Văn hóa – Di sản

Cận cảnh xe tăng lưu giữ những dấu tích lịch sử và di tích Lô cốt - Nhà ga Đông Hà

Phúc Lâm 16:48 11/02/2025

Khuôn viên di tích Lô cốt và nhà ga Đông Hà (TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị) trưng bày hai chiếc xe tăng thu được trên chiến trường Quảng Trị năm 1972 để lưu giữ những dấu tích lịch sử của quân và dân Đông Hà.

Di tích Lô cốt và nhà ga Đông Hà hiện nay nằm ở điểm giao nhau đường Hùng Vương - Trần Hưng Đạo - Lê Quý Đôn (TP Đông Hà). Trước đây, đầu thế kỷ XX sau khi đã khống chế được các phong trào yêu nước và cơ bản ổn định bộ máy thống trị nên thực dân Pháp bắt tay vào việc khai thác thuộc địa lần thứ 2 hòng vơ vét tài nguyên, của cải đất nước ta… bằng việc xây dựng và đưa vào vận hành các cơ sở hạ tầng như nhà cửa, đường sá, cầu cống...

z6180949566127_97163b405582923f358967ac4409aba7.jpg
Khuôn viên di tích Lô cốt và nhà ga Đông Hà trưng bày hai chiếc xe tăng.

Tại Quảng Trị, ngày 2/10/1908 thực dân Pháp cho xây dựng tuyến đường sắt Huế - Đông Hà dài 70km đi vào vận hành khai thác và đến năm 1927 tuyến đường sắt Đông Hà - Đồng Hới được hoàn thành. Từ đây, Đông Hà trở thành ngã ba giao lưu hàng hóa và hội tụ hành khách của cả một vùng dân cư rộng lớn, nhà ga Đông Hà là đầu mối giao thông quan trọng, tạo điều kiện dễ dàng đi đến các tỉnh thành trong cả nước và ngược lại (theo thống kê từ năm 1927 – 1928 ở ga Đông Hà đã có đến 33.600 hành khách đi tàu hỏa).

Để phục vụ cho mục đích quân sự, canh phòng bảo vệ nhà ga và án ngữ ở tuyến đường 9, thực dân Pháp cho xây dựng bên cạnh nhà ga một lô cốt khá lớn theo kiểu tháp canh và luôn có một trung đội lính Âu Phi thường xuyên chốt giữ. Sau năm 1954, chính quyền Sài Gòn vẫn sử dụng lô cốt và luôn có một trung đội lính thường xuyên túc trực, sẵn sàng bảo vệ và ứng chiến khi cần thiết....

Trong cao trào đấu tranh đòi dân sinh và dân chủ (1936 - 1939), nhà ga Đông Hà là địa điểm nhân dân Đông Hà, Cam Lộ tập trung đón Gaudart (đặc phái viên của Mặt trận Bình dân Pháp sang thăm Việt Nam) để đưa bản dân nguyện đòi quyền dân sinh dân chủ và tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng về cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đến với các tầng lớp nhân dân. Ngày 25/8/1945, nhân dân trong các phường của thị trấn Đông Hà từ các ngã đường tập trung về khu vực nhà ga để thống nhất lực lượng trước khi kéo về sân vận động mít tinh giành chính quyền cách mạng.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, các phong trào “Nam tiến” và “Tây tiến” đã lan rộng khắp các tiểu khu, ngày 26/9/1945 tại ga Đông Hà có hàng trăm người đã tiễn đưa con em mình vào miền Nam chiến đấu để bảo vệ tổ quốc. Sau năm 1954, khu vực Nhà ga và Lô cốt Đông Hà là một trong những nơi tập trung các phong trào đấu tranh của nhân dân như “đòi hiệp thương tổng tuyển cử”, “lên án khủng bố và đàn áp các phong trào cách mạng”.

Ngày 28/4/1972 trong chiến dịch tiến công giải phóng Quảng Trị năm 1972, quân và dân ta đã đập tan hoàn toàn hệ thống phòng ngự Đông Hà, chặt đứt một mắt xích quan trọng trong tuyến phòng ngự chiến lược của Mỹ - ngụy ở Quảng Trị, giải phóng Đông Hà. Từ đó đến năm 1975, nhà ga Đông Hà không còn sử dụng nữa và lô cốt đã trở thành hoang phế.

Sau ngày đất nước thống nhất (năm 1976), ga Đông Hà được chuyển sang xây dựng chỗ khác và năm 1993 lô cốt Đông Hà bị phá bỏ để mở rộng ngã tư nối đường Trần Hưng Đạo - Lê Quý Đôn - Hùng Vương. Hiện nay, Lô cốt và nhà ga Đông Hà (TP Đông Hà) là di tích cấp tỉnh Quảng Trị và UBND TP Đông Hà đã xây dựng khuôn viên, dựng bia biển trưng bày hai chiếc xe tăng để lưu giữ những dấu tích lịch sử làm minh chứng cho một thời kỳ chiến tranh bi hùng trong hai cuộc kháng chiến của quân và dân Đông Hà.

Những hình ảnh PV Tạp chí Người Hà Nội ghi nhận tại di tích Lô cốt và nhà ga Đông Hà.

z6306946413321_1f16c5695e338438c2f89ab2fb90c71a.jpg
Chiếc xe tăng M41 số hiệu USARMY 46646 là một trong những phương tiện của Thiết đoàn kỵ binh Ngụy - Sài Gòn. Do quân giải phóng thu được trên chiến trường Quảng Trị năm 1972.
z6180949566003_1ad24132656656ee09daf4e100518538.jpg
Một số bộ phận của xe đã không còn nguyên vẹn.
z6180949571040_22b2afebb1e8ae94e79ef5f5060cd910.jpg
Bộ phận máy của chiếc xe tăng M41.
z6180949558876_ba09e1d8ee73ad465dc6788c5b150fea.jpg
Chiếc xe Thiết giáp ký hiệu 558 chuyên dụng để bảo dưỡng, sửa chữa và cứu kéo các trang thiết bị kỹ thuật tăng thiết giáp của quân đội Ngụy – Sài Gòn do quan giải phóng thu được trên chiến trường tỉnh Quảng Trị năm 1972.
z6180949565091_ddfcc60cc78a1a409e3633f54ae9bff0.jpg
Bánh xích của xe 558 đã đứt và không còn như cũ.
z6180949582956_736f2bec356dd10fa34343ea20b7cf8c.jpg
Bộ phận máy của chiếc xe tăng 558.
Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia dệt Dèng A Lưới
    Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề dệt Dèng của đồng bào các dân tộc huyện A Lưới (TP Huế) đang được bảo tồn và phát huy giá trị với các sản phẩm văn hóa kết hợp hiện đại phục vụ du lịch, trải nghiệm, trình diễn thời trang.
  • Đình, chùa Tây Vị được công nhận là di tích lịch sử, nghệ thuật cấp thành phố
    Chùa Tây Vị không chỉ là nơi thờ Phật, mà còn là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, một biểu tượng cố kết cộng đồng từ xưa đến nay. Sự tồn tại của ngôi chùa là minh chứng cho thấy sự hưng thịnh và tầm ảnh hưởng của Phật giáo đối với người dân nơi đây.
  • Nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm: Kể chuyện di sản bằng đường thêu nét nhuộm
    Giữa nhịp sống hiện đại, khi nhiều nghề thủ công truyền thống dần bị lãng quên, nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm lại chọn gắn bó với nghệ thuật thêu - một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên trì và cả chiều sâu văn hóa. Không chỉ nghiên cứu, thực hành nghệ thuật, chị còn là người kết nối textile art (nghệ thuật tạo hình từ sợi vải) với di sản văn hóa Việt Nam, khám phá và tái hiện những giá trị thêu cổ bằng góc nhìn đương đại. Từ xưởng thêu ven sông Hội An đến các triển lãm, workshop, hành trình của Ngọc Trâm là sự kết hợp giữa nghiên cứu, sáng tạo và gìn giữ ký ức dân tộc, nơi mỗi mũi chỉ, đường kim đều kể một câu chuyện về truyền thống và bản sắc.
  • "Hội diều làng Bá Dương Nội" đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Chiều 12/4, huyện Đan Phượng (Hà Nội) tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia “Hội Diều làng Bá Dương Nội” và Bằng công nhận danh hiệu “Nghề truyền thống Hà Nội” đối với nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng.
  • Lễ hội Tổng Nam Phù vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia
    Lễ hội Tổng Nam Phù được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là minh chứng cho những giá trị văn hóa được bảo tồn và phát huy qua nhiều thế hệ, là biểu tượng cho sự gắn kết cộng đồng, nơi truyền thống được tôn vinh và giá trị văn hóa được thắp sáng hôm nay và mai sau.
  • Nghề làm chiếu Cà Hom trở thành di sản quốc gia
    Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký Quyết định số 2321/QĐ-BVHTTDL đưa Nghề làm chiếu Cà Hom của người Khmer xã Hàm Tân, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, loại hình nghề thủ công truyền thống.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • "Thành phố Hồ Chí Minh – Giờ khắc số 0": Lịch sử Việt Nam qua góc nhìn báo chí quốc tế
    Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ra mắt bạn đọc cuốn sách “Thành phố Hồ Chí Minh - Giờ khắc số 0 - Những phóng sự về kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm”. Đây là một ấn phẩm đặc biệt không chỉ tái hiện thời khắc lịch sử trọng đại của dân tộc Việt Nam qua góc nhìn của các nhà báo quốc tế mà còn là minh chứng sống động cho giá trị của sự thật, của ký ức và của niềm tin vào một tương lai hòa bình sau những năm tháng chiế
  • Nhiều bộ phim cách mạng được chiếu miễn phí tại Hà Nội vào dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất non sông
    “Biệt động Sài Gòn”, “Cánh đồng hoang”, “Giải phóng Sài Gòn”, “Mùa xuân toàn thắng”… những bộ phim sống cùng lịch sử sẽ được công chiếu cho khán giả Thủ đô trong chương trình Những ngày phim Việt Nam kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) tại Rạp Ngọc Khánh (523 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội).
  • Sáng tỏ diện mạo văn học nghệ thuật Thủ đô sau ngày đất nước thống nhất
    Sáng ngày 16/4/2025, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội đã tổ chức hội thảo với chủ đề "Văn học, nghệ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày đất nước thống nhất" nhằm đánh giá những thành tựu, hạn chế; đồng thời đề ra các nhiệm vụ, giải pháp thiết thực để xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật Thủ đô trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Hội thảo quy tụ đông đảo các các nhà nghiên cứu, văn nghệ sĩ của 9 hội chuyên ngành với nhiều tham luận và ý kiến quý báu.
  • Bằng chất lượng ổn định Xi măng Long Sơn vươn tầm quốc tế
    Từ nguồn nguyên liệu tốt nhất Việt Nam để sản xuất xi măng kết hợp với 4 dây chuyền đồng bộ, hiện đại có tổng công suất hơn 10,5 triệu tấn/năm. Công ty Xi măng Long Sơn luôn cung cấp các dòng sản phẩm chất lượng cao và ổn định đáp ứng yêu cầu và làm hài lòng khách hàng trong nước cũng như quốc tế.
  • Bà Mai Kiều Liên lần đầu chia sẻ về chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của Vinamilk
    Hai năm kể từ khi Vinamilk chính thức tái định vị thương hiệu vào năm 2023, CEO Mai Kiều Liên lần đầu tiên chia sẻ về những chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của thương hiệu tỷ đô. Nữ lãnh đạo nhấn mạnh, nguyên tắc không thỏa hiệp về chất lượng sản phẩm là yếu tố được duy trì để giữ “chất Vinamilk”.
Đừng bỏ lỡ
Cận cảnh xe tăng lưu giữ những dấu tích lịch sử và di tích Lô cốt - Nhà ga Đông Hà
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO