Tác giả - tác phẩm

Từ trong ta một tiếng người...

Đặng Huy Giang 10:27 30/10/2024

Trong môn chạy bộ đường dài Marathon, vận động viên không chỉ cần có sức bền tốc độ và phải có các bước bứt phá, mới hy vọng trở thành người thắng cuộc. Có sức bền tốc độ, đã khó. Có các bước bứt phá tiếp theo, xem ra còn khó khăn hơn nhiều. Không đáp ứng cùng lúc hai đòi hỏi trên, vận động viên không thể giành được thứ hạng cao. Trong văn chương nói chung và thi ca nói riêng, cũng vậy!

tho-chon-dang-cuong-lang.jpg

Với niềm đam mê văn chương một cách tự thân, trong mười mấy năm qua, nhà thơ Đặng Cương Lăng đã tự mình làm một cuộc Marathon trong thơ. Ông đã trải qua 18 chặng đường thơ với 18 tập thơ đã xuất bản - đó chính là sức bền tốc độ trong thơ. Còn các bước bứt phá trong thơ - đó là rất nhiều giải thưởng mà ông giành được ở nhiều cuộc thi do Bộ Giao thông Vận tải và Hội Nhà văn Việt Nam, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng cục Lâm nghiệp và Báo Nông nghiệp Việt Nam, Tạp chí Nhà văn & Tác phẩm, Báo Văn nghệ, Tạp chí Người Hà Nội tổ chức… Chưa kể, tên tuổi của ông còn được đánh giá cao qua các cuộc thi thơ mang tên: “Ngàn năm hồn Việt”, “Đạo nghĩa”, “Thơ ca & nguồn cội”, “Tiếng vọng từ trái tim”...

Thơ Đặng Cương Lăng có nhiều bài mạnh về cấu tứ như “Sự thật hiển nhiên”, “Giọt thu Hà Nội”, “Khoanh thứ mười”, “Tự do”, “Nói với con trai về cầu vượt”, “Xuôi và ngược”, “Phúc - họa”, “Lặng yên”, “Nút thắt cuộc đời”, “Mã Pì Lèng”, “Những con đường”... Trong những bài thơ này, tình và ý, tâm hồn và lý trí luôn hòa quyện, trở thành một thể thống nhất, khó mà tách bạch một cách rành rẽ.
Đây là những câu thơ lạ trong “Giọt thu Hà Nội”: “Giọt rơi vào phố cổ/ Thân phận bao mái nhà/ Giọt rơi vào phố cũ/ Những tháng ngày hai ta/ Hoàn nguyên bao dang dở/ Rất gần lại rất xa”. Đây là những câu thơ lạ trong “Đất nước”: “Cả đời tôi/ ôm nặng nghĩa tình/ nhân - chia - cộng - trừ cùng đất nước”. Đây là những câu thơ lạ trong “Tổ quốc”: “Khi Tổ quốc bịt bùng giông tố/ Mẹ mơ con thành Phù Đổng mỗi ngày”... Đây là những câu thơ lạ trong “Miền Trung ngày giông tố”: “Miền Trung túi bão táp/ Oải tay cầm tháng năm/ Nổi chìm trong vùi dập/ Những dập dềnh lo toan/ Ngày dài và đêm sâu/ Nén khổ đau thành đá”. Đây là hai câu thơ lạ trong “Đồ Sơn 2”: “Thời gian trơ cạn tháng năm/ Đuổi theo con sóng trăm năm bạc đầu”... Đó là những câu thơ lạ, không chỉ ở cách nói, mà còn ở cách cảm, cách nghĩ rất riêng.

Đặng Cương Lăng là nhà thơ sở hữu nhiều câu thơ hay, để lại ấn tượng mạnh. Những câu thơ hay này như là một cách tác giả “để tiếng” với độc giả.

Câu “Rời nhà là gặp đường” trong “Những con đường” và tứ thơ “Những con đường” được nhà thơ Vũ Quần Phương đánh giá cao. Về câu thơ và tứ thơ này, nhà thơ Vũ Quần Phương viết: “Rời nhà là gặp đường”. Câu thơ mở đầu bài thơ “Những con đường”, dễ dàng như một câu nói về một sự, ngỡ như là đương nhiên. Đương nhiên như nói dưới trời là đất. Nhưng nếu nghĩ câu nói ấy đã đề cao đất hay hạ độ thiêng liêng của trời thì câu nói đã thành thơ, một câu thơ không dễ có. Không dễ khi định viết nhưng lại không khó khi viết ra. Nó như tự đến. Vì thế nên người đời mới nghĩ là trời cho. Trời cho nhưng người phải biết dùng”.

Câu “Cô đơn thành thói quen” trong “Mã Pì Lèng”, viết về một đỉnh núi cao nhất nước Việt, cũng là một câu thơ đáng nhớ.
Thơ Đặng Cương Lăng có nhiều câu thơ tài hoa: “Vui như khói/ buồn như sương/ Nhòa trong trời đất/ con đường/ và tôi...” trong “Nhập nhòa”, “Thời gian trơ tháng cạn năm/ Đuổi theo con sóng trăm năm bạc đầu” trong “Đồ Sơn 2”, “Buồn lắng xuống/ Vui trào lên/ Yên không lặng/ lặng không yên/ cõi người” trong “Lặng yên”...
Nhiều bài thơ có xu hướng triết lý trong thơ Đặng Cương Lăng, cũng không thiếu. Đó là “Phúc - họa” với: “Những người đi cầu phúc/ Phúc ở bến mù khơi/ Những người đi giải họa/ Họa ở chín tầng mây/ Mà sao người không biết/ Phúc - họa đầy trên tay”. Đó là “Thật và giả” với: “Giả giống y như thật/ Thật giống giả dễ gì/ Đã không cảnh chia ly/ Làm sao ra nước mắt!”. Đó là “Xuôi và ngược” với: “Mưa rơi trên cao/ Nước chảy xuống thấp/ Thác trời đổ xuôi/ Dòng đời chảy ngược”...

Về tình yêu, Đặng Cương Lăng có một tứ thơ thật hay: “Biển muốn lặng/ Sóng lại gào/ Sông muốn lặng nước ào ào chảy nhanh/ Cây muốn lặng. Gió rung cành/ Còn em im lặng, anh thành bão giông”.
“Một tôi cộng một” là tác phẩm gần đây nhất của Đặng Cương Lăng. Chỉ xoay quanh một tôi và thêm một thôi… mà ông có cả một tập thơ có bản sắc, có nhiều nét biển ảo, đọc lên là nhớ: “Và tôi cộng một...là gì?/ Đi với ở, ở với đi xoay vần/ Phù du ở sát phù vân/ Dẫu xa thế, trời vẫn gần không xa/ Và tôi cộng một là ta/ Trái đất vẫn một mái nhà, bạn ơi/ Cùng chung số phận con người/ Hôm nay khóc, ngày mai cười, thế thôi!”.

Với bản lĩnh và phẩm chất của một thi nhân, Đặng Cương Lăng luôn dằn vặt, trăn trở với kiếp người. Ít nhất trong “Thơ chọn Đặng Cương Lăng” có đến “quá tam ba bận” trở đi, trở lại với cuộc người:

Thế giới - trò chơi
Được - thua - thua - được
Thế giới - trò chơi
Thực - hư - hư - thực

Thế giới - trò chơi
Thấp - cao - cao - thấp
Thế giới - trò chơi
Mất - còn - còn - mất

Thế giới - trò chơi
Trắng - đen - đen - trắng
Thế giới - trò chơi
Thẳng - cong - cong - thẳng

Cuộc người, cuộc người
Thế giới - trò chơi!
(Thế giới trò chơi)
Đi vướng núi
về vướng sông
bao nhiêu giăng mắc
có - không - đêm - ngày
Đi vướng đá
về vướng cây
ta bị vây bủa
đó đây cuộc người.
(Cuộc người 1)
Chẳng lo Tết đến sau lưng
Chỉ lo lửa cháy không ngừng quanh ta
Phù du mọi kiếp ấy mà
Chưa bốn chín đã năm ba đến rồi

Cuộc người là cuộc người ơi!
(Cuộc người 2)

Đó là nỗi ám ảnh lớn nhất trong thơ và trong đời của Đặng Cương Lăng. Nhưng cũng không vì thế mà ông bớt yêu thương cuộc đời và con người. Là người nhân bản, ông luôn muốn “trở về với trong veo”, muốn “từ trong ta một tiếng Người”, muốn “một chữ Người lên ngôi”... Với Đặng Cương Lăng, chữ Người lúc nào cũng phải viết hoa. Chấp nhận đời sống này, sống với đời sống này, ông tỏ ra rất hiểu quy luật của đời sống: “Người đây/ kẻ đó/ lắm khi/ Giời ơi sum họp/ chia ly/ chuyện thường”. Nhiều lúc, ông ví ông và thơ của ông như hoa mai vậy.

Âm thầm đối diện mùa đông
Không nghiêng không ngả và không một lời
Suốt đời ngạo nghễ… mai ơi
Trong sương giá vẫn ngời ngời sắc hoa.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Xuất bản sách "Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo"
    “Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo” là nhan đề cuốn sách được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ra mắt nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025).
  • Ra mắt bộ sách đặc sắc kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Đoàn Giỏi
    Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Đoàn Giỏi (17/5/1925 – 17/5/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt bộ sách đặc biệt gồm 8 tác phẩm tiêu biểu, đồng thời tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Tiền Giang nhằm tôn vinh một trong những tên tuổi lớn của văn học Việt Nam.
  • “Lính thời bình” - những trang ký sự ấm nóng, đượm nghĩa tình
    Nhà xuất bản Quân đội nhân dân vừa cho ra mắt cuốn ký sự “Lính thời bình” của Đại tá, nhà báo Nguyễn Mạnh Thắng – một cây bút đã gắn bó trọn ba thập kỷ với nghiệp lính và nghiệp báo. Đây là tập sách ký sự độc lập thứ 3 của anh trong vòng hai năm trở lại đây, tiếp tục khẳng định sức bền lao động nghệ thuật và chiều sâu vốn sống quân ngũ.
  • Truyện tranh: Khi văn hóa - lịch sử “kết duyên” cùng hội họa
    Sáng 11/5, tọa đàm "Truyện tranh: Khi văn hóa – lịch sử “kết duyên” cùng hội họa" do NXB Kim Đồng phối hợp với Viện Pháp tổ chức đã diễn trong khuôn khổ chuỗi hoạt động của dự án phát triển truyện tranh tại Việt Nam và Những ngày văn học châu Âu 2025. Sự kiện được tổ chức nhân dịp ra mắt hai cuốn truyện tranh "Ký ức kiều bào: Lính thợ – Lao động Việt tại Pháp giữa Thế chiến II" và "Ký ức kiều bào: Chân đăng – Phu mỏ người Việt ở Tân Thế giới". Hai tác phẩm như lát cắt lịch sử sinh động, tái hiện bằng hình họa và màu sắc số phận những người Việt tha hương giữa thế kỷ XX đầy biến động.
  • Dấu ấn tuổi thơ Bác Hồ qua trang viết của nhà văn Sơn Tùng
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tái bản lần thứ ba tác phẩm "Bông sen vàng" của nhà văn Sơn Tùng – một trong những cuốn sách tiêu biểu viết về thời niên thiếu của Bác.
  • Ra mắt cuốn sách “Việt Nam – Ăn mặc thong dong”
    Công ty cổ phần Văn hóa Chi (Chibooks) phối hợp với Nhà Xuất bản Lao động vừa cho ra mắt độc giả cuốn sách “Việt Nam – Ăn mặc thong dong” của tác giả Đỗ Quang Tuấn Hoàng. Tác phẩm thuộc Tủ sách Văn hóa Việt giới thiệu những nét đặc trưng và độc đáo trong văn hóa ăn mặc của các dân tộc Việt Nam.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh qua góc nhìn của nghệ thuật tạo hình
    Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”, khai mạc sáng 16/5 tại Hà Nội. Với 60 tác phẩm chọn lọc từ bộ sưu tập của Bảo tàng, triển lãm là dịp để công chúng trong và ngoài nước chiêm ngưỡng những hình tượng nghệ thuật đặc sắc về lãnh tụ của dân tộc Việt Nam.
  • Xuất bản sách "Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo"
    “Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo” là nhan đề cuốn sách được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ra mắt nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025).
  • Tiếp tục phát triển tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Kỷ nguyên mới của dân tộc (Bài 1)
    Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành trọn đời cho tự do, độc lập của dân tộc và hạnh phúc của Nhân dân. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục soi đường cho dân tộc Việt Nam bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên giàu mạnh dưới sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản, xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu.
  • Hà Nội: “Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả” trong thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
    Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Trung ương, UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của thành phố năm 2025. Trong đó, Thành phố thể hiện 5 rõ: “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả”, để quá trình thực hiện đảm bảo đoàn kết, thống nhất, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân.
  • Hà Nội triển khai thi hành Luật Phòng, chống mua bán người
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 133/KH-UBND ngày 14/5/2025 về Triển khai thi hành Luật Phòng, chống mua bán người năm 2024 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Từ trong ta một tiếng người...
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO