Hoạt động hội

Tìm giải pháp phối hợp, lan tỏa giá trị văn hóa của huyện Mỹ Đức qua văn học nghệ thuật

Thụy Phương 07/12/2024 21:33

Sáng ngày 7/12/2024, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội phối hợp với Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội và Huyện ủy – UBND huyện Mỹ Đức tổ chức tọa đàm “Công tác phối hợp trong hoạt động sáng tác văn học nghệ thuật gắn với định hướng phát triển văn hóa – văn nghệ trên địa bàn huyện Mỹ Đức”.

Chủ trì tọa đàm có đồng chí Đào Xuân Dũng - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, NSND Trần Quốc Chiêm – Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội; đồng chí Đỗ Trung Hai - Phó Bí Thường trực Huyện ủy Mỹ Đức.

Cùng tham dự có đại diện Thường trực Huyện ủy, Ban Tuyên giáo Huyện ủy Mỹ Đức; lãnh đạo và chuyên viên phòng Văn hóa - Văn nghệ Ban Tuyên giáo Thành uỷ cùng gần 30 văn nghệ sĩ đại diện cho các hội chuyên ngành trực thuộc Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội.

z6107829236548_aa2acf8ac5051827c49177f88a911867.jpg
Đồng chí Đào Xuân Dũng - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội phát biểu tại tọa đàm.

Nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp văn hóa tại Mỹ Đức

Phát biểu tại tọa đàm, đồng chí Đỗ Trung Hai - Phó Bí Thường trực Huyện ủy Mỹ Đức thay mặt lãnh đạo huyện báo cáo kết quả khái quát về phát triển kinh tế xã hội, tiềm năng văn hóa, du lịch, di tích lịch sử văn hóa của huyện.

Đồng chí Đỗ Trung Hai cho hay, Mỹ Đức là vùng bán sơn địa, nằm ở phía Nam của đồng bằng Bắc Bộ, cách trung tâm Hà Nội chưa đầy 50km, giáp ranh huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, huyện Chương Mỹ, Ứng Hòa, TP. Hà Nội. Diện tích tự nhiên của huyện khoảng 226 km, bao gồm 21 xã và 1 thị trấn, với dân số toàn huyện trên 221.000 người.

z6106162459120_a388f2191adce2b50a0f16db9ca9a536.jpg
Đồng chí Đỗ Trung Hai - Phó Bí Thường trực Huyện ủy Mỹ Đức thông tin về tình hình phát triển kinh tế xã hội, tiềm năng văn hóa, du lịch của huyện.

Huyện Mỹ Đức có nhiều di tích lịch sử - tôn giáo, có khu di tích lịch sử và danh lanh thắng cảnh Hương Sơn được công nhận là di tích Quốc gia đặc biệt năm 2017, khu du lịch cấp Thành phố năm 2024 và nhiều danh thắng thiên nhiên đẹp, tạo điều kiện thuận lợi phát triển đa dạng các loại hình du lịch như: du lịch tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái...

Trong những năm qua, kinh tế của huyện phát triển ổn định, kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, đúng hướng. Sự nghiệp văn hóa xã hội, giáo dục đào tạo, ý tế, khoa học công nghệ tiếp tục phát triển. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững... Năm 2024, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động Hạng Nhất, được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

Theo đồng chí Đỗ Trung Hai, huyện Mỹ Đức có nhiều tiềm năng để phát triển văn hóa. Với không gian phong phú, đậm bản sắc dân tộc, Mỹ Đức là vùng đất của văn học nghệ thuật, của lễ hội truyền thống đặc sắc; đồng thời còn nổi tiếng với các hình thức diễn xướng dân gian, ẩm thực mang những đặc trưng riêng.

z6107822974102_4bf1462803eee3a56e30224039c34d1c.jpg
NSND Trần Quốc Chiêm – Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội phát biểu tại tọa đàm.

“Nhận thức rõ vai trò của văn hóa trong sự phát triển của xã hội, hiện nay, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Mỹ Đức tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 09, ngày 22/02/2022 của Thành ủy Hà Nội về phát triển công nghiệp văn hóa giai đoạn 2021-2025; từng bước xây dựng thương hiệu cho văn hóa Mỹ Đức. Quá trình đó gắn liền giữa nhiệm vụ giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa đã được định hình trong chiều dài lịch sử với phát huy, thích ứng những bản sắc này phù hợp trong bối cảnh phát triển, hội nhập của Thủ đô và đất nước”, đồng chí Đỗ Trung Hai khẳng định.

Phát biểu tại toạ đàm, NSND Trần Quốc Chiêm khẳng định, văn học nghệ thuật chính là một kênh để quảng bá lan tỏa giá trị văn hóa một cách hữu hiệu và văn nghệ sĩ chính là lực lượng tiên phong trong việc phát huy giá trị văn hóa. “Qua 58 năm hình thành và phát triển, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội đã có những thành tựu đáng tự hào. Hội đã tập hợp được đông đủ đội ngũ văn nghệ sĩ tâm huyết, tạo ra nhiều tác phẩm và công trình có chất lượng, phục vụ độc giả và công chúng Thủ đô. Văn học nghệ thuật Thủ đô từng bước góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng con người Việt Nam, con người Hà Nội thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập”, NSND Trần Quốc Chiêm khẳng định. Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội hi vọng, từ buổi tọa đàm này sẽ mở ra những kết nối giữa địa phương và văn nghệ sĩ Thủ đô.

Phối hợp để lan tỏa giá trị văn hóa của địa phương

Với tiềm năng phong phú mà điểm nhấn là tín ngưỡng cùng phong cảnh “sơn thủy hữu tình”, theo PGS.TS Trần Thị An - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội đây chính là “đầu vào” cho phát triển công nghiệp văn hóa của huyện Mỹ Đức.

z6107815933506_7c28d91327d49eb6b40cb90caf84632a.jpg
PGS.TS Trần Thị An - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội phát biểu tại tọa đàm.

Để cập tới giải pháp để phát triển công nghiệp văn hóa của Mỹ Đức, PGS.TS Trần Thị An cho rằng cần đẩy mạnh sưu tầm, nghiên cứu, quảng bá về di tích lịch sử địa phương; sưu tầm, nghiên cứu sâu về tín ngưỡng dân gian; nghiên cứu các giải pháp kết nối du lịch các di tích danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử văn hóa; nghiên cứu giải pháp để kết nối sản phẩm làng nghề với công nghiệp văn phục vụ du lịch.

z6107815247913_80697e6aa6d4d31960dd04553f85ed63.jpg
NSND Nguyễn Quang Vinh - Phó Chủ tịch thường trực Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội phát biểu tại tọa đàm.
z6107818645731_f49793ed0735a34bfbd2f66a2cd7706d-1-.jpg
Nhà thơ Trần Gia Thái - Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội phát biểu tại tọa đàm.

Giải pháp để mở rộng kết nối này cũng đã được NSND Nguyễn Quang Vinh - Phó Chủ tịch thường trực Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội và nhà thơ Trần Gia Thái - Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội để cập chi tiết trong ý kiến phát biểu tại tọa đàm. Theo đó, huyện Mỹ Đức cần xây dựng các kênh liên lạc, tăng cường các chương trình phối hợp giữa huyện và Hội Liên hiệp như: Tổ chức cho các văn nghệ sĩ đi thực tế, tìm hiểu về các địa danh lịch sử, văn hóa, các làng nghề truyền thống, điển hình trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện để từ đó khơi nguồn cảm hứng cho các sáng tác về địa phương; Xây dựng kế hoạch phối hợp tổ chức các cuộc thi, cuộc vận động sáng tác ở địa phương để nâng cao bản sắc văn hóa, xây dựng con người thanh lịch, văn minh… của huyện Mỹ Đức.

z6106268884995_b1055b72f66248714605d015631ba784.jpg
Nhà báo Vương Minh Huệ - Tổng biên tập Tạp chí Người Hà Nội phát biểu tại tọa đàm.

Nhà báo Vương Minh Huệ - Tổng biên tập Tạp chí Người Hà Nội khẳng định việc tuyên truyền về những giá trị lịch sử, di sản và văn hóa của huyện Mỹ Đức là vô cùng cần thiết vì đây là một cách để lan tỏa các giá trị văn hóa tại địa phương. “Đối với huyện Mỹ Đức, ngoài các yếu tố thuận lợi về phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng còn nhiều các lợi thế phát triển du lịch lễ hội, văn hóa làng nghề, du lịch khám phá, du lịch MICE. Do vậy, tuyên truyền, định hướng các lễ hội này để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, là động lực phát triển và cơ hội tạo được chuyển biến mạnh về cơ cấu kinh tế cũng như cơ cấu lao động trong huyện cần được đẩy mạnh hơn nữa”, nhà báo Vương Minh Huệ nhấn mạnh.

Phát biểu tại tọa đàm, đồng chí Đào Xuân Dũng - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội khẳng định rõ vai trò của văn hóa trong phát triển Thủ đô, đồng thời đề cập tới những định hướng về phát triển văn hóa, đặc biệt là công nghiệp văn hóa của thành phố nói chung, các quận huyện trên địa bàn thành phố nói riêng. Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cũng nhấn mạnh tới những tiềm năng của Mỹ Đức trong phát triển du lịch văn hóa và mong rằng thời gian tới địa phương sẽ có sự phối hợp chặt chẽ với Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội để qua văn học nghệ thuật quảng bá, lan tỏa rộng rãi hơn nữa những tiềm năng, giá trị của văn hóa huyện Mỹ Đức./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Chi bộ Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội: Chung sức xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    Sáng 18/6, Chi bộ Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội đã tổ chức Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Tham dự Đại hội có các đồng chí đến từ Đảng ủy các cơ quan Đảng thành phố Hà Nội: Đồng chí Nguyễn Huy Hải, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Tuyên giáo và Dân vận, đồng chí Đào Thị Nguyên, Phó trưởng Ban Tổ chức Đảng ủy và 15 đại biểu là đảng viên Chi bộ Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội.
  • Tọa đàm: Chất liệu múa đương đại trong nhạc kịch “Lửa từ Đất”
    Sáng 23/5 tại Hà Nội, Hội Nghệ sĩ Múa Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm chuyên đề “Chất liệu múa đương đại trong nhạc kịch Lửa từ Đất”. Sự kiện thu hút sự quan tâm của đông đảo nghệ sĩ và giới chuyên môn, cùng trao đổi về vai trò và sức mạnh biểu đạt của múa đương đại trong một tác phẩm mang đậm dấu ấn lịch sử - chính trị.
  • Xúc cảm từ "Lời ca dâng Bác"
    Hướng tới kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng ngày 15/5/2025 tại trụ sở Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội (số 19 Hàng Buồm, Hà Nội), Hội Âm nhạc Hà Nội đã tổ chức buổi tọa đàm mang tên “Lời ca dâng Bác”. Tọa đàm có sự tham gia của đông đảo các hội viên trong hội.
  • Diện mạo văn học trẻ Hà Nội trong thời kỳ đổi mới
    Ngày 10/5, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề "Diện mạo văn học trẻ Hà Nội trong thời kỳ đổi mới" tại hội trường Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội (19 Hàng Buồm, Hà Nội).
  • “Người Hà Nội" đã để lại nhiều giá trị trong đời sống văn hóa của người dân Thủ đô và cả nước
    Đó là đánh giá của NSND Trần Quốc Chiêm – Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội tại Lễ Kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Tạp chí Người Hà Nội (8/5/1985 – 8/5/2025) và đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhì sáng 8/5, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (TP. Hà Nội).
  • 50 năm sân khấu Hà Nội: Thành tựu và thách thức
    Sáng 25/4/2025, tại hội trường Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, Hội Sân khấu Hà Nội đã trang trọng tổ chức hội thảo "Thành tựu 50 năm sân khấu Thủ đô". Tại buổi hội thảo, các văn nghệ sĩ đã đóng góp nhiều tham luận giá trị về những thành tựu, hạn chế và đề ra các giải pháp thiết thực nhằm xây dựng và phát triển nền sân khấu Việt Nam trong thời kỳ mới.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Quần thể di tích Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc được UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản thế giới
    Tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản thế giới thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (người Bulgaria) - Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa công nhận Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn - Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.
  • Chùm thơ của tác giả Khúc Hồng Thiện
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ (hai bài) của tác giả Khúc Hồng Thiện.
  • Tuần lễ Văn học Phần Lan: Kết nối bạn đọc Việt qua thế giới Moomin
    Chiều 11/7/2025, tại Nhà xuất bản Kim Đồng (55 Quang Trung, Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc “Tuần lễ Văn học Phần Lan – Trưng bày Tove Jansson & Moomins 80”, mở đầu chuỗi hoạt động diễn ra từ ngày 12 đến 20/7/2025. Chương trình do NXB Kim Đồng phối hợp cùng Đại sứ quán Phần Lan tại Việt Nam và The Initiative of Children's Book Creative Content (ICBC) tổ chức nhân kỷ niệm 80 năm ra đời tác phẩm đầu tiên về nhân vật Moomin của nhà văn Tove Jansson.
  • [Inforgaphic] nhiệm vụ của UBND các tỉnh, thành phố về chăm lo đời sống người có công với cách mạng
    Tại Công điện số 102/CĐ-TTg gần đây về việc tiếp tục chăm lo tốt đời sống người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu cấp ủy chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm tốt 4 nhiệm vụ trọng tâm. Qua đó làm sâu sắc hơn nữa chủ trương của Đảng, Nhà nước trong công tác người có công với cách mạng, gia đình liệt sĩ, “Đền ơn đáp nghĩa”, truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
  • Hình tượng Hồ Chí Minh qua những tư liệu của GS.TS Trình Quang Phú
    Năm 2022, chuyến đi công tác thực tế khu di tích cách mạng Tân Trào, Tuyên Quang giúp tôi có một số sách viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó, cuốn sách “Từ làng sen tới bến Nhà Rồng” và “Đường Bác Hồ đi cứu nước” là hai cuốn sách của tác giả Trình Quang Phú làm tôi ấn tượng nhất.
Đừng bỏ lỡ
Tìm giải pháp phối hợp, lan tỏa giá trị văn hóa của huyện Mỹ Đức qua văn học nghệ thuật
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO