Tình đời giữa miền hoa nắng

Vũ Nho| 25/11/2019 08:13

Tình đời giữa miền hoa nắng
(Về tập thơ Miền hoa nắng của Vũ Thị Minh Thu)

Không biết là tác giả, cô giáo  môn  Toán - Vũ Thị Minh Thu phải nghĩ ngợi bao lâu để đặt tên cho đứa con tinh thần của mình, nhưng Miền hoa nắng là một cái tên rất đẹp và gợi cảm. Có hoa, có nắng, có hoa thật, nắng thật. Lại cũng có hoa ảo, nắng ảo. Hoa và nắng trong kí ức. Nắng ảo, mà hoa có khi lại cũng ảo, không biết loại hoa gì, hoa mùa nào, hay chính nắng tạo ra hoa, hoặc tâm hồn người viết nở hoa trong nắng sáng? Có lẽ là tất cả!

Chính vì thế mà bạn đọc sẽ bắt gặp không ít nắng và hoa, thật và ảo đan xen, hòa lẫn.

Một vạt nắng trên sông Nhuệ:

Nhuệ Giang vạt nắng vừa buông
Mây lồng đáy nước như gương soi chiều
(Hương đầu hè)

Có nắng và hoa, nhưng nắng gầy, nắng phai trong tâm tưởng của người đang yêu:

Nắng gầy hao phía hoa xoan
Còn đâu một thuở gái ngoan đợi chờ
Em đi một nửa hững hờ
Nửa kia tắt lịm giữa bờ nắng phai
(Chút tình hương bưởi)

Khi không nắng, ấy là khi có mưa, hoa trong mưa vẫn đưa hương lặng lẽ:

Cơn mưa vừa lạ vừa quen
Vừa như thắc thỏm, vừa nhen nhóm buồn
Loa kèn mấy nụ vừa vươn
Trắng, xanh, tinh khiết đưa hương 
sau vườn
(Khúc giao mùa)

Một chút hương nhài, sắc đỏ hoa dâm bụt trong miền quê chốn bình yên làm cho tâm hồn thư thái:
Gió đưa thoang thoảng hương nhài
Dậu thưa dâm bụt đỏ hoài lối quen
Đưa nhau về chốn bình yên
(Bình yên)

Sẽ bắt gặp nhiều sắc nắng trong “hoàng hôn sắc tím”, trong “sợi nắng hồng vương” trên áo học trò, trong “nắng vàng cát trắng, sóng xô” nơi hàng dừa xanh ven biển, trong  khoảnh  khắc giật mình “Chợt thấy mình soi sắc nắng vàng tươi” (Thoáng thu thành cổ) hoặc trong  “nắng đã hoe vàng” (Tháng ba)

Và rất nhiều loại hoa, sắc hoa, hương hoa. “Mộc miên sắc đỏ cháy trời” “Xoan xòe tím một góc sân” (Tháng ba). Hoặc loài hoa phượng gắn với nhà trường được mệnh danh là “hoa học trò”: 

Phượng hồng mấy nụ đầu tiên
Hôm nay rực lửa góc bên sân trường
(Hương đầu hè). 

Rồi hoa nhãn tỏa hương nơi góc vườn thầm lặng “Đầu tường hương nhãn rơi vào tóc em” (Khúc giao mùa). Rồi hoa nhài (Bình yên), hoa bưởi (Chút tình hương bưởi), hoa sữa trong nắng thu  sắp chuyển sang đông.

Hương vẫn thơm và trời đầy nắng
Chỉ ai vô tình trống vắng hồn tôi
(Hương sữa)

Trong không gian đầy nắng và hoa đó là hình ảnh người thơ với bao nhiêu buồn vui, lo lắng, băn khoăn, ngỡ ngàng, chiêm nghiệm về tình bạn, tình yêu, tình người, tình quê.

Người thơ đã thả hồn vào gió, vào mây, vào hoa, vào nắng, vào những vu vơ để “gặp lại chính mình” (Thả hồn). Trong phiêu lãng, chị đã phát hiện nét đẹp của quê hương với hoa, với nắng:

Hoa mướp vàng ướp giọt sương 
thanh khiết
Trong nắng mai ong bướm lượn 
quay vòng
Làng quê nghèo tường đất đá ong
Vẫn dáng mẹ tảo tần khuya sớm
Hạt thóc thơm đọng một sương hai nắng
Chum tương gầy úp nón dưới hàng cau
(Nhớ lắm quê ơi)

Đã hồi tưởng lại một thời trẻ trung, lãng mạn mê say:
Có cái gì nghèn nghẹn tôi ơi
Rưng rức nhớ một tuổi thơ yên lặng
Rưng rức nhớ một hồng hoang nổi loạn
Rừng rực yêu, rừng rực cháy trời chiều
(Chiều không anh)

Sau những phấp phỏng, khát khao, nồng nàn, lo lắng, sau tất cả những nhớ thương, đợi chờ, sau cả những chông chênh “Em sắp hư rồi đấy”, người thơ đã tìm được sự bình yên với nhiều bài thơ nồng nàn viết về ANH, viết cho ANH (chiếm khá nhiều trong tập):

Vẫn là em, vẫn là anh
Sóng thì đầu bạc, mình xanh tóc thề
(Viết cho anh bên bờ biển cả)

Bạn sẽ bắt gặp tình cảm với bà ngoại (Chiếc mâm đồng); với cha (Nói với cha, đưa cha về); với mẹ (Cánh đồng đêm, Nói với cha, Nhớ lắm quê ơi, Thèm, Tháng Ba); với chị (Tự tình, Chị lấy chồng); với người chiến sĩ hi sinh trong thời bình (Cánh chim không mỏi, Sao cháu ra đi?); với cháu (chùm 10 bài viết cho cháu nội); với  người nghệ nhân dân gian (Người nặn tò he) và cặp vợ chồng nghèo (Đêm Noel),  với “Người đàn bà” cũng có thể người ấy là mình (Ngắm hoa, Sợ); với bạn bè đồng nghiệp (Đêm Mộc Châu, Có một dòng sông, Ngày vui rộn rã tiếng cười); với mái trường (Con đò, Thế rồi, Lỗi hẹn tháng Năm, Tiếc nghề, Ai chưa một lần qua)… Tất cả đều được viết bằng sự chân tình, một tấm lòng rộng mở, một trái tim đa cảm, một kĩ thuật của người viết đã có nghề. 

Đọc tập thơ Miền hoa nắng, bạn sẽ được giàu có thêm  tình người khi  tiếp xúc với một người thơ giàu mộng mơ, một cô giáo tâm hồn đầy nắng và hoa.
(0) Bình luận
  • Trao giải 11 tác phẩm xuất sắc “Truyện ngắn Sông Hương 2024”
    Ban tổ chức đã trao giải 11 tác phẩm xuất sắc cho cuộc thi “Truyện ngắn Sông Hương 2024” do Tạp chí Sông Hương phát động.
  • Thiền đào
    Chàng vẫn âm thầm dõi theo những bài viết của nàng và không bỏ sót bất kỳ phóng sự nào về nàng. Đôi mắt nàng khi bảy tuổi hay của bây giờ vẫn vậy. Xoáy xiết, ám ảnh. Nhấn chàng xuống đỉnh vực. Vẫy vùng. Ngộp thở. Toàn thân không trọng lượng. Đôi vực sâu đồng tử đã xoáy chàng đến một nơi quen thuộc. Là dinh đào, khi ấy chàng đang ở tuổi mười ba.
  • Ăn Tết nay yêu Tết xưa
    Đợt rét ngọt đầu tiên của tháng Chạp đã luồn qua khe cửa, bà Ngân thoáng rùng mình khi trở dậy vào sáng sớm. Loẹt quẹt đi xuống bếp, rót đầy một cốc nước gừng nóng sực đã ủ sẵn trong bình, bà vừa xuýt xoa uống vừa nhẩm tính xem Tết năm nay nên sắm sửa những thức gì. Kỳ thực, quanh đi quẩn lại, năm nào bà cũng bày biện từng ấy món quen thuộc. Nhưng cái việc nôn nao nghĩ suy về cái Tết sắp đến mới ngọt ngào làm sao, nhất là khi năm nay gia đình bà có thêm cô con dâu mới.
  • Lễ phạt vạ
    Ba ngày nữa là đến giao thừa mà Cầm Bá Cường chưa thể về nhà. Đã vậy anh còn mắc vạ trưởng bản, phải chịu phạt. Ký túc xá giáo viên ở Mường Lôm giờ đây còn mỗi mình anh. Ôi chao là buồn! Cầm Bá Cường nhìn ra khoảng sân ký túc xá.
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nhà văn Bùi Tiểu Quyên ra mắt sách mới viết cho thiếu nhi - "Xám Ngố đi thành phố"
    Sau thành công của “Cà Nóng chu du Trường Sa” và “Hùm Xám qua sông”, nhà văn Bùi Tiểu Quyên tiếp tục ghi dấu trong lòng độc giả với “Xám Ngố đi thành phố” - phần hai tiếp nối hành trình của chú chó đặc biệt mang sứ mệnh lưu giữ ký ức và sẻ chia tình yêu thương. Tác phẩm do Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành, ra mắt đúng dịp Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4, cũng là dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
  • "Thành phố Hồ Chí Minh – Giờ khắc số 0": Lịch sử Việt Nam qua góc nhìn báo chí quốc tế
    Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ra mắt bạn đọc cuốn sách “Thành phố Hồ Chí Minh - Giờ khắc số 0 - Những phóng sự về kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm”. Đây là một ấn phẩm đặc biệt không chỉ tái hiện thời khắc lịch sử trọng đại của dân tộc Việt Nam qua góc nhìn của các nhà báo quốc tế mà còn là minh chứng sống động cho giá trị của sự thật, của ký ức và của niềm tin vào một tương lai hòa bình sau những năm tháng chiế
  • Nhiều bộ phim cách mạng được chiếu miễn phí tại Hà Nội vào dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất non sông
    “Biệt động Sài Gòn”, “Cánh đồng hoang”, “Giải phóng Sài Gòn”, “Mùa xuân toàn thắng”… những bộ phim sống cùng lịch sử sẽ được công chiếu cho khán giả Thủ đô trong chương trình Những ngày phim Việt Nam kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) tại Rạp Ngọc Khánh (523 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội).
  • Phát động phong trào thi đua triển khai công tác tuyên truyền, vận động GPMB dự án trọng điểm
    Để triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 36-CT/TU, ngày 28/11/2024 của Thành ủy “Về đẩy mạnh công tác dân vận trong công tác quy hoạch; công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
  • “Yêu lắm Việt Nam” – Khi công nghệ thắp sáng tình yêu đất nước
    Chiều 17/4, tại Hà Nội, Báo Nhân Dân chính thức công bố triển khai dự án “Yêu lắm Việt Nam” – một sáng kiến ứng dụng công nghệ số kết hợp chip NFC (kết nối không dây tầm ngắn) để lan tỏa tình yêu quê hương, quảng bá các địa danh lịch sử, văn hóa và du lịch khắp mọi miền Tổ quốc. Đây là món quà đầy ý nghĩa nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
Đừng bỏ lỡ
Tình đời giữa miền hoa nắng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO