Văn hóa – Di sản

UBND hyện Phúc Thọ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội truyền thống đình Tường Phiêu

Kim Thoa 12/02/2025 12:11

Sáng nay 12/2, UBND huyện Phúc Thọ đã tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và khai mạc lễ hội truyền thống đình Tường Phiêu.

z6310165630070_47ba2bd92c4fe6310183828dfa1881ff.jpg
Các đại biểu tham dự dâng hương trước buổi lễ.

Lễ hội truyền thống đình Tường Phiêu, xã Tích Giang (nay là xã Tích Lộc), huyện Phúc Thọ diễn ra từ ngày 14 đến ngày 16 tháng Giêng âm lịch hàng năm, là một trong những lễ hội tiêu biểu, đặc sắc vào loại bậc nhất của xứ Đoài, thu hút đông đảo nhân dân tham gia, gắn với di tích Quốc gia đặc biệt đình Tường Phiêu.

Lễ hội vừa là dịp để tưởng nhớ, tri ân đức công đức của Đức Thánh Tản đã có công trị thủy, dạy dân đánh cá, vừa là dịp tụ họp đông đảo nhân dân tham gia, giao lưu học hỏi, thắt chặt tình đoàn kết, cộng đồng dân cư.

z6309698350734_a4bea52d5fff4f713ae7271ca7ae6953.jpg
Lễ hội đình Tường Phiêu

Đình Tường Phiêu (còn gọi là đình Cả) nằm trên địa bàn xã Tích Lộc, huyện Phúc Thọ được xây dựng vào khoảng năm 1430 và trải qua nhiều lần tu bổ. Đình Tường Phiêu thờ phụng Tam vị Thánh Tản Viên Sơn và Quán Sơn Thành Hoàng làng. Đình mang nhiều giá trị văn hóa, lịch sử và mỹ thuật, được xem là công trình kiến trúc mang tính biểu tượng của xứ Đoài.

Năm 2018, đình Tường Phiêu vinh dự được Chính phủ quyết định xếp hạng và công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt.

2.jpg
Đồng chí Nông Quốc Thành - Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa (Bộ VHTT&DL) trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho Lễ hội truyền thống đình Tường Phiêu.

Lễ hội truyền thống đình Tường Phiêu được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2024 không chỉ là sự ghi nhận về giá trị lịch sử, văn hóa mà còn là trách nhiệm lớn lao trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị đó.

Lễ hội truyền thống đình Tường Phiêu hiện nay còn duy trì nhiều hoạt động truyền thống, trong đó đặc sắc nhất là tục rước đêm 14 tháng Giêng (ba năm tổ chức rước một lần vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu đã tồn tại từ rất lâu đời và được dân làng gìn giữ, lưu truyền cho đến ngày nay.

Điều đặc biệt trong lễ hội truyền thống đình Tường Phiêu là việc chuẩn bị các cây đình liệu cho đám rước tối ngày 14 tháng Giêng âm lịch. Đám rước đi đến đâu thì đốt đình liệu đến đó, đình liệu còn được gọi là đuốc thần.

1.jpg
Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Phạm Xuân Tài tặng hoa chúc mừng.

Trong đoàn rước từ Đền Ngo về Đình Cả, tiếng trống chiêng, tiếng nhạc, tiếng dạ âm vang của các phù giá và dân làng, đoàn kiệu rùng rùng xuất phát, kiệu đi tới đâu đuốc đình liệu rực sáng tới đó, đuốc rồng rừng rực sáng quanh các kiệu. Đuốc ở đây theo thuyền thống xa xưa được chuẩn bị là 4 cây đuốc đình liệu lớn để soi đường cho Thánh đi đánh cá đêm về. Người đi xem hội rước đông vui rạng rỡ dưới ánh lửa hồng đuốc lễ hội xuân, ai cũng muốn len tới, chui qua kiệu cầu lộc, cầu điều may mắn, các ông đoàn trưởng điều hành, rước đuốc đi sát các phù giá, đôn đốc nhắc nhở, tiếp đuốc bảo đảm an toàn trên đường rước. Dòng người theo kiệu dài tới hàng cây số, ai nấy nét mặt hân hoan, rạng rỡ dưới ánh đuốc rực hồng quanh các cỗ kiệu. Hội rước xuân làng Tường Phiêu như một con rồng lửa từ từ tiến về làng, qua ao làng, qua cổng Ngòi tới Đình Thôn (Đình Thái Giám), kiệu bắt đầu chạy, kiệu bay vào Đình Cả như diễn lại khung cảnh xa xưa, dân làng Tường Phiêu đốt đuốc đưa tiễn Đức Thánh qua cầu Ngo, qua gò Chờ (gò chùa) đến gò Lốc, đồi Bái. Người đã cưỡi đám mây hồng ngũ sắc bay về núi Tản, dân làng bái tạ bùi ngùi lưu luyến trên địa danh đồi Bái hiện nay.

z6309699043415_9334854a3f2126b85475cf318107e875.jpg
Hàng nghìn người dân tham gia lễ hội đình Tường Phiêu

Lễ hội truyền thống đình Tường Phiêu là một trong số những lễ hội tiêu biểu của vùng đất xứ Đoài xưa, nơi lưu giữ nét văn hóa đặc sắc với nhiều nghi thức độc đáo, phản ánh các nghi thức truyền thống lâu đời của cư dân nông nghiệp lúa nước cổ truyền. Đình Tường Phiêu với các lớp văn hóa tích hợp trong thần tích và lễ hội gồm: lớp văn hóa thần thoại về Tam vị Đức Thánh Tản Viên Sơn, lớp văn hóa tín ngưỡng thờ thần núi, lớp văn hóa nông nghiệp, lớp văn hóa thờ cúng tổ tiên. Nhìn tổng thể, di sản văn hóa phi vật thể của đình Tường Phiêu gồm các giá trị: Giá trị lịch sử, kết nối cộng đồng; Tri ânuống nước nhớ nguồn; Cân bằng đời sống tâm linh; Sáng tạo và hưởng thụ văn hóa; Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc

111.jpg
Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ Nguyễn Đình Sơn phát biểu tại buổi lễ.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ Nguyễn Đình Sơn cho biết: “Lễ hội truyền thống đình Tường Phiêu hằng năm không chỉ là dịp để tưởng nhớ công lao của các vị thánh mà còn là cơ hội để các thế hệ cùng ôn lại và khắc sâu hơn các giá trị văn hóa của quê hương Phúc Thọ. Việc tổ chức và tái hiện lại tục rước kiệu ban đêm, những bó đuốc rồng được đốt lên là biểu tượng cho nét văn hóa độc đáo của xứ Đoài, đồng thời thể hiện tinh thần đoàn kết trong cộng động cư dân để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Lễ hội truyền thống đình tường Phiêu được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là vinh dự đặc biệt của Đảng bộ, chính quyền và toàn thể nhân dân Phúc Thọ. Có được kết quả này là nhờ sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng bộ, chính quyền huyện, là ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của nhân dân Phúc Thọ. Quan trọng hơn, chính là tinh thần đoàn kết của cộng đồng nhân dân trong suốt dòng chảy của lịch sử”, Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ khẳng định.

zx.jpg
Một tiết mục văn nghệ tại buổi lễ.

Tại Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và khai mạc lễ hội truyền thống đình Tường Phiêu cũng đã diễn ra các trò chơi dân gian, các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao.../.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia dệt Dèng A Lưới
    Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề dệt Dèng của đồng bào các dân tộc huyện A Lưới (TP Huế) đang được bảo tồn và phát huy giá trị với các sản phẩm văn hóa kết hợp hiện đại phục vụ du lịch, trải nghiệm, trình diễn thời trang.
  • Đình, chùa Tây Vị được công nhận là di tích lịch sử, nghệ thuật cấp thành phố
    Chùa Tây Vị không chỉ là nơi thờ Phật, mà còn là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, một biểu tượng cố kết cộng đồng từ xưa đến nay. Sự tồn tại của ngôi chùa là minh chứng cho thấy sự hưng thịnh và tầm ảnh hưởng của Phật giáo đối với người dân nơi đây.
  • Nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm: Kể chuyện di sản bằng đường thêu nét nhuộm
    Giữa nhịp sống hiện đại, khi nhiều nghề thủ công truyền thống dần bị lãng quên, nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm lại chọn gắn bó với nghệ thuật thêu - một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên trì và cả chiều sâu văn hóa. Không chỉ nghiên cứu, thực hành nghệ thuật, chị còn là người kết nối textile art (nghệ thuật tạo hình từ sợi vải) với di sản văn hóa Việt Nam, khám phá và tái hiện những giá trị thêu cổ bằng góc nhìn đương đại. Từ xưởng thêu ven sông Hội An đến các triển lãm, workshop, hành trình của Ngọc Trâm là sự kết hợp giữa nghiên cứu, sáng tạo và gìn giữ ký ức dân tộc, nơi mỗi mũi chỉ, đường kim đều kể một câu chuyện về truyền thống và bản sắc.
  • "Hội diều làng Bá Dương Nội" đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Chiều 12/4, huyện Đan Phượng (Hà Nội) tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia “Hội Diều làng Bá Dương Nội” và Bằng công nhận danh hiệu “Nghề truyền thống Hà Nội” đối với nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng.
  • Lễ hội Tổng Nam Phù vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia
    Lễ hội Tổng Nam Phù được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là minh chứng cho những giá trị văn hóa được bảo tồn và phát huy qua nhiều thế hệ, là biểu tượng cho sự gắn kết cộng đồng, nơi truyền thống được tôn vinh và giá trị văn hóa được thắp sáng hôm nay và mai sau.
  • Nghề làm chiếu Cà Hom trở thành di sản quốc gia
    Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký Quyết định số 2321/QĐ-BVHTTDL đưa Nghề làm chiếu Cà Hom của người Khmer xã Hàm Tân, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, loại hình nghề thủ công truyền thống.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Chắp cánh cho hình ảnh “Hà Nội là nơi đáng đến và lưu lại” vươn cao, bay xa
    Nhiều năm qua, Hà Nội đã xây dựng hình ảnh “là nơi đáng đến và lưu lại” trong suy nghĩ, cách nhìn của du khách trong nước và quốc tế. Góp phần hiện thực hóa nhiệm vụ này, UBND Thành phố Hà Nội vừa xây dựng và đang lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Nghị quyết khu phát triển thương mại và văn hóa. Qua đây để Thủ đô bảo tồn các giá trị văn hóa, mở ra những không gian mới cho phát triển văn hóa, du lịch tiến tới kỷ nguyên vươn mình.
  • "Gia đình, bạn bè và đất nước" - Hồi ký sinh động về cuộc đời bà Nguyễn Thị Bình
    Nhằm tái hiện chân thực cuộc đời của bà Nguyễn Thị Bình - một nhân chứng lịch sử đã trực tiếp tham gia và chứng kiến những biến cố, thăng trầm của dân tộc trong thế kỷ XX - từ thời thơ ấu, quá trình tham gia hoạt động cách mạng đến những dấu mốc quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, và cả những năm tháng sau khi nghỉ hưu, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã xuất bản lần thứ hai cuốn sách “Gia đình, bạn bè và đất nước”.
  • Nhiều chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 50 năm ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước
    Chuỗi chương trình nghệ thuật mừng 50 năm ngày đất nước thống nhất không chỉ là hoạt động kỷ niệm, mà còn là dịp để văn hóa nghệ thuật khơi dậy niềm tự hào dân tộc, hun đúc tinh thần yêu nước trong mỗi người dân Việt Nam hôm nay và mai sau. Đây là sự tri ân sâu sắc đối với quá khứ, là niềm tin vào hiện tại, và là khát vọng vươn tới tương lai của một dân tộc bất khuất, kiêu hùng.
  • Sắp diễn ra Diễn đàn đầu tư đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025
    Vào ngày 22/4/2025 tới đây tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Bộ Tài chính phối hợp cùng Tổ chức Phát triển đầu tư vốn tư nhân (VPCA), Quỹ đầu tư Golden Gate Ventures tổ chức Diễn đàn đầu tư đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025 với chủ đề: “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khơi thông nguồn vốn tư nhân, đưa Việt Nam vào kỷ nguyên vươn mình”.
  • Quận Hà Đông: Tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam
    Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025); 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025) và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), quận Hà Đông (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động trang trọng và ý nghĩa.
Đừng bỏ lỡ
UBND hyện Phúc Thọ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội truyền thống đình Tường Phiêu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO