Văn hóa – Di sản

Tu bổ, tôn tạo cổng trại Bảo An Binh: Công trình gắn với sự kiện Cách mạng Tháng 8

Kim Thoa (T/h) 12/07/2023 17:07

Công trình cổng cổ thuộc trại Bảo An Binh (Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội) vừa được hoàn thành việc trùng tu, tôn tạo.

khah8289.jpg
Cổng trại Bảo An Binh là công trình gắn với sự kiện Cách mạng Tháng 8

Cổng trại Bảo An Binh là một trong những dấu tích hiếm hoi còn lại gắn liền với sự kiện lịch sử Cách mạng Tháng Tám năm 1945, bên cạnh Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, nhà số 101 Trần Hưng Đạo (nay là Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam)…

Trại lính được xây dựng từ cuối thế kỷ 19, theo nhiều tài liệu lịch sử ghi chép là được thiết kế bởi kiến trúc sư người Pháp – Henri Vidieu, người từng thiết kế các công trình kiến trúc nổi tiếng khác như Phủ Toàn quyền, Phủ Thống sứ…

Trong những ngày Cách mạng tháng Tám bùng nổ, Cổng Trại Bảo An Binh đã trở thành chứng nhân cho một sự kiện quan trọng nhất của lịch sử hiện đại. Tại đây 78 năm trước, dù Nhật đã đầu hàng song vẫn án binh bất động đợi đồng minh đến tiếp quản. Lực lượng Bảo An Binh là mối đe dọa lớn nhất cho sự thành công của cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ngày 19/8.

cong-trai-bao-an-bin-02.jpg
Trên cánh cổng vẫn còn treo biển “Nơi đây năm 1945 là Trại Bảo An Binh. Ngày 19.8.1945, lực lượng Cách mạng đã tước vũ khí của địch và chiếm lĩnh vị trí này”

Những vị lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa khi ấy, dẫn đầu là ông Nguyễn Quyết (sau này là Đại tướng, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Việt Nam), với sự hậu thuẫn của quần chúng Nhân dân vừa thuyết phục vừa trấn áp lực lượng Bảo An Binh bằng sức mạnh của tinh thần, khơi dậy trong họ lòng yêu nước, vận động họ ủng hộ và tham gia lực lượng vũ trang cách mạng hoặc trở về quê. Trong đó, đơn vị quân nhạc của Bảo An binh đã bước sang hàng ngũ cách mạng, tiền thân của Đoàn quân nhạc Quân đội Nhân dân Việt Nam ngày nay.

Tháng 4/2023, Bộ Công an và Thành phố Hà Nội đã tổ chức tham vấn ý kiến giới chuyên gia để tìm phương án tu bổ, tôn tạo lại dấu tích cách mạng.

Sau khi thống nhất phương án, Bộ Công an và Thành phố Hà Nội đã tiến hành trùng tu cổng Trại Bảo An Binh, phục hồi gần nhất với hiện trạng cổng cũ năm 1945.

Tính đến đầu tháng 7/2023, việc tu bổ, tôn tạo lại dấu tích cách mạng đã hoàn tất. Được biết, công trình được tôn tạo với kỹ thuật thủ công, sử dụng vật liệu truyền thống.

Theo đó, kiến trúc cổng tam quan được giữ nguyên trạng, cùng với dòng tên “Garde Indigène”. Trên cánh cổng vẫn còn treo biển “Nơi đây năm 1945 là Trại Bảo An binh. Ngày 19/8/1945, lực lượng Cách mạng đã tước vũ khí của địch và chiếm lĩnh vị trí này”.

Công trình được tôn tạo với kĩ thuật thủ công, sử dụng vật liệu truyền thống. Những người thợ thủ công lành nghề, giàu kinh nghiệm từ các làng nghề truyền thống trong vùng đã được mời đến tham gia quá trình tu bổ.

Trại Bảo An Binh nằm cạnh Nhà hát Hồ Gươm hiện đại, quy mô vừa khánh thành, cận kề những công trình văn hóa khác ngay khu vực trung tâm Thủ đô, cổng Trại Bảo An binh sau khi được trùng tu đã góp phần tạo nên quần thể văn hóa, di tích, kiến trúc giàu bản sắc quanh hồ Hoàn Kiếm, góp phần quảng bá văn hóa du lịch, tôn vinh ý thức giữ gìn, bảo vệ những giá trị văn hóa lịch sử./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Trường đại học đầu tiên đạt chứng chỉ EDGE uy tín toàn cầu
    Sở hữu khuôn viên xanh rộng 6.5 hecta với tổng vốn đầu tư 165 triệu USD, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) mới đây đã đạt chứng chỉ xanh EDGE uy tín, “bảo chứng” của nhiều công trình xanh quy mô trên toàn cầu.
  • Chung kết cuộc thi: Đổi mới phong cách của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh
    Ngày 21/11, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức Chung kết Cuộc thi tuyên truyền kết quả thực hiện kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ Y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 “Thấu hiểu, tận tâm – Nâng tầm, đổi mới”.
Đừng bỏ lỡ
Tu bổ, tôn tạo cổng trại Bảo An Binh: Công trình gắn với sự kiện Cách mạng Tháng 8
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO