu từ Box Office Vietnam (trang thống kê độc lập), Lật mặt 7: Một điều ước cán mốc 100 tỷ đồng vào sáng 29/4, trở thành phim Việt thứ hai vượt mốc 100 tỷ đồng trong năm nay, sau Mai của Trấn Thành.
Đừng bỏ lỡ
Văn hóa đang đặt ra nhiều vấn đề bất cập
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO