Văn học - Nghệ thuật

Nỗ lực cho những bước tiến của văn học nghệ thuật

Nhà thơ Bằng Việt 15:03 18/10/2024

Năm 2024, Hà Nội đang vững bước tiến tới mốc son 70 năm giải phóng Thủ đô, đưa Thủ đô ta bước lên tầm cao mới trên mọi lĩnh vực. Tăng trưởng kinh tế, thu nhập và mức sống từng người dân đủ chứa đựng những cứ liệu hùng hồn nhất về sự phát triển ngoạn mục vượt bậc này.

ho-guom.jpg

Riêng về văn hóa, chúng ta có thể đưa ra những số liệu rất khả quan về tỷ lệ người biết chữ, số trẻ em đi học, thời gian và chất lượng hưởng thụ văn hóa của người dân, mức phát triển đầu sách và văn hóa phẩm ngành xuất bản, mức phổ cập về công nghệ thông tin toàn cầu, cũng như sự giao lưu quốc tế sâu rộng của đời sống văn hóa Thủ đô hôm nay...

Tuy nhiên, trong lĩnh vực phát triển văn học nghệ thuật (VHNT), đối với giới sáng tác và văn nghệ sĩ, chúng ta không dễ chỉ lấy một vài dấu mốc phát triển bề nổi về số lượng hay sự tăng trưởng đơn thuần trên hình thức bên ngoài như vậy để thay thế cho những chuyển biến sâu xa về chất, có thể còn ẩn kín bên trong. Nhìn lại quá trình phát triển VHNT trong bề sâu ấy, tôi muốn đề cập đến một số vấn đề trong suy tư nội tâm của người sáng tác, qua quá trình phát triển VHNT Thủ đô 70 năm.

Trước tiên, đó là tâm trạng tự do và chủ động, là ý thức tự giác của giới sáng tác VHNT đã được đề cao và nâng lên đúng tầm. Không phải ngay sau năm 1954, chúng ta đã có được ưu thế này. Những năm trước 1975, nhiệm vụ chính của toàn dân là chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Người cầm bút và làm nghệ thuật cũng ý thức rõ được trách nhiệm ấy, nên đã tự nguyện (hoặc hòa nhập theo phong trào) đưa một phần lớn sức sáng tạo của mình nhằm làm tròn trách nhiệm công dân, đưa ý thức cộng đồng của khái niệm “Chúng Ta” lên trên “Cái Tôi” nhiều lần, từ đó dẫn đến chủ đề sáng tác phổ biến là lòng yêu đất nước, sự cổ vũ hết mình cho công cuộc kháng chiến cứu nước, ca ngợi hậu phương đang căng mình xây dựng và sản xuất. Tất cả các tác phẩm VHNT ở mọi lĩnh vực phải luôn phản ánh niềm vui của người ra trận, sự lạc quan trong chiến đấu, ca ngợi những tấm gương sáng của những người đi tiên phong trên mọi mặt trận khắp tiền tuyến và hậu phương, hạn chế hoặc không nên nói đến những nỗi đau, nỗi mất mát trong đời sống... Từ đó, nhiều tiêu cực của mặt trái đời sống xã hội cũng đương nhiên là bị bỏ qua, dù vẫn có yếu tố hiện thực sắc nét.

Về lý luận, những khuynh hướng này lại được “thể chế hóa” trong “phương pháp sáng tác hiện thực XHCN”, nó có một tiêu chí cốt lõi khi nhìn vào hiện thực đời sống, thì chỉ nên nhìn vào những yếu tố mới, những khía cạnh tiên tiến, đang “đi lên”, đang tạo ra những chuyển biến tích cực cho xã hội, chứ không được nhìn vào những gì xấu đang còn tồn tại, để đấu tranh và lên án nó, như chủ nghĩa hiện thực phê phán trước cách mạng đã từng làm. Những điều này, phải mãi tới sau năm 1986, bước vào Đổi mới và hội nhập, chúng ta mới khắc phục được, và sau đó, mới tạo ra được một thời kỳ phát triển vượt bậc của VHNT, với tâm trạng được “cởi trói”, “tự cứu mình”, như lời cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã nói khi trò chuyện với giới văn nghệ sĩ thời ấy. Vì vậy, khi chúng ta kêu gọi phải có “tác phẩm đỉnh cao”, “ngang tầm thời đại”, thì chúng ta cũng không nên quên những dấu mốc lịch sử này, bởi nó thực sự đã ảnh hưởng tới bộ mặt VHNT Thủ đô ta suốt những thập niên gần đây.

VHNT phải là thước đo của tâm trạng xã hội, là hàn thử biểu chính xác của xã hội. May mắn, là chúng ta đã hiểu ra điều đó, đã có nhiều nỗ lực nhằm khôi phục lại được nó và đang tạo đà cho nó phát triển đúng hướng. Chúng ta cũng đã cho phép VHNT mở cửa và hội nhập, đã cho phép tiếp thu hợp lý những giá trị cách tân của VHNT thế giới, đã cho phép văn nghệ sĩ và công chúng được giao lưu rộng rãi, tạo điều kiện cho nhiều văn nghệ sĩ nước ngoài đến làm việc, biểu diễn tại Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác, nhất là khi Thủ đô đang nỗ lực để phát triển công nghiệp văn hóa. Chúng ta đã thực sự coi trọng sự phát triển văn hóa và con người, song song với sự phát triển kinh tế, đã tổ chức một loạt các hội nghị văn hóa mang tính lịch sử nhiều ý nghĩa những năm gần đây.

Thành ủy Hà Nội đã dành một Quỹ sáng tạo để biên soạn một bộ sách lớn gần 150 đầu sách về mọi lĩnh vực, chủ yếu là lĩnh vực văn hóa, mà thành tựu nổi bật là đã cho ra đời một tủ sách quý, nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Việc xây dựng rộng khắp các nhà văn hóa ở các quận huyện và việc xây dựng các thư viện trên địa bàn thành phố cũng được quan tâm, song song với việc cải tiến các làng nghề truyền thống và việc tổ chức các lễ hội dân gian, hay quan tâm trùng tu các di tích văn hóa và lịch sử. Trong nhiều các Nghị quyết của Đảng từ trung ương đến Hà Nội đều đặc biệt chú trọng và đề ra các chương trình hành động cụ thể đối với việc coi trọng phát triển văn hóa và lấy con người làm trung tâm, trong đó có việc quan tâm tuyển mộ những người giỏi, có tri thức tiên tiến vào làm việc trong các cơ quan chuyên môn, nhằm ngày một cập nhật với trình độ thế giới.

Tất cả những yếu tố trên đã làm bộ mặt văn hóa những năm gần đây rõ ràng có nhiều chuyển biến lớn lao về chất, được đánh giá cao, đồng thời đang tích cực mở rộng cánh cửa giao lưu với bạn bè thế giới. Đấy đều là những tín hiệu đáng mừng cho nền VHNT Thủ đô ta đang tiến những bước vững chắc cả về lượng và về chất tới mốc son lớn: 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • PGS. TS Vũ Nho: “Người Hà Nội có vai trò rất lớn trong xây dựng đời sống văn hóa của Thủ đô”
    Gắn bó, đồng hành với “Người Hà Nội” từ lúc báo mới ra đời cách đây 40 năm, PGS.TS Vũ Nho đã có rất nhiều bài viết cộng tác với báo/tạp chí Người Hà Nội. Ông cảm ơn Người Hà Nội đã làm cầu nối đưa những trang viết của ông đến với bạn đọc, và hơn cả PGS.TS Vũ Nho đánh giá: “Người Hà Nội xứng đáng là kho giá trị văn hóa tinh thần không chỉ cho người Hà Nội, mà cho tất cả những ai yêu mến Hà Nội, muốn quan tâm hiểu biết Hà Nội”.
  • Đường vào chiến dịch mùa xuân năm 1975
    Những trang nhật ký chiến trường luôn mang trong mình hơi thở của lịch sử, là chứng nhân sống động về những năm tháng hào hùng của dân tộc. Chiến sĩ Bùi Quang Thuận - người lính thuộc Đại đội 1, Tiểu đoàn 12, Trung đoàn 186, Sư đoàn 312 đã ghi lại hành trình tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử bằng những dòng nhật ký chân thực và xúc động.
  • 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam phát triển cùng đất nước
    Nhìn lại chặng đường 50 năm qua, có thể thấy nền VHNT nước nhà đã kế thừa xứng đáng truyền thống của một nền VHNT “yêu nước và nhân văn, gắn bó máu thịt với nhân dân và dân tộc”; đồng thời, cùng sự tiếp sức mạnh mẽ từ tư tưởng đổi mới, VHNT đã nỗ lực vươn lên, phát triển toàn diện, phản ánh và góp phần hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước...
  • Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam khai mạc trại sáng tác tại Hà Nam
    Trại sáng tác diễn ra từ ngày 11 - 17/4, với sự tham gia của 26 tác giả trong lĩnh vực văn học, mỹ thuật, nhiếp ảnh, âm nhạc của các địa phương khu vực Đồng bằng sông Hồng gồm: Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam và tác giả thuộc hội chuyên ngành Trung ương.
  • Phát hành cuốn sách “Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bản hùng ca chiến thắng thời đại Hồ Chí Minh”
    Thông tin từ NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), đơn vị vừa phát hành cuốn sách “Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bản hùng ca chiến thắng thời đại Hồ Chí Minh”.
  • Ra mắt bộ sách ảnh “Saigon 365” chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
    Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), nhiếp ảnh gia Nguyễn Thanh Tùng và con trai - Nguyễn Huỳnh Bách, vừa ra mắt bộ sách ảnh streetlife (Cuộc sống đường phố) mang tên “Saigon 365” tại Đường Sách TP. Hồ Chí Minh.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Truyện tranh: Khi văn hóa - lịch sử “kết duyên” cùng hội họa
    Sáng 11/5, tọa đàm "Truyện tranh: Khi văn hóa – lịch sử “kết duyên” cùng hội họa" do NXB Kim Đồng phối hợp với Viện Pháp tổ chức đã diễn trong khuôn khổ chuỗi hoạt động của dự án phát triển truyện tranh tại Việt Nam và Những ngày văn học châu Âu 2025. Sự kiện được tổ chức nhân dịp ra mắt hai cuốn truyện tranh "Ký ức kiều bào: Lính thợ – Lao động Việt tại Pháp giữa Thế chiến II" và "Ký ức kiều bào: Chân đăng – Phu mỏ người Việt ở Tân Thế giới". Hai tác phẩm như lát cắt lịch sử sinh động, tái hiện bằng hình họa và màu sắc số phận những người Việt tha hương giữa thế kỷ XX đầy biến động.
  • Cơ hội chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật tạo hình đặc sắc về Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Vào sáng ngày 16 tháng 5 năm 2025, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra lễ khai mạc triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”. Đây là hoạt động ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), đồng thời là dịp để công chúng chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc về hình tượng Người - vị lãnh tụ kiệt xuất của dân tộc Việt Nam.
  • Dấu ấn tuổi thơ Bác Hồ qua trang viết của nhà văn Sơn Tùng
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tái bản lần thứ ba tác phẩm "Bông sen vàng" của nhà văn Sơn Tùng – một trong những cuốn sách tiêu biểu viết về thời niên thiếu của Bác.
  • Thí điểm tính năng lấy số thứ tự trực tuyến đặt lịch hẹn qua Ứng dụng iHanoi
    Số thứ tự được đăng ký trực tuyến có giá trị tương đương với số thứ tự lấy trực tiếp. Việc sắp xếp thứ tự phục vụ dựa trên thời gian đăng ký theo nguyên tắc “người đăng ký trước được phục vụ trước”...
  • 444 đại biểu chính thức dự Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác lần thứ VIII từ ngày 16 - 18/5
    Tham dự Đại hội là các đại biểu được giới thiệu và xét chọn kỹ lưỡng qua nhiều bước, là những điển hình tiên tiến đạt danh hiệu thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác cấp tỉnh trên các lĩnh vực khác nhau: cán bộ Đoàn, Hội, Đội; thanh niên nông thôn, đô thị; thanh niên công chức, viên chức; thanh niên công nhân; học sinh, sinh viên; nhà khoa học trẻ, trí thức trẻ; văn nghệ sĩ trẻ, vận động viên trẻ; chiến sĩ, sĩ quan trẻ; doanh nhân trẻ.
Đừng bỏ lỡ
Nỗ lực cho những bước tiến của văn học nghệ thuật
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO