Truyện ngắn "Như là huyền thoại"

arttime| 29/04/2022 08:48

Truyện ngắn của Nguyễn Thanh Cải

Trong nhóm kỹ thuật được lãnh đạo Sở Địa chất quyết định cho đi khảo sát vùng đất địa đầu Tổ quốc có ba người. Nhận nhiệm vụ, xuất hành từ phố cổ Phạm Ngũ Lão, gần nhà Bác Cổ rồi đi qua cầu Long Biên là ngược chiều lên phía Bắc.  Đi tới bốn ngày đường, ba chàng địa chất mới tới phố núi Hà Giang. Người dân phố nhìn, chẳng hiểu là Tây hay ta. Lãnh đạo tỉnh nói mãi người dân mới hiểu đó là ba nhà địa chất. Mấy ông già đã sống qua thời giặc giã thì bảo: "Tôi cứ tưởng cái anh trắng trẻo là người Pháp, anh lùn là người Nhật, còn cái anh tóc rễ tre ấy là người đi thông ngôn…". Rồi họ chỉ trỏ về phía Bắc, chẳng hiểu đi vào núi hay lên giời…
img-1645082240616-1645691629157-1646988384.jpg
Ảnh minh họa

Hành trình qua ngày thứ nhất, Trần Hoàng chưa tìm ra một điểm lộ nham thạch đáng lưu ý. Phạm Vũ cứ nghểnh cái đầu  nhìn lên chỏm núi này, nhìn xuống dòng suối kia. Lê Nguyễn căng lều bạt bảo với mọi người nghỉ tại đây. Anh nói: "Có mấy cái bánh nếp mua ở dưới Tuyên còn để dành. Nhớ lần đi Tây Bắc đói lả suýt chết đấy." Đêm lạnh từ đá núi phả ra, khiến cả ba trằn trọc khó ngủ. Sáng hôm sau lại cuốn lều bạt, khoác ba lô đi tiếp. Đến giữa trưa mới gặp được  một người đi ngựa ngược chiều. Cả hai đều ngờ ngợ nhìn nhau, rồi người ấy thúc ngựa đi nhanh hơn. Mãi đến chiều lại gặp con suối cắt qua, Lê Nguyễn mở bản đồ ra xem. Cái bản đồ của Pháp, dùng cho quốc phòng với những chi tiết nhỏ có tên Nậm Điêng. Trần Hoàng dùng búa đập đá lộ bên bờ suối, Lê Nguyễn thổi phù phù cho sach vết vỡ của phiến đá rồi dùng kính lúp soi vào, vội reo lên: "Chúng ta đang đến vùng trầm tích cổ!". Mọi người định nghỉ đêm tại Ngòi Chờ. Lê Nguyễn bảo cố lên chút nữa chắc sẽ gặp dân bản. Phạm Vũ nói: "Chắc không?". Lê Nguyễn bảo: "Có tín hiệu rồi!". Trần Hoàng phát hiện: "Rất nhiều bãi phân trâu, phân dê!". Trần Hoàng vừa reo, chưa dứt thì mấy người dân bản vây quanh. Những khẩu súng kíp tự tạo nòng dài chĩa vào từng người. Phạm Vũ run lên, chẳng nói ra lời. Trần Hoàng nép sau lưng Lê Nguyễn như tránh đạn. Lê Nguyễn chấp nhận cả ba như tù binh, anh nói tiếng Tày (hồi học ở Cao Bằng) và Phạm Vũ nói tiếng Thái (hồi thực tập  ở Tây Bắc). Dân bản chẳng hiểu nói gì, họ nghĩ ba người đó là thổ phỉ. Lê Nguyễn bình tĩnh: "Gì cũng phải kiếm bữa ăn và nghỉ một đêm đã!". Dân bản cho ăn, giữ cho ngủ nhưng thay nhau canh gác chỉ sợ ba tên thổ phỉ trốn vào rừng. Sở Địa chất đã quán triệt: "Gặp thú rừng phải linh hoạt xử lý, gặp dân bản phải bình tĩnh ôn hòa!". Dựa vào dân để sống và làm việc, trong lòng nghĩ như vậy nên cả ba đều ăn no, ngủ ngon lành một đêm tới sáng. Lê Nguyễn đem giấy thông hành ra trình, mấy người thổ dân lắc đầu. Một lúc sau thì có người cưỡi ngựa đi tới. Người cưỡi ngựa nói tiếng Kinh, giọng lơ lớ: "Cán bộ địa chất đi tìm mỏ đấy!". Lê Nguyễn đưa giấy thông hành và trao đổi. Phạm Vũ bẽn lẽn như con gái đứng tựa lưng vào cây mận già. Người đi ngựa vỗ vai từng người, nói gì không rõ, vẻ trịnh trọng lắm. Dân bản vui vẻ níu áo giữ lại uống rượu với thịt lợn treo trên bếp. Mùi khói thịt và rượu ngô đậm đà, hể hả. Người đi ngựa tự giới thiệu mình là người chạy công văn từ tỉnh xuống huyện. Lê Nguyễn mừng quá, nhờ ghi mấy chữ vào giấy thông hành bằng tiếng địa phương để giao tiếp với người dân bản địa.

Cả ba tiếp tục đi, người thì cao ngất ngưởng, nghếch bên nọ, ngó bên kia. Người thấp thì lầm lũi lần sờ từng mô đá nhỏ trên mặt đường và những vách đá sạt lở. Nhóm trưởng lúc đứng, lúc đi, lúc chuyện rôm rả xởi lởi, lúc lặng thầm suy tư… Thoạt nhìn chẳng ai hiểu ba người này ở đất chui lên, hay trên trời rơi xuống. Chỉ có bản trưởng đã qua đợt tập huấn chống gián điệp, kẻ gian thì nghi ngờ là biệt kích đi rình mò phá hoại đời sống sinh hoạt của đồng bào miền núi. Còn dân ở vùng cao nguyên này người ta chỉ thấy đá, đâu đâu cũng đá. Đá lẫn vào ngô. Đá làm gãy cả lưỡi cày. Đá chen cây. Cây muốn sống phải nhờ có đất đổ vào các hốc đá mới bén được rễ.

Mới tới vùng đất cần nghiên cứu mà ba người đã cảm thấy mệt rã rời và chán nản. Đang nghĩ ngợi hoang mang thì Trần Hoàng reo lên: "Ôi. Vú Đồi” (người địa chất đầu tiên tới đây gọi hai quả núi thiên tạo này lá Vú Đồi). Phạm Vũ ngơ ngác nhìn. Giữa những dãy núi đá nhấp nhô bị kiến tạo xô đổ ngả nghiêng, lại trồi lên hai quả đồi cân đối như tạo hóa xếp đặt. Chẳng phải chỉ đạo khẩu lệnh, cả ba lao tới bới tìm những vật gì cất giấu trong đó. Lê Nguyễn lấy mấy viên đá, dùng kính lúp nghiêng người về phía mặt trời để soi,  giọng trầm trồ như một phát hiện: "Một khối dăm kết đá vôi là sản phẩm đứt gãy khu vực". Phạm Vũ quan sát kỹ cảnh xung quanh đưa ra kết luận sơ bộ: "Cấu tạo khu này liên quan đến hoạt động kiến tạo rất phong phú!". Lê Nguyễn như tiếp thêm sức mạnh quyết tâm: "Tập trung leo lên dãy núi phía trái". Tất cả hào hứng reo lên. Phạm Vũ nói như mệnh lệnh: "Cẩn thận không ngã!". Lê Nguyễn họa theo: "Mặt trượt lý tưởng!". Trần Hoàng: "Ôi, đúng như thực tiễn của môn khoa học kiến tạo, hình như ở tuổi Devon gì đấy. Lê Nguyễn ơi! Vú Đồi ơi!". Phạm Vũ nhìn theo địa mạo của vùng, anh mơ màng tới một thiên đường địa chất. Lê Nguyễn hình dung về một kỷ nguyên hoạt động kiến tạo của trái đất ở kỷ Trias, cách đây chừng hơn hai trăm triệu năm gì đó. Còn Trần Hoàng cứ mê mẩn với Vú Đồi. Mê mải đến chiều thì Lê Nguyễn tuyên bố: "Cả khu vực là trầm tích đá vôi chứa dolomic. Dòng sông Miện lượn lờ quanh khu vực là liên đới tới khe nứt kiến tạo. Thung lũng Quản Bạ là vùng đất sụt lún cách đây gần ba trăm triệu năm.

Buổi tối cả ba đi lang thang ở khu vực Tam Sơn. Cư dân từ các nhà ngó cổ ra nhìn. Mấy người chỉ trỏ: Tây, ta ở đâu đến phố bản. Lê Nguyễn tìm mãi tới nhà tổng quản hay chính quyền gì đấy để chìa tờ giấy thông hành, có chữ địa phương. Xem xong, người chủ nhìn từng người một rồi mời vào. Thế là từng ống bương rượu mèn mén và thắng cố được bày trên cái mẹt. Trong ánh lửa củi chập chờn, cả ba uống say rồi lăn ra ngủ. Sáng hôm sau lại tiếp tục đi, vẫn theo lối mòn có vết chân ngựa của người đưa công văn từ tỉnh lỵ tới các huyện mà dọc đường là cả cao nguyên đá với đủ dạng hình. Gần tháng trời đi bộ mới qua Yên Minh. Vẫn cái công việc nhìn từng ngọn núi, xem từng viên đá, chìa giấy thông hành, xin từng bữa ăn, chốn ngủ qua đêm trong những ngôi nhà ấm áp, tường trình bằng đất với đá núi. Lại một buổi chiều, Phạm Vũ kêu lên: "Dinh thự của Vua Mèo đây rồi!". Trần Hoàng nói: "Hãy tới Vương quốc của vua Mèo xem thế nào mà nghe kể rùng rợn cả tai!". Lê Nguyễn bảo: "Phải bình tĩnh, đừng sợ!".

Trời vừa tối, cả ba tới cổng dinh thì hai bảo vệ soi đuốc giữ lại. Họ sợ quá chạy vào nói nhỏ với người đang uống rượu, nửa tỉnh, nửa say. Vua Mèo da trắng bợt, đầu đội mũ đen viền đỏ, người sực mùi rượu và thuốc phiện, vừa nói lè nhè chẳng rõ tiếng Mông hay tiếng Hoa, cũng chẳng hiểu tối đó là ngày gì mà cả dinh đều say. Mùi thắng cố, mèn mén, tẩu chúa nồng nặc.

Cả ba cùng ăn, cùng uống, nhưng Lê Nguyễn bình tĩnh hơn. Sau khi trình giấy thông hành, được con trai vua Mèo ghi vào mặt trái bằng chữ Hán, chữ Mông: "Dân bản giúp cho người địa chất tìm ra cái mỏ còn giấu trong núi đá" rồi chìa cho vua Mèo ký và điểm chỉ. Cả ba nhanh chóng rút khỏi cổng, hai bảo vệ cúi chào. Phạm Vũ đốt đuốc soi đường ra. Ra ngoài cổng còn quay lại soi xem tường thành vua Mèo xây bằng vật liệu gì. Rồi cả ba thất thểu bước thấp bước cao đi theo con đường mòn vào bản. Trần Hoàng mệt, gắt toáng lên: "Ngủ mẹ nó ở dinh, sáng mai làm bữa nữa với vua rồi hãy quay về bản với dân".

Ngày này qua ngày khác, cái chân thấy nặng nề, Phạm Vũ nói như thông báo: "Chúng ta đang leo lên nếp Lũng Cú - Độ cao hơn một nghìn mét!". Lê Nguyễn dừng chân lấy bản đồ ra, dùng địa bàn chỉnh hướng rồi reo lên: "Đây rồi đỉnh đầu Tổ quốc!". Rồi anh chỉ xuống địa danh phía dưới: "Lưu ý những vùng đá lộ, nhất là taluy đường! Phải xác định điểm cao này là đá gì". Chẳng biết Trần Hoàng đẻ giờ gì mà số may thế, vừa leo tới vết đá lộ đã reo lên: " Đây rồi! Hóa thạch tay cuộn đây rồi! Ông Lê Nguyễn ơi, sao ngày xưa đây lại là biển nhỉ?". Phạm Vũ cũng reo lên: "Nhiều lắm! Những con hóa thạch chứng minh cho một thời biển tiến!" Lê Nguyễn thì nói như kết luận: "Nếp lồi Lũng Cú! Thế là địa tầng Malé đã lên tiếng. Hình như thuộc hệ tầng Chang Pung, như vậy có tới năm trăm triệu năm rồi đấy!".

Cả ba đi như lao tới những điểm đà lộ phía dưới. Phạm vũ cũng reo lên: "Ông Lê Nguyễn ơi, xuống đây mà xem hóa thạch Bọ ba thùy đây này!". Cả ba đổ xô lại, nhìn cái râu, nhìn cái vòi của bọ ba thùy đã hóa đá như vương miện của vua. Lê Nguyễn nói như mệnh lệnh: "Giữ nguyên hiện trạng!". Rồi anh mở bản đồ ra, xác định vị trí. Phạm Vũ, Trần Hoàng tìm thấy thêm mấy điểm lộ hóa thạch tay cuộn. Phạm Vũ nhắc lại: "Mình đọc tài liệu nhà Nguyễn, nói đây là đỉnh đầu rồng. Chả lẽ thời Nguyễn đã có người đến đây rồi ư?". Lê Nguyễn khẳng định: "Theo tài liệu cổ sinh vật học thì đá ở đây có tuổi tới trăm triệu năm!". Những mẫu hóa thạch được gói kỹ trong ba lô mà Lê Nguyễn giữ như giữ vàng, đi thì đeo trên lưng, ngồi thì ôm chặt trong lòng, chỉ sợ có hóa thạch tay cuộn và bọ ba thùy biến mất. Chẳng biết do sức hút của điểm đá địa đầu Tổ quốc hay bị những hóa thạch níu chân mà cả ba luẩn quẩn ở đây hàng tháng trời.

Chợt thấy cây đào già nua ở lối dốc bản nở hoa chấp chới, họ nhận ra Tết đã đến. Rồi tiếng lợn kêu í ét đầu bản, cuối bản. Lê Nguyễn bảo: "Chúng ta dựng lều bạt ăn Tết tại đây". Phạm Vũ xin một cành đào về cắm cửa lều bạt. Trần Hoàng phàn nàn: "Ông cứ ngắm hoa cho qua Tết nhé. Còn cái bụng thế nào đây?". Cả ba đi xuống chợ, chợ hết người. Vào nhà dân, nhà nào cũng mời ăn thắng cố và uống rượu. Lê Nguyễn chìa những đồng tiền còn mới xin mua con gà, miếng thịt mà chẳng nhà nào bán cả, cứ như họ không biết tiêu tiền. Mà nhà nào cũng cứ mời ăn. Cứ như là họ để lấy may ấy. Phong tục Việt Nam mình thì dù đói hay no, giàu hay nghèo là ba mươi, mồng một Tết phải có mâm cơm cáo tổ tiên chứ. Chả lẽ ba thằng, Tết đóng vai ăn xin à. Ừ hàng ngày vẫn xin dân bản mà ăn đấy chứ! Nhưng sáng mồng một Tết thế nào? Phạm Vũ bảo: "Sáng mồng một Tết đem con hóa thạch tay cuộn và bọ ba thùy làm lễ tổ tiên ngay nếp lồi Lũng Cú (nơi có cột mốc địa đầu Tổ quốc) mà thắp hương thì linh thiêng biết mấy". Sáng kiến của Phạm Vũ thế mà hay, dân bản cũng mang đầu lợn đến tế lễ rồi cùng uống rượu với ba nhà địa chất. Trần Hoàng toe toét cái miệng: "Các ông chưa vợ có nhớ Vú Đồi ở Quản Bạ không?". Mọi người đều cười và nghĩ trong nhóm có Trần Hoàng tếu táo cũng vui.

Lại một cái tết qua, một mùa xuân mới đến, chỉ mấy ngày dừng chân ăn Tết ở gần dân bản Lũng Cú mà khi đi cũng thấy nhớ. Phạm Vũ nghêu ngao: “Nơi ta đến…nơi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn” Dân bản ra tận dốc núi vẫy. Theo con đường mòn sang Mèo Vạc chừng hai, ba ngày đường thì gặp sông Nho Quế. Sông Nho Quế được tạo thành từ một đứt gãy địa chất điển hình, tạo ra những hẻm núi sâu hoắm nhìn  hoa cả mắt, nhưng lộ ra những lớp đá mà mắt thường cũng dễ nhận ra. Phạm Vũ tiếc cho cái thời sinh viên không có được vùng đất nào cấu tạo điển hình như ở đây mà thực nghiệm. Đang nghĩ ngợi thì Trần Hoàng hét toáng lên: "Kìa! Lê Nguyễn …". Nhìn Lê Nguyễn như cây chuối đổ xuống vực. Mọi người lạnh toát cả người, mắt tối sầm. Rồi, thăm thẳm dưới vực sâu, Lê Nguyễn như con chuột ngoi vào bờ vực. Chừng giờ sau đã thấy Lê Nguyễn bò lên bờ, quần áo ướt sũng, tay cầm một mẫu đá, nói trong rét buốt: "Cấu tạo đá ở đây khá đặc trưng đấy!". Trần Hoàng họa theo: "Ngã ở đây, điển hình cho nghề địa chất đấy!".

Hình như sau lần ngã xuống vực sông Nho Quế, đêm nào Lê Nguyễn cũng nằm mơ, giật mình kêu ú ớ. Cuộc hành trình tiếp tục, nhưng bất ngờ đến Lũng Pù thì gặp cấu tạo đứt gãy Khau Vai - Lũng Pù lộ rõ ranh giới đá vôi với đá phun trào. Một hoang mạc mênh mông với những loại đá điển hình lộ rõ các hóa thạch san hô, cúc biển. Tưởng như suốt tuyến khảo sát qua Hà Giang không gặp loại khoáng sản gì thì bỗng Phạm Vũ reo lên: "Bôxit! Mỏ Bôxít đây rồi". Phạm Vũ cứ giữ khư khư mẫu quặng Bôxít như sợ biến mất. Còn Trần Hoàng cứ gọi toáng lên: "Ơi Vú Đồi, ơi vú bầu!". Lê Nguyễn trầm lặng suy tư như đang tập hợp dấu hiệu đã phát hiện với những cấu tạo địa chất đặc biệt qua những thế ngầm, đứt gãy, mặt trượt và những con hóa thạch đặc trưng. Anh cảm thấy như một bộ sách giáo khoa tổng hợp của khoa địa chất mỏ mà anh đã học. Anh nghĩ, nếu sau này được Nhà nước điều về thành lập trường Địa chất anh sẽ đề xuất cao nguyên Bắc Hà Giang sẽ là vườn thực nghiệm và cũng là đề tài hấp dẫn khi đi hội thảo quốc tế.

Mải suy tư, cho đến lúc mở bản đồ ra xem, anh mới nhận ra mình đã khảo sát hết đất Hà Giang sang Cao Bằng. Thế là đã hoàn thành kế hoạch khảo sát. Bỗng dưng Trần Hoàng thở dài thườn thượt: "Xong rồi, mai về chẳng biết còn vợ không đây?". Lê Nguyễn thấy tâm trạng Trần Hoàng không bình thường, anh hỏi: " Không tin tưởng vợ à?". Trần Hoàng thật thà: "Ông bảo con gái thành phố, suốt ngày phơi ra chợ. Hơn một năm tôi biệt tích, không có bưu điện nào mà gửi thư!". Mải chuyện không để ý tới đường đi, bỗng Phạm Vũ reo lên: "Đến chợ Khau Vai rồi!". Mọi người đã nhìn thấy lác đác có người cưỡi ngựa xuống núi. Một vài cô gái váy xòe đứng bên gốc cây sa mu chuyện trò, đong đưa cái sợi dây lưng nhiều màu lòe loẹt.. Cả ba tìm một căn nhà trọ, chủ nhà bố trí chỗ ăn nghỉ. Cả ba đóng bộ người dân tộc bản địa trông rất ngộ, nhất là Phạm Vũ cao quá khổ, mặc bộ ngắn cũn vào ai cũng nhầm là Tây đóng giả ta. Dùng bữa tối xong là cả ba lang thang xuống chợ. Trăng đầu tháng mờ mờ sương khói, cùng với đá lạnh phả ra làm mọi người cứ muốn xích lại gần nhau lẫn vào đám váy xòe như hoa núi.

Quá nửa đêm, Phạm Vũ là người trở về nhà trọ đầu tiên, với anh ở đây không có vẻ gì hấp dẫn lắm. Mãi sau Lê Nguyễn trở về, nói: "Hay, hay! Trước đây mình chỉ nghe nói, nghĩ đơn giản như chuyện ở dưới xuôi, nhưng đây khác quá!". Phạm Vũ cắt ngang: "Khác thế nào?". Lê Nguyễn: "Ở những vùng đồi núi với những ngôi nhà đơn lẻ âý có những chàng trai hoặc cô gái hàng ngày không có điều kiện gặp nhau. Họ chỉ chờ mong đến ngày có phiên chợ là họ xuống núi gặp nhau. Thế mới có điều kiện để họ nên vợ chồng chứ!". Đúng là chợ tình thật! Có cô cậu đi hàng ngày đương mới tới đấy. Mãi đến lúc sương xuống ướt đẫm cả lá cây, Trần Hoàng mới về, vừa thở hổn hển, vừa nói: "Tuyệt, tuyệt". Lê Nguyễn hỏi: "Có khảo sát được gì không?". Trần Hoàng vẫn giọng tếu táo: "Hay, nây nây như hai quả đồi ở thung lũng Quản Bạ. Đúng là trinh nữ vùng sơn cước. Tuyệt!".

Ngày sau, tuần sau nữa là hành trình sang đất Bảo Lạc (Cao Bằng). Mỗi người một tâm trạng, nhưng ai cũng háo hức kịp về để báo cáo với lãnh đạo Sở. Phạm Vũ ấn tượng nhất là cảnh quan địa mạo. Không có máy ảnh, nhưng trong cuốn nhật ký địa chất cũng có những phác họa với đường nét sinh động không kém gì họa sỹ. Còn Lê Nguyễn thì trầm tư như đang chuẩn bị một báo cáo đồ sộ với Sở và Bộ, kể cả Chính phủ nữa. Riêng Trần Hoàng thì tếu táo thế thôi, chứ cũng ghi chép chu đáo từng chi tiết các điểm lộ.

*

Lãnh đạo ngành ở Hà Nội họp bàn đánh giá sau một năm hoạt động, các tổ công tác đã báo cáo về là gặp nhiều mỏ mới. Duy nhất chỉ có tổ đi khảo sát ở Hà Giang thì biệt vô tăm tích. Có người bảo làm lễ truy điệu thôi. Có người ác ý nói là phải kỷ luật họ trước khi truy điệu.

Đang trong dư luận bàn tán xôn xao thì ba chàng xuất hiện như hồn ma ngay trước cổng trụ sở. Cái phiên hiệu Sở Địa chất được thay bằng Cục Địa chất. Thấy ba người ngờ ngợ, bác thường trực phải giải thích: "Ngày các anh đi thì gọi là Sở, đến nay được đổi thành Cục rồi". Mọi người từ các phòng chạy xuống xem ba chàng địa chất lãng mạn đi Hà Giang hơn một năm nay mới về. Tóc dài, râu dài. Mỗi Phạm Vũ chẳng râu ria gì, còn Trần Hoàng tóc dài quá vai trông lại lùn. Một ông tếu táo: "Các người vào nhầm cửa rồi. Mời các người sang nhà bảo tàng Bác Cổ!". Mấy người hiểu ý bấm nhau cười. Mấy cô trẻ bên văn phòng bảo nhau: "Cứ như người ở hành tinh nào tới!". Rồi hành chính bố trí nhà nghỉ, không quên nhắc: "Tắm rửa, cắt tóc, cạo râu chỉnh trang rồi mới được đi dạo phố Tràng Tiền.. Các ông lãnh đạo nhắc tới các anh từng ngày đấy! Đi gì mà biệt vô tăm tích".

Qua một tháng tổng hợp làm thành báo cáo. Tài liệu lưu vào phòng lưu trữ, hóa thạch lưu vào phòng bảo tàng địa chất. Mẫu quặng bô xít đưa vào phòng hóa nghiệm. Duy chỉ có ông Cục phó phụ trách kỹ thuật là khen ba chàng địa chất lãng mạn đã có công đánh thức cả vùng đá cổ Hà Giang và ghi nhận sẽ tiếp tục cho nghiên cứu tiếp. Rồi ông trao quyết định cho ba người: Lê Nguyễn được điều về đoàn 20 nghiên cứu bản đồ địa chất toàn miền Bắc; Phạm Vũ được điều về Viện nghiên cứu khoáng sản; Trần Hoàng được Chính phủ trưng dụng làm kỹ thuật địa chất công trình, cho đi chỉ đạo thi công tuyến đường xuyên cao nguyên Hà Giang. Lê Nguyễn cảm thấy hơn một năm leo đồi, lội suối thật gian khổ mà lãng mạn như chuyện huyền thoại.

(0) Bình luận
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • Một giấc mơ xa
    Vân nằm duỗi chân ở sofa, nghe đài mà hai con mắt cứ ríu lại. Jim và Coen vừa theo bố chúng ra ngoài. Ở thị trấn này, trẻ em và những chú cún luôn được thỏa thích dạo chơi. Ánh nắng của buổi sáng đẹp trời chiếu xuyên qua tấm rèm cửa khiến Vân không nỡ ngủ vùi. Cô sống cùng gia đình chồng ở một vùng phía đông Hà Lan, nơi mà cuối tuần nghe nói mình đi dạo là biết sắp được chở vào rừng. Sáng này nếu không thấy mệt trong người thì cũng đã…
  • Trên đỉnh gió
    Không lãng mạn như hình dung, chiếc tàu chở Lam từ bến cảng thành phố ra đảo chính là “tàu há mồm” có niên đại còn nhiều hơn tuổi của cô. Thủy thủ trên tàu lại càng không như cô vẫn thường tưởng tượng về những chàng lính hải quân đẹp trai, từng trải với trái tim nồng nàn và tâm hồn cực kì bay bổng.
  • Tàu xuôi ra Bắc
    Ba năm trước, tôi gặp Trang trên chuyến tàu mang số hiệu SE đang di chuyển từ miền Nam ra miền Bắc. Lúc đó, tôi ngồi đối diện với Trang ở toa ghế ngồi - toa thường dành cho người đi chặng ngắn. Trong toa xộc lên mùi thuốc lá, mùi dầu gió xanh, mùi bồ kết phảng phất từ mái tóc của mấy người đàn bà và mùi của vô số thứ hàng hóa trên sàn toa.
  • Những hòn đá
    Không ai biết tại sao những người lạ lại chuyển thẳng vào cư trú trong cái làng bẩn thỉu, gồ ghề những đá là đá và quanh năm gió quật. Vợ chồng người lạ nọ đã mua một lâu đài đổ nát nằm trên đồi, sừng sững ở đó từ thuở ấu thơ của họ, và nó thuộc về ngôi làng.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội dự kiến giảm 5 sở, 2 đảng ủy khối sau khi sắp xếp
    Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã ký ban hành Thông báo Kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo TP Hà Nội về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sau khi tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương (Thông báo số 07-TB/BCĐ)
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: “Đường băng” để Hà Nội tiến vào kỷ nguyên mới
    Quán triệt quan điểm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa phải được coi trọng và đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế, xác định đây là giá trị, chất lượng, trình độ phát triển của chính trị, kinh tế với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản, trọng yếu nhất của đời sống xã hội.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
  • Các di tích ở Hà Nội mở cửa đón khách tham quan trong tất cả các ngày nghỉ Tết 2025
    Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 853/KH-SVHTT ngày 9/12/2024 về việc tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, quản lý lễ hội, trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
  • Từ giao thông thông minh đến mục tiêu “Hà Nội - Thành phố thông minh”
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định phê duyệt Đề án Giao thông thông minh trên địa bàn Thành phố. Triển khai Đề án này, Hà Nội sẽ hiện thực hóa mục tiêu phát triển Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, “Hà Nội - thành phố thông minh” trong tương lai gần, góp phần làm nền tảng để Thủ đô cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Hà Nội phê duyệt phương án, vị trí công trình cầu Thượng Cát bắc qua sông Hồng
    UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định 6316/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án, vị trí công trình cầu Thượng Cát và đường hai đầu cầu tỉ lệ 1/500 tại quận Bắc Từ Liêm và huyện Đông Anh.
  • [Podcast] Văn hóa thưởng thức cà phê của người Hà Nội
    Thủ đô nghìn năm văn hiến, nơi mỗi điều dù nhỏ bé cũng đều dung chứa những nét văn hóa rất riêng của người Hà Nội. Trong thưởng thức cà phê cũng thế, người Hà Nội cũng có cách thưởng thức rất riêng, để rồi thời gian trôi qua đã tạo nên nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt thường ngày của người Hà Nội.
  • Nghệ thuật "Hát sắc bùa" được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia
    Hát sắc bùa mang đậm giá trị lịch sử, gắn liền với sự hình thành và phát triển của các cộng đồng ngư dân tại mảnh đất Minh Hóa và thành phố Đồng Hới, nó tồn tại từ bao đời nay. Hát sắc bùa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ trước đến nay, vừa kế thừa Hát sắc bùa của các vùng khác trên mọi miền Tổ quốc...
Truyện ngắn "Như là huyền thoại"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO