Văn hóa – Di sản

Cần có biện pháp bảo đảm tuyệt đối an toàn cho Bảo vật quốc gia

Phạm Quỳnh 31/05/2025 07:54

Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch vừa có công văn gửi các Bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc rà soát, đánh giá và tăng cường công tác bảo vệ, bảo quản, phát huy giá trị Bảo vật quốc gia.

Theo đó, thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính về việc giao Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch chỉ đạo tổng rà soát, đánh giá công tác trưng bày, bảo quản, bảo vệ và các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn các bảo vật quốc gia trên toàn quốc; kịp thời tăng cường biện pháp bảo đảm tuyệt đối an toàn các bảo vật quốc gia đã được công nhận và hiện vật, cổ vật có giá trị tại các di tích, danh lam thắng cảnh theo đúng quy định của pháp luật, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề nghị các Bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo thực hiện 3 nội dung.

ngai-vang-3.jpg
Ngai vua triều Nguyễn được đặt trong điện Thái Hòa (Đại nội Huế) đã được công nhận Bảo vật quốc gia, nhưng ngày 24/5, một đối tượng lẻn vào khu vực trưng bày Ngai vua triều Nguyễn (Ngai vàng) ngồi lên và làm gãy phần tựa phía trước tay bên trái Ngai vàng.

Trước hết, rà soát, đánh giá thực trạng công tác trưng bày, bảo quản, bảo vệ và các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn đối với Bảo vật quốc gia đang trực tiếp quản lý, với các thông tin cụ thể: tên bảo vật quốc gia; nơi lưu giữ; công tác trưng bày, bảo quản Bảo vật quốc gia đã triển khai (từ sau khi khi có Quyết định công nhận bảo vật quốc gia); phương án bảo đảm an ninh, an toàn và biện pháp ứng phó rủi ro đã triển khai (từ sau khi khi có Quyết định công nhận Bảo vật quốc gia); đề xuất, kiến nghị (nếu có). Báo cáo rà soát, đánh giá gửi về Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch trước ngày 6/6/2025.

Nội dung thứ hai, tiếp tục tăng cường công tác bảo vệ, bảo quản và phát huy giá trị Bảo vật quốc gia. Về công tác bảo vệ, tổ chức xây dựng, hoàn thiện và kịp thời triển khai phương án bảo vệ đối với từng bảo vật quốc gia, trong đó lưu ý có biện pháp phòng, chống trộm cắp, cháy, nổ, thiên tai và các nguy cơ gây hư hại khác để bảo đảm tuyệt đối an toàn cho bảo vật quốc gia.

Đối với Bảo vật quốc gia hiện đang được lưu giữ tại di tích hoặc thuộc sở hữu tư nhân, phải xây dựng phương án bảo vệ cụ thể đối với từng bảo vật quốc gia, được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao thông qua, được UBND xã phân công tổ chức thực hiện. Kịp thời, chủ động báo cáo, thông tin tới cơ quan chủ quản và các cơ quan có liên quan khi có những diễn biến trong thực tế ảnh hưởng đến công tác bảo vệ tuyệt đối an toàn đối với Bảo vật quốc gia.

Về công tác bảo quản, ưu tiên đầu tư kinh phí cải tạo, nâng cấp công trình, hạ tầng kỹ thuật và trang thiết bị chuyên dụng dành cho kho bảo quản và khu vực trưng bày Bảo vật quốc gia tại bảo tàng, nơi lưu giữ bảo vật quốc gia tại di tích. Việc bảo quản Bảo vật quốc gia phải được lập thành phương án cụ thể, bảo đảm tính khoa học và theo đúng quy định của pháp luật về di sản văn hóa; quá trình thực hiện bảo quản phải tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc, quy trình, kỹ thuật bảo quản, đồng thời có sự phối hợp, hướng dẫn của các nhà khoa học trong lĩnh vực liên quan, các chuyên gia về bảo quản (căn cứ theo loại hình, chất liệu, tình trạng của từng bảo vật quốc gia).

Về công tác phát huy giá trị, xây dựng và triển khai hiệu quả các chương trình riêng, với nội dung hấp dẫn, hình thức đa dạng, dễ phổ biến và tiếp cận để quảng bá về giá trị của Bảo vật quốc gia tới đông đảo công chúng trong và ngoài nước. Nghiên cứu phương án trưng bày, phát huy giá trị phù hợp với tính chất, loại hình Bảo vật quốc gia để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân, trên cơ sở ưu tiên bảo vệ an toàn, an ninh và giá trị của Bảo vật quốc gia.

Nội dung cuối cùng, đó là bảo đảm an toàn đối với di vật, cổ vật có giá trị tại các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh. Cụ thể, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm chỉ đạo chính quyền địa phương nơi có di tích rà soát và lập Danh mục hiện vật có giá trị tại từng di tích; định kỳ hàng năm tổ chức kiểm tra, rà soát việc bảo vệ hiện vật có giá trị theo Danh mục được lập.

Chính quyền địa phương nơi có di tích tổ chức lập và phê duyệt phương án bảo vệ đối với từng hiện vật có giá trị; giao tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý di tích chịu trách nhiệm phối hợp với công an địa phương phân công trách nhiệm quản lý hiện vật có giá trị theo phương án bảo vệ đã được phê duyệt.

Phương án bảo vệ hiện vật có giá trị trong Danh mục hiện vật có giá trị phải đáp ứng các yêu cầu sau:

Đối với hiện vật trong di tích mà không thể cất giữ hoặc trưng bày hiện vật phục chế thay thế, phương án bảo vệ hiện vật cần bảo đảm hạn chế hoặc không cho khách tham quan tiếp cận và tác động trực tiếp hiện vật; thường xuyên kiểm tra, ngăn chặn các tác nhân gây hại hiện vật; định kỳ bảo quản, bảo dưỡng hiện vật.

Trường hợp hiện vật có thể cất giữ, thay thế bằng hiện vật phục chế, thì phương án cất giữ phải bảo đảm có thiết bị bảo quản hiện vật; có thiết bị báo động chống trộm cắp; vị trí bảo vệ hiện vật đã cách xa các khu vực có nguy cơ cháy nổ, ngập nước; có camera theo dõi kết nối với tổ chức, cá nhân được phân công bảo vệ hiện vật.

bao-vat-quoc-gia.jpg
3 bảo vật quốc gia: Bình đồng Đông Sơn (An Biên); Bình gốm hoa nâu; Lư hương gốm men lam xám (bộ Sưu tập An Biên), được trưng bày tại Bảo tàng Hải Phòng trong năm 2024.

“Ngày 1/7/2025, Luật Di sản văn hóa 2024 có hiệu lực thi hành, quy định rõ về trách nhiệm quản lý nhà nước, về chế độ bảo vệ, bảo quản đối với di vật, cổ vật, Bảo vật quốc gia. Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề nghị các Bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm, chỉ đạo thực hiện; chuẩn bị tốt các điệu kiện, nguồn lực để tổ chức Luật Di sản văn hóa 2024 kịp thời, hiệu quả; đồng thời gửi báo cáo đúng thời hạn để kịp thời tổng hợp, báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ”, Thứ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương, nhấn mạnh./.

Thành lập Hội đồng đánh giá tình trạng và đề xuất phương án bảo quản, tu sửa bảo vật quốc gia Ngai vua triều Nguyễn

Liên quan đến vụ việc Ngai vua triều Nguyễn đã được công nhận Bảo vật quốc gia được lưu giữ tại Đại thái hòa (Thành phố Huế) vừa qua có đối tượng lẻn vào ngồi lên, làm gãy phần tựa phía trước tay bên trái Ngai vàng gây xôn xao, bức xúc trong dư luận, ngày 29/5, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã có ý kiến thành lập Hội đồng đánh giá tình trạng và đề xuất phương án bảo quản, tu sửa bảo vật quốc gia Ngai vua triều Nguyễn gửi UBND thành phố Huế.

Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch thống nhất thành lập Hội đồng khoa học để đánh giá tình trạng và đề xuất phương án bảo quản, phục chế bảo vật quốc gia Ngai vua triều Nguyễn do Chủ tịch UBND thành phố Huế quyết định thành lập. Về vị trí Chủ tịch Hội đồng, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề nghị 1 lãnh đạo UBND thành phố Huế đảm nhiệm.

Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cử Thạc sỹ Phạm Định Phong, Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa; TS. Nguyễn Văn Đoàn, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia; Thạc sỹ Nguyễn Thị Hương Thơm, Trưởng phòng Bảo quản, Bảo tàng Lịch sử quốc gia tham gia Thành viên Hội đồng đánh giá tình trạng và đề xuất phương án bảo quản, tu sửa bảo vật quốc gia Ngai vua triều Nguyễn./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Xây dựng môi trường văn hóa nhìn từ phong tục và hương ước
    Xây dựng môi trường văn hóa không phải là vấn đề mới đặt ra trong thời hiện đại mà đã được người Việt quan tâm từ rất sớm. Từ thời xa xưa, người Việt đã hình thành nên phong tục, tập quán vừa như luật lệ, vừa như đạo lý để điều chỉnh hành vi cộng đồng. Trên nền tảng đó, các làng xã dần hình thành hương ước - bước phát triển cao hơn, có tính chế tài và tổ chức rõ ràng. Cả phong tục lẫn hương ước, qua nhiều thế hệ đã góp phần định hình môi trường văn hóa truyền thống: kỷ cương, hài hòa, đậm đà bản sắc.
  • Lưu trữ mộc bản triều Nguyễn bằng công nghệ AI
    Nhờ ứng dụng công nghệ AI, mộc bản Triều Nguyễn đã được Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV lưu trữ một cách khoa học, giúp cho du khách, công chúng dễ dàng tiếp cận.
  • Nghề làm bánh cuốn Thanh Trì được vinh danh là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
    Bộ VH-TT-DL đưa Nghề làm bánh cuốn Thanh Trì (Hà Nội) vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình Tri thức dân gian, Nghề thủ công truyền thống.
  • Đức Thánh Đầm và tục kiêng kỵ ở làng Mễ Trì
    Xưa kia, vùng đất Anh Sơn (sau là Mễ Trì, nay thuộc quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) chỉ là một làng nhỏ. Trong làng có ông lão chuyên nghề chài lưới, sống đơn độc, không có con cái.
  • Phong Nha - Kẻ Bàng và Hin Nam Nô được UNESCO ghi danh Di sản Thế giới liên biên giới
    Tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO) ở Thủ đô Paris, Cộng hòa Pháp đã thông qua Quyết định phê duyệt việc điều chỉnh ranh giới đáng kể của Di sản Thiên nhiên Thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Trị, Việt Nam), bao gồm Vườn quốc gia Hin Nam Nô (tỉnh Khăm Muộn, Lào), với tên gọi: “Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và Vườn quốc gia Hin Nam Nô” trong danh sách Di sản Thế giới.
  • Quần thể di tích Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc được UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản thế giới
    Tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản thế giới thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (người Bulgaria) - Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa công nhận Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn - Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Cùng Đỗ Quang Tuấn Hoàng khám phá “Ngàn năm trà Việt”
    Trong dòng chảy của đời sống văn hóa Việt, trà không chỉ là một thức uống quen thuộc mà còn là biểu tượng gắn liền với phong tục, nét văn hóa truyền thống của dân tộc. Góp thêm một lát cắt sâu sắc vào bức tranh đó, nhà báo – nhà nghiên cứu Đỗ Quang Tuấn Hoàng vừa ra mắt công trình khảo cứu mới mang tên "Ngàn năm trà Việt", do Chibooks liên kết Nhà xuất bản Lao động phát hành tháng 7/2025. Cuốn sách là kết quả của hành trình nhiều năm miệt mài trải nghiệm, nghiên cứu, quan sát và ghi chép của tác giả.
  • Xây dựng môi trường văn hóa nhìn từ phong tục và hương ước
    Xây dựng môi trường văn hóa không phải là vấn đề mới đặt ra trong thời hiện đại mà đã được người Việt quan tâm từ rất sớm. Từ thời xa xưa, người Việt đã hình thành nên phong tục, tập quán vừa như luật lệ, vừa như đạo lý để điều chỉnh hành vi cộng đồng. Trên nền tảng đó, các làng xã dần hình thành hương ước - bước phát triển cao hơn, có tính chế tài và tổ chức rõ ràng. Cả phong tục lẫn hương ước, qua nhiều thế hệ đã góp phần định hình môi trường văn hóa truyền thống: kỷ cương, hài hòa, đậm đà bản sắc.
  • “Đại úy Rosalie”: Câu chuyện chiến tranh đầy cảm xúc từ góc nhìn trẻ thơ
    Crabit Kidbooks phối hợp với Nhà xuất bản Hà Nội vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách thiếu nhi “Đại úy Rosalie” – tác phẩm mới nhất của nhà văn, nhà soạn kịch người Pháp Timothée de Fombelle. Sách dày 72 trang, được minh họa bởi họa sĩ Isabelle Arsenault, do dịch giả Bùi Kim Ngân chuyển ngữ.
  • Hà Nội: Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7
    UBND Thành phố giao Sở Y tế tiếp nhận, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân, đặc biệt là trẻ em; Sở Nội vụ kiểm tra các trung tâm xuất khẩu lao động, tuyển dụng người nước ngoài; Sở Du lịch kiểm tra cơ sở lưu trú, phát hiện hành vi lợi dụng du lịch để mua bán người...
  • 12 đội tranh tài tại vòng chung kết giải bóng đá 7 người vô địch quốc gia 2025
    Sáng 18.7, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ bốc thăm và xếp lịch thi đấu vòng chung kết giải bóng đá 7 người vô địch Quốc gia - Bia Saigon Dragon Cup 2025 (VPL-S6).
Đừng bỏ lỡ
Cần có biện pháp bảo đảm tuyệt đối an toàn cho Bảo vật quốc gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO