Tứ tử trình làng...

Nhà lý luận phê bình Bùi Việt Thắng| 19/01/2023 07:57

Xuân về, Tết đến, kể chuyện nhà văn nữ cũng là cách tặng quà phái đẹp. Bài viết nhỏ của tôi mong muốn được chia sẻ với độc giả về bốn cây bút nữ đều tuổi Mão, đều là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và Hà Nội Nhà văn Hà Nội. Nhan đề bài viết, tôi dựa theo một phép chơi tam cúc (trò chơi bài lá dân gian phổ biến ở miền Bắc Việt Nam), khi có “Tứ tử trình làng” thì coi như nắm nhiều phần thắng cuộc trong tay.

bich-thu.jpg
Bích Thu

Nhà văn Bích Thu

Nếu ai biết rõ thân thế sự nghiệp của chị thì đấy là “con nhà nòi” văn chương (thân phụ của chị là nhà văn Nguyễn Minh Vỹ). Bích Thu tốt nghiệp khoa Ngữ văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội khóa 14 (1969 - 1973). Từ khi ra trường đến lúc nghỉ hưu, chị công tác ở Viện Văn học (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam); là PGS.TS, nghiên cứu viên cao cấp. Tác phẩm chính đã xuất bản: “Theo dòng văn học”, “Văn học Việt Nam, sáng tạo và tiếp nhận”, chưa tính đến viết chung gần 20 đầu sách. Trong đó tác phẩm “Văn học Việt Nam, sáng tạo và tiếp nhận” đã được tặng thưởng (Loại A) của Hội đồng Lý luận phê bình VHNT Trung ương năm 2016 và Giải thưởng VHNT Thủ đô năm 2016.

Nhà văn Bích Thu đúng là người “sống với văn chương cùng thời”. Thiên hạ hay nghĩ, phụ nữ làm nghề này, khó xông xáo giữa trường văn trận bút, điều này thuộc về phái tính như các cụ xưa nói. Nhưng chị đã nỗ lực nhiều để tạo được dấu ấn, sắc thái riêng trong phong cách phê bình: điềm đạm, sâu sắc, nghiêm ngắn khi tiếp cận văn chương từ góc độ lý thuyết vững vàng, nhưng mặn mà thực tiễn. So với thế hệ sau, trong lĩnh vực này, chị không có cái “bốc lửa” của sự trình hiện cá nhân. Chị có một loạt bài viết hay về thi pháp tiểu thuyết đương đại. Số người trong nghề viết được như thế, có thể nói, đếm đầu ngón tay. So với một số đồng nghiệp khác viết lý luận phê bình văn học, thì số lượng tác phẩm của chị không nhiều. Nhưng trong nghệ thuật có quy luật “quý hồ tinh bất quý hồ đa”. Tôi nghĩ rất sát hợp với nhà văn Bích Thu. Nghỉ hưu rồi nhưng tôi vẫn thấy chị “trên từng cây số”, ngược Bắc vào Nam tham gia các Hội đồng chấm luận văn, luận án cũng như các sự kiện văn học lớn. Công thức của một nhà văn “đi - đọc - viết” đã được chị vận dụng triệt để. Nên ngoài 70 mà thần sắc vẫn sáng tươi

le-phuong-lien-1(2).jpg
Lê Phương Liên

Nhà văn Lê Phương Liên

Trong buổi giao lưu “Văn nữ - Sống, viết và hi vọng” tổ chức dịp
tháng 10/2022, tôi được tặng tiểu thuyết lịch sử “Nữ sĩ thời gió bụi” của Lê Phương Liên. Đọc lý lịch trích ngang về chị lại thêm một ngạc nhiên thú vị: Từng nhận giải học sinh giỏi văn miền Bắc (năm 1968), nhưng lại tốt nghiệp khoa Toán - Lý (Cao đẳng Sư phạm Hà Nội); từng là người của nghề “phấn trắng bảng đen” gần 10 năm; từ 1996 - 2015 là Giám đốc Quỹ Doraemon của NXB Kim Đồng; tác giả của gần 20 tác phẩm văn học thiếu nhi, đã nhận nhiều giải thưởng về văn học. “Câu hỏi trẻ thơ” là truyện ngắn đầu tay, nhận giải thưởng cuộc thi viết về “Thầy giáo và Nhà trường” (năm 1970).

Khởi đầu tốt đẹp đã tạo nên duyên văn của Lê Phương Liên, từ đó văn mạch của nữ sĩ chỉ tập trung hướng tới trẻ thơ và phụ nữ, tựa vào cái nhìn trong sáng, thánh thiện, tin tưởng và đồng cảm sâu sắc. Nhà văn Ma Văn Kháng đã ưu ái nhận xét: “Chị đã xuất phát từ một đầu nguồn tươi xanh trong trẻo, tha thiết yêu thương”. Đến với văn chương, Lê Phương Liên luôn có niềm đau đáu: “Từ thuở ấu thơ đến lúc trưởng thành, tôi luôn sống với lòng yêu thương con người, nhất là những con người bé bỏng yếu ớt như trẻ em. Tôi luôn ước mong mình sẽ sống tốt đẹp hơn trong tình yêu thương ấy. Chính vì vậy mà tôi viết văn” (Tự bạch). Nhà văn Lê Phương Liên xứng đáng với danh hiệu cao quý - Huy chương Vì thế hệ trẻ. Không riêng tôi, mong muốn có thêm nhiều tài năng văn học như nữ sĩ Lê Phương Liên để trẻ thơ (và cả người lớn) được thưởng thức những tác phẩm hay của chính các nhà văn Việt Nam sáng tác.

img-1167.jpg
Lê Thị Bích Hồng

Nhà văn Lê Thị Bích Hồng

Vốn là cô giáo dạy văn ở Quảng Ninh, nhưng cơ duyên đã đưa Lê Thị Bích Hồng đến với Thủ đô, từng giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Văn hóa Văn nghệ Ban Tuyên giáo Trung ương; PGS. TS, giảng viên cao cấp trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội. Ở chị luôn tràn đầy năng lượng sống và viết, có phẩm tính 3 trong 1 “nhà giáo - nhà văn - nhà báo”. Tác giả có sáng tác truyện ký, nhưng sở trường là nghiên cứu/ lý luận/ phê bình văn học. Nét trội trong viết nghiên cứu/ lý luận/ phê bình của nhà văn Lê Thị Bích Hồng là nỗ lực tìm ra căn nguyên/ chân tủy văn hóa của các hiện tượng văn học. Các tác phẩm chính đã xuất bản: “Thơ với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước”, “Chúng tôi làm thơ ghi lấy cuộc đời mình”, “Bản sắc văn hóa Tày trong tản văn Y Phương”, “Thăng hoa cùng hành trình sáng tạo”, “Hoa chuối đỏ miền rừng PHJA BJOÓC”, “Điện ảnh Việt Nam với đề tài chiến tranh cách mạng”.

Phải nói ngay, các tác phẩm nghiên cứu/ lý luận/ phê bình của tác giả ít trưng lý thuyết hàn lâm, nếu thế dễ rơi vào học phiệt nếu không biết điều chỉnh. Tác giả có cái năng lực “bấu chặt” thực tiễn VHNT nước nhà, viết bằng toàn bộ kinh nghiệm sống, sự trải nghiệm văn hóa. Vì thế, những gì viết ra dễ đi vào người đọc, được tiếp nhận trên tinh thần đồng sáng tạo. Đó là kết quả lao động nghệ thuật không phải ai cũng dễ dàng đạt tới. Nhà văn Lê Thị Bích Hồng cũng là người hay đăng đàn diễn thuyết tại các sự kiện văn hóa, văn học nghệ thuật. Với tư cách nhà báo, ngòi bút của chị rất có duyên...

nguyet-vu.jpg
Nguyệt Vũ

Nhà văn Nguyệt Vũ

Vốn là học sinh chuyên toán (trường THPT chuyên Thái Bình), tốt nghiệp trường Đại học Thương mại Hà Nội, trường Kinh tế - Thương mại Lvov (Ucraina, Liên Xô trước đây), kinh qua vị trí Trưởng phòng Đối ngoại Công ty TNHH BBRAUN Việt Nam nhưng thơ ca đã chọn Nguyệt Vũ như một sự sắp đặt của số phận. Mấy bài thơ đầu tay “Tản mạn giọt mưa” và “Khao khát” (đăng trên báo Người Hà Nội, 2006); tập thơ đầu tay “Vũ điệu của trăng”, tiếp sau là “Dấu yêu ơi”, “Người tình trong mơ”. Nguyệt Vũ cũng là người bén duyên dịch thơ Nga với “Sương trắng bạch dương” (2010). Nhà thơ chia sẻ: “Tôi đã chọn thơ và sẽ đi cùng với thơ cho đến cuối con đường vì tôi, vì các độc giả của tôi, những người đã vinh danh tôi là nhà thơ” (Tự bạch). Tôi không nghĩ vì sành tiếng Nga, dịch nhiều thơ Nga nên thơ Nguyệt Vũ bị ảnh hưởng bởi ai đó, trường phái nào đó của thơ xứ sở bạch dương và tuyết trắng. Nếu như thế thì dễ dàng “bị lộ” và “hở sườn”, vì người giỏi tiếng Nga ở ta rất nhiều, họ sẽ nhanh chóng phát hiện ra.
Thơ Nguyệt Vũ thường bộc phát từ trong tâm khảm, được viết ra khi cảm xúc run bật và đong đầy. Cái đẹp trong thơ chị, theo tôi, chan chứa trữ tình và lấp lánh trí tuệ. Riêng tôi thích bài thơ có tựa “Đừng”: “Đừng.../ ném sỏi/ xuống mặt hồ tĩnh lặng/ Trái tim tôi chưa yên ổn/ bao giờ/ Đừng thổi sáo một mình trên/ đồng vắng/ Tôi đứa trẻ mục đồng/....vốn đã rất ngẩn ngơ/ Đừng xáo trộn.../ hoàng hôn bằng bếp lửa/ Cuối ngày rồi/ day dứt cháy khôn nguôi/ Đừng.../ nói với em/ bằng giọng quá bồi hồi/ Em chẳng chịu được đâu/ lao đến bên anh mà nức nở”…

Bài liên quan
  • Văn học với sứ mệnh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
    Văn học là một hình thức nghệ thuật được thể hiện dưới dạng văn bản, do các nhà văn sáng tác nhằm tái hiện các vấn đề, sự vật hiện tượng trong đời sống xã hội bằng sự trải nghiệm, quan sát hoặc bằng trí tưởng tượng của mình. Qua đó, giúp bạn đọc hình dung hay thấu hiểu được những vấn đề thuộc về kinh tế, xã hội, con người trong từng giai đoạn lịch sử.
(0) Bình luận
  • “Bóng của hoa” trên những trang thơ trữ tình đậm chất Hà Nội
    Sau hai tập thơ “Lửa lá” (2009) và “Vườn tôi nở đóa vàng bông” (2013), nhà thơ Đặng Minh Kính - hội viên Hội Nhà văn Hà Nội vừa ra mắt bạn đọc tập thơ “Bóng của hoa” (NXB Hội Nhà văn, 2024). Tôi cứ ngỡ rằng, trên những trang thơ trữ tình giàu cảm xúc tinh tế của nữ tính, đậm chất Hà Nội nơi chị đang chập chờn, ẩn hiện những “Bóng của hoa” đầy thi vị với những suy tưởng khá lắng đọng.
  • Một phác thảo toàn diện về Hà Nội thời cận đại
    Quá trình biến đổi Hà Nội từ khu nhượng địa trở thành một thành phố hiện đại kiểu phương Tây, một “Paris thu nhỏ” của chính quyền thực dân vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 đã được nhà nghiên cứu Đào Thị Diến phản ánh chi tiết trong cuốn sách “Hà Nội thời cận đại - từ nhượng địa đến thành phố (1873 - 1945)”. Với nguồn tư liệu quý từ hồ sơ lưu trữ, cuốn sách không chỉ phác thảo toàn diện về Hà Nội thời cận đại mà còn góp phần giải mã sự thật lịch sử.
  • Một số gợi mở trong thẩm định thơ
    Nhìn chung đánh giá về việc đọc sách văn học của công chúng, có thể theo nhiều khía cạnh, đồng sáng tạo, kích thích người viết sáng tác, bồi bổ thẩm mĩ, tích lũy tri thức, phát triển đời sống văn hóa… với những hiệu quả tích cực. Nhưng còn có những tồn tại theo chiều hướng ngược lại, mang tính nguy cơ hơn là cơ hội tốt, phản ánh sự trì trệ hơn là phát triển. Đó là sự dễ dãi trong việc đọc, thẩm định thơ từ cả người đọc lẫn người sáng tác, truyền tải.
  • Chi tiết trong sáng tạo của nhà văn
    Chúng ta đều từng quen câu nói của văn hào Nga Macxim Gorki: “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. Quả vậy! Chi tiết trong văn xuôi chỉ là một thứ nhỏ, rất nhỏ so với cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật,…
  • Vũ Quần Phương với thơ hay
    Quan sát các nhà thơ viết phê bình tôi thấy rằng vì có sáng tác, nên phê bình của họ thường giàu cảm xúc, thuyết phục bạn đọc bởi sự tinh tế, thành thục của người có nghề, cùng làm nghề với tác giả được bình. Mặt khác, là người cũng từng thai nghén, mang nặng đẻ đau tác phẩm, nên nhà thơ bình thơ thường có sự cảm thông, trân trọng và sẻ chia. Các nhà thơ bình thơ thành công trước đây phải kể đến Xuân Diệu, Chế Lan Viên. Lớp kế tiếp có Vũ Quần Phương, Nguyễn Trọng Tạo, Hữu Thỉnh, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Hoàng Sơn...
  • Văn nghệ sĩ trong Hà Nội tạm chiếm
    Sống trong Hà Nội tạm chiếm những năm 1947-1954, đời sống văn nghệ sĩ hết sức khó khăn. Nguyễn Minh Lang, Hoài Việt, Minh Tân, Thùy Linh, Nguyễn Quốc Trinh, Song Nhất Nữ, Tô Kiều Ngân, Thy Ngọc... đều sống bằng nghề dạy học ở trường tư. Nhà thơ Giang Quân trông nom một hiệu sách mang tên Quốc Việt ở 274 phố Khâm Thiên.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Bánh tẻ Cầu Liêu – Món ăn thấm hồn quê của làng Thạch xá
    Vùng đất xứ Đoài không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh, mà còn có nhiều món ăn ngon, trở thành nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của xứ Đoài, trong đó có món Bánh tẻ. Bánh tẻ xuất hiện sớm tại 2 địa danh của vùng xứ Đoài xưa là Cầu Liêu (Thạch Thất) và Phú Nhi (Sơn Tây). Nếu như bánh tẻ Phú Nhi được gói bằng lá dong, lá chuối như nhiều loại bánh tẻ khác thì bánh tẻ Cầu Liêu so với những nơi khác là bánh được gói bằng loại lá đặc biệt – lá tre mai.
  • Bản hòa ca Hà Nội qua tranh vẽ
    70 tác phẩm đa dạng về chất liệu từ màu nước, ký họa, lụa, sáp dầu... với chủ đề về Hà Nội sẽ được giới thiệu tới công chúng tại Trung tâm thông tin triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội từ 20/11 đến 28/11/2024.
  • Khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”
    Chiều 18/11, tại Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm Mỹ thuật, Nhiếp ảnh (số 29 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.
  • Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Mường được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
    Việc công nhận “Nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Mường xã Kim Thượng, xã Xuân Đài” là Di sản văn hóa phi vật thể cũng đánh dấu hướng phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa đặc trưng ở Phú Thọ.
  • Trưng bày chuyên đề “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”
    Chào mừng Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), sáng 18/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ban Quản lý Di tích danh thắng Hà Nội tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề: “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”. Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Văn Phong tới dự.
  • Khám phá Hà Nội qua triển lãm "Mười Bốn Art Show 2024"
    Triển lãm “Mười Bốn Art Show 2024” đang diễn ra tại không gian Aqua Art - Hanoi Aqua Central 44 Yên Phụ, Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội.
  • Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành chính thức nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt
    Di tích khảo cổ Hang xóm Trại và Mái đá Làng Vành, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình vừa được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.
  • Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt tại Trung Quốc
    Trong khuôn khổ của Tuần lễ Văn hóa sách Trung Quốc – Đông Nam Á 2024 được tổ chức tại Thành phố Nam Ninh (Trung Quốc), Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (Chibooks) đã tổ chức lễ ra mắt sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời” ấn bản tiếng Trung vào chiều 16/11. Đây là lần đầu tiên sách Văn hóa Việt được dịch ra tiếng Trung và được xuất bản chính thức tại Trung Quốc. Sự kiện do Công ty Cổ phần Văn hóa Chi và NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây đồng tổ chức.
  • Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 khẳng định thương hiệu “Thành phố sáng tạo”
    Tối 17/11, Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 “Giao lộ Sáng tạo” đã kết thúc với thành công ngoài mong đợi, tạo dấu ấn trong lòng nhân dân Thủ đô và du khách.
  • [Podcast] Quốc Tử Giám - Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam
    Văn Miếu - Quốc Tử Giám là biểu tượng của “nguyên khí quốc gia”, nơi đây đào tạo sĩ tử và hơn thế nữa, là nơi tôn vinh nhân tài. Hiện nay, Di tích đặc biệt quan trọng này đang là nơi lưu giữ những hiện vật vô cùng giá trị: Bia Tiến sĩ là Bảo vật Quốc gia, Di sản tư liệu thế giới; Khuê Văn Các được chọn là Biểu tượng của Thủ đô Hà Nội…
Tứ tử trình làng...
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO