Văn hóa – Di sản

Lễ hội đền Và nối nhịp cầu giao lưu văn hóa nhân dân hai vùng bên bờ sông Hồng

Trung Kiên 15:11 10/02/2025

Chủ tịch UBND phường Trung Hưng (thị xã Sơn Tây, TP. Hà Nội) Nguyễn Anh Thương cho biết, sáng 12/2 (Rằm tháng Giêng năm Ất Tỵ), Lễ hội truyền thống di tích lịch sử Quốc gia đền Và xuân Ất Tỵ 2025 sẽ được tổ chức. Lễ hội là cầu nối giữa hiện tại – quá khứ - tương lai, giao lưu văn hóa giữa nhân dân 2 vùng Sơn Tây (Hà Nội) với Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc).

Sơn Tây là mảnh đất trung tâm của xứ Đoài xưa có bề dày truyền thống văn hóa, lịch sử và đậm đặc những lễ hội. Hằng năm, trên địa bàn thị xã có 65 lễ hội truyền thống diễn ra, nhưng lớn nhất phải kể đến lễ hội đền Và - điểm đến tâm linh của nhiều người dân xứ Đoài và du khách thập phương. Chính vì vậy, người dân nơi đây từ xưa đã có câu ca: “Dù ai đi lễ trăm miền, không bằng cầu lễ tháng giêng Đền Và…”.

den-va.jpg
Xuân Ất Tỵ, lễ hội đền Và diễn ra từ ngày 11– 14/2/2025 (ngày 14 tháng Giêng đến ngày 17 tháng Giêng).

Đền Và còn gọi là Đông Cung, một trong “tứ trấn” thờ thần núi Tản Viên, thuộc địa bàn Vân Gia, phường Trung Hưng, thị xã Sơn Tây. Đền tọa lạc trên một khu đồi lim cổ thụ hàng nghìn năm tuổi, hình con rùa đang bơi về hướng mặt trời mọc. Xung quanh đền Và về phía Tây là những đồi bát úp trải dài, phía Bắc là dòng sông Tích quanh co uốn lượn như dải lụa đào. Xa xa in đậm trên nền trời xanh, sừng sững ngọn núi Ba Vì cao ngất, bốn mùa mây trắng vờn quanh. Đền Và không chỉ là một công trình kiến trúc lịch sử - văn hóa được cha ông ta làm nên bằng tất cả lòng đam mê nghệ thuật, lòng ngưỡng mộ Đức Thánh Tản, mà còn là một bảo tàng văn hóa tâm linh của một vùng văn hóa cổ. Dưới các triều đại phong kiến xưa, đền Và đã được các vua chúa phong tặng 18 đạo sắc phong. Năm 1964, đền Và được Bộ VH-TT&DL xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Năm 2016, Lễ hội đền Và đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, rừng lim nghìn năm tuổi được công nhận cây di sản Việt Nam.

Lễ hội đền Và có từ thế kỷ XVIII, được bồi đắp và hoàn thiện bởi nhiều thế hệ, đến nay vẫn duy trì tổ chức xuân thu nhị kỳ. Cứ 3 năm đền Và lại tổ chức lễ hội lớn vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu. Trong nhiều huyền tích, câu chuyện Đức Thánh Tản chống thủy, thiên tai lũ lụt, cứu hộ cho muôn dân, giúp dân đào giếng lấy nước, dạy dân làm ra lửa, kéo vó, giăng bẫy, đem quân đánh dẹp giặc hoặc múa hát mở hội… đã được các thế hệ truyền tụng và tôn thờ. Các làng nối tiếp nhau mở hội tạo thành một chuỗi lễ hội trong vùng, tâm điểm là lễ hội đền Và, thể hiện tổng hòa các nghi thức mang ý nghĩa tâm linh.

den-va-11.jpg
Lễ hội đền Và - nét đẹp văn hóa tâm linh xứ Đoài, giao lưu văn hóa nhân dân giữa 2 vùng bên bờ sông Hồng.

Lễ hội đền Và cùng các lễ hội trong vùng vì thế bảo lưu nhiều lễ thức và phong tục cổ sơ, chứa đựng nhiều tầng văn hóa của một vùng văn hóa cổ. Không chỉ diễn ra trong nhiều ngày, gồm nhiều nghi thức, lễ hội đền Và còn có sự tham gia trực tiếp của nhiều làng và liên quan đến nhiều di tích trong vùng. Lễ hội vì thế nổi tiếng cả nước về quy mô, bề dày truyền thống và những giá trị tinh thần nhiều thế hệ. Được xem là lễ hội lớn và đông vui nhất xứ Đoài, lễ hội Đền Và là nơi hội tụ sức mạnh cộng đồng và gửi gắm khát vọng hòa bình, no ấm của muôn dân đất Việt trong suốt dọc dài lịch sử.

“Xuân Ất Tỵ 2025, lễ hội đền Và diễn ra từ ngày 11– 14/2/2025 (ngày 14 đến ngày 17 tháng Giêng) với phần lễ truyền thống cùng phần hội đặc sắc”, đồng chí Nguyễn Anh Thương, chia sẻ. Trong đó, nhà Đền làm lễ phong triều vào ngày 14 tháng Giêng. Sáng ngày 15 tháng Giêng khai mạc Lễ hội, sau phần khai mạc là Tế chính. Lễ hội còn có phần tế và tế tạ. Phần hội sẽ diễn ra nhiều trò chơi dân gian truyền thống như: cờ tướng, múa rối nước, bịt mắt đập bóng, nấu cơm thi nam – nữ, nhảy bao bố, kéo co nam – nữ ở các tổ dân phố, liên hoan văn nghệ,…

Ban Tổ chức nhấn mạnh, Lễ hội đền Và là cầu nối giữa hiện tại - quá khứ - tương lai, giữa nhân dân 2 vùng: Sơn Tây (Hà Nội) – Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc), là dịp nhân dân hai bên bờ sông Hồng được giao lưu văn hóa, củng cố và tăng cường khối đoàn kết cộng đồng, siết chặt tình đoàn kết gắn bó. Qua đó thể hiện niềm tin và lòng tôn kính của nhân dân đối với công đức của Tản Viên Sơn Thánh; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa lịch sử truyền thống của dân tộc.

25lhdenva10jpg.jpg
Lễ hội đền Và có các phần lễ với nghi thức truyền thống.

Đồng thời giới thiệu những giá trị đặc sắc của di tích đền Và và lễ hội đến với du khách thập phương. Hành hương về đền Và hôm nay, hòa mình vào dòng người đi trẩy hội cho mỗi chúng ta cảm xúc khó tả, nhớ về cội nguồn tiên tổ, cội nguồn văn hóa dân tộc đậm đà bản sắc xứ Đoài, để từ đó hướng thiện hơn trong nếp sống cộng đồng hôm nay./.

Chủ tịch UBND phường Trung Hưng Nguyễn Anh Thương thông tin thêm, thực hiện chỉ đạo của UBND Thị xã Sơn Tây về chỉ đạo tổ chức và quản lý lễ hội trên địa bàn Thị xã Sơn Tây năm 2025, UBND phường Trung Hưng đã chỉ đạo công tác tổ chức Lễ hội đền Và đến cơ bản đã được chuẩn bị theo kế hoạch, các hoạt động đang được thực hiện theo đúng quy định.

Đáng chú ý, phường Trung Hưng (thị xã Sơn Tây) đóng vai trò đầu mối trong công tác phối hợp tại quần thể di tích đền Và (gồm đình Phù Sa, phường Viên Sơn; đình Phú Nhi, phường Phú Thịnh; Đền Ngự Dội, thôn Duy Bình, xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) nhằm tạo ra không gian văn hóa tâm linh đặc sắc cho du khách.

Để lễ hội diễn ra an toàn, đúng quy định, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng tâm linh của các tầng lớp nhân dân, Đảng ủy, UBND phường Trung Hưng đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo quản lý và tổ chức lễ hội. Đồng thời, thành lập Ban Tổ chức lễ hội đền Và, xây dựng kịch bản, nội dung, chương trình cụ thể bảo đảm hài hòa cả phần lễ và phần hội; chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nghiêm túc thực hiện nếp sống văn minh khi tổ chức và tham gia các hoạt động lễ hội; bảo tồn và phát huy giá trị giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của lễ hội.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia dệt Dèng A Lưới
    Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề dệt Dèng của đồng bào các dân tộc huyện A Lưới (TP Huế) đang được bảo tồn và phát huy giá trị với các sản phẩm văn hóa kết hợp hiện đại phục vụ du lịch, trải nghiệm, trình diễn thời trang.
  • Đình, chùa Tây Vị được công nhận là di tích lịch sử, nghệ thuật cấp thành phố
    Chùa Tây Vị không chỉ là nơi thờ Phật, mà còn là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, một biểu tượng cố kết cộng đồng từ xưa đến nay. Sự tồn tại của ngôi chùa là minh chứng cho thấy sự hưng thịnh và tầm ảnh hưởng của Phật giáo đối với người dân nơi đây.
  • Nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm: Kể chuyện di sản bằng đường thêu nét nhuộm
    Giữa nhịp sống hiện đại, khi nhiều nghề thủ công truyền thống dần bị lãng quên, nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm lại chọn gắn bó với nghệ thuật thêu - một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên trì và cả chiều sâu văn hóa. Không chỉ nghiên cứu, thực hành nghệ thuật, chị còn là người kết nối textile art (nghệ thuật tạo hình từ sợi vải) với di sản văn hóa Việt Nam, khám phá và tái hiện những giá trị thêu cổ bằng góc nhìn đương đại. Từ xưởng thêu ven sông Hội An đến các triển lãm, workshop, hành trình của Ngọc Trâm là sự kết hợp giữa nghiên cứu, sáng tạo và gìn giữ ký ức dân tộc, nơi mỗi mũi chỉ, đường kim đều kể một câu chuyện về truyền thống và bản sắc.
  • "Hội diều làng Bá Dương Nội" đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Chiều 12/4, huyện Đan Phượng (Hà Nội) tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia “Hội Diều làng Bá Dương Nội” và Bằng công nhận danh hiệu “Nghề truyền thống Hà Nội” đối với nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng.
  • Lễ hội Tổng Nam Phù vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia
    Lễ hội Tổng Nam Phù được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là minh chứng cho những giá trị văn hóa được bảo tồn và phát huy qua nhiều thế hệ, là biểu tượng cho sự gắn kết cộng đồng, nơi truyền thống được tôn vinh và giá trị văn hóa được thắp sáng hôm nay và mai sau.
  • Nghề làm chiếu Cà Hom trở thành di sản quốc gia
    Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký Quyết định số 2321/QĐ-BVHTTDL đưa Nghề làm chiếu Cà Hom của người Khmer xã Hàm Tân, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, loại hình nghề thủ công truyền thống.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ngày hội Sách “Hoàn Kiếm em yêu”: Góp sức phát triển văn hóa đọc, ý thức học tập suốt đời
    Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2025, sáng 16/4, UBND quận Hoàn Kiếm, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hoàn Kiếm tổ chức khai mạc Ngày hội Sách “Hoàn Kiếm em yêu” tại trường TH CLC Tràng An.
  • Chắp cánh cho hình ảnh “Hà Nội là nơi đáng đến và lưu lại” vươn cao, bay xa
    Nhiều năm qua, Hà Nội đã xây dựng hình ảnh “là nơi đáng đến và lưu lại” trong suy nghĩ, cách nhìn của du khách trong nước và quốc tế. Góp phần hiện thực hóa nhiệm vụ này, UBND Thành phố Hà Nội vừa xây dựng và đang lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Nghị quyết khu phát triển thương mại và văn hóa. Qua đây để Thủ đô bảo tồn các giá trị văn hóa, mở ra những không gian mới cho phát triển văn hóa, du lịch tiến tới kỷ nguyên vươn mình.
  • "Gia đình, bạn bè và đất nước" - Hồi ký sinh động về cuộc đời bà Nguyễn Thị Bình
    Nhằm tái hiện chân thực cuộc đời của bà Nguyễn Thị Bình - một nhân chứng lịch sử đã trực tiếp tham gia và chứng kiến những biến cố, thăng trầm của dân tộc trong thế kỷ XX - từ thời thơ ấu, quá trình tham gia hoạt động cách mạng đến những dấu mốc quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, và cả những năm tháng sau khi nghỉ hưu, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã xuất bản lần thứ hai cuốn sách “Gia đình, bạn bè và đất nước”.
  • Sắp diễn ra Diễn đàn đầu tư đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025
    Vào ngày 22/4/2025 tới đây tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Bộ Tài chính phối hợp cùng Tổ chức Phát triển đầu tư vốn tư nhân (VPCA), Quỹ đầu tư Golden Gate Ventures tổ chức Diễn đàn đầu tư đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025 với chủ đề: “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khơi thông nguồn vốn tư nhân, đưa Việt Nam vào kỷ nguyên vươn mình”.
  • Quận Hà Đông: Tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam
    Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025); 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025) và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), quận Hà Đông (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động trang trọng và ý nghĩa.
Đừng bỏ lỡ
Lễ hội đền Và nối nhịp cầu giao lưu văn hóa nhân dân hai vùng bên bờ sông Hồng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO