Chuyển động Hà Nội

Huyện Sóc Sơn: Tổng kết công tác khắc phục hậu quả, tái thiết sau bão số 3

Như Anh 26/09/2024 20:16

Ngày 26/9, UBND huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội đã tổ chức tổng kết công tác ứng phó cơn bão số 3, triển khai nhiệm vụ khắc phục hậu quả, hỗ trợ tái thiết trên địa bàn.

z5868544973318_46a26a9785d3bed556bc5f16a299324e.jpg
Quang cảnh hội nghị

Tham dự Hội nghị có: Đồng chí Bùi Duy Cường - Thành uỷ viên, Bí thư huyện Ủy Sóc Sơn chủ trì; Đồng chí Đỗ Minh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn; đồng chí Phạm Đăng Khôi - Trưởng Công an huyện Sóc Sơn; Trung tá Hoàng Quốc Việt - phó Trung đoàn trưởng 141 - sư đoàn 312...

Từ đầu năm đến nay, huyện Sóc Sơn đã chịu ảnh hưởng 2 trận dông lốc cục bộ nguy hiểm, 3 đợt lũ sông trên cấp báo động II, III. Đặc biệt, đợt dự báo và ứng phó trước, trong và bão lũ số 3 với cường độ lớn, nguy hiểm, tâm bão số 3 đi qua địa bàn huyện, lũ sông Công, sông Cầu, Cà Lồ vượt lũ lịch sử, vượt lũ thiết kế làm gẫy đổ, hư hại công trình, cây xanh, ngập lụt diện rộng gây thiệt hại lớn sản xuất nông nghiệp, hư hại cơ sở hạ tầng, đe dọa an toàn đê, tính mạng, tài sản của nhà nước và nhân dân.

ccc.jpg
Đồng chí Bùi Duy Cường - Bí thư huyện Ủy Sóc Sơn phát biểu

Báo cáo tại Hội nghị, đồng chí Đỗ Minh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn cho biết, bão số 3 ảnh hưởng toàn địa bàn, lũ thời gian kéo dài trên 11 ngày, ngập lụt trên địa bàn 13 xã, cô lập 3 điểm khu dân cư. Huyện Sóc Sơn không thiệt hại về người, thiệt hại tài sản không đáng kể; giữ ổn định an toàn đê và các khu vực trọng điểm, xung yếu. Đã chỉ đạo, chỉ huy hỗ trợ, giúp dân sơ tán, di dời và quay trở về an toàn hơn 1.700 hộ, trên 7.669 người;

Khắc phục xử lý xuyên đêm trên 4.100 cây xanh đổ, 2.200 cây gẫy cành. Theo thống kê, thiệt hại, ảnh hưởng về sản xuất nông nghiệp trên 5.880 ha lúa bị đổ, trên 3.000 ha lúa bị ngập; 272 ha rau màu ngập, 96 con gia xúc chết; 15.000 con gia cầm chết, thất lạc. Ngập lụt ảnh hưởng trên 4.700 nhà dân; sạt lở, hư hại 17 công trình thủy lợi, trên 3,7 km đê cấp IV, V, bờ bao, kênh mương. Ước giá trị thiệt hại sơ bộ ban đầu khoảng 350 tỷ đồng.

eee.jpg
Đồng chí Đỗ Minh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn báo cáo tại Hội nghị

Bên cạnh đó, đê cấp III đã xảy ra 4 sự cố, ngoài ra, một số đoạn thẩm lậu nước trong được cắm biển theo dõi, kiểm tra thường xuyên. Đê cấp IV, V, đường ngăn, bờ bao: 875m xảy ra sự cố sạt lở, hư hỏng, vỡ 110m đê cấp V, bờ bao. Thủy lợi có 17 cống tiêu gặp sự cố, hư hỏng, trên 2.500m kênh mương vỡ, hư hại; các công trình hồ đập, trạm bơm cơ bản ổn định, an toàn không xảy ra sự cố lớn, phức tạp...

Trước tình hình, diễn biến trên, UBND huyện, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN huyện đã bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chính phủ, Thành phố, trực tiếp, thường xuyên là Thường trực Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy trong công tác chỉ đạo, chỉ huy với tinh thần rất quyết liệt, bám sát cơ sở, từ sớm, từ xa, kịp thời, hiệu quả, sát tình hình trong công tác ứng phó, khắc phục trước, trong và thiên tai bão lũ.

"Huyện đã huy động cả hệ thống chính trị từ huyện đến xã vào cuộc, triển khai thực hiện các biện pháp ứng phó, phòng, tránh, khắc phục hậu quả thiên tai nhằm hạn chế mức thấp nhất thiệt hại, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân trước bão lũ lịch sử chưa từng xảy ra trong vòng 70 năm qua trên địa bàn huyện. Chúng ta đã ứng phó, phòng tránh, khắc phục hiệu quả, đạt kết quả tích cực trước thiên tai bão lũ số 3" - Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn cho khẳng định.

v.jpg
Ông Nguyễn Duy Du - Chi cục trưởng Chi cục thủy lợi và Phòng chống thiên tai Hà Nội

Ông Nguyễn Duy Du - Chi cục trưởng Chi cục thủy lợi và Phòng chống thiên tai Hà Nội, cho biết: "Để chủ động ứng phó với mưa bão, ngay từ đầu mùa mưa chúng tôi đã chỉ đạo các đơn vị thủy lợi và các địa phương sẵn sàng. Hiện hệ thống đê điều và thủy lợi đều đáp ứng được công tác phòng chống thiên tai và sẵn sàng ứng phó với các tình huống cụ thể".

Huyện đã huy động nhân lực, vật tư, vật liệu, phương tiện với tổng trên 24.475 lượt người, 2.966 lượt phương tiện, 17.000 m3 vật liệu đắp và các loại vật tư, trang bị khác tham gia ứng phó, khắc phục bão lũ, xử lý cây đổ, gẫy; hỗ trợ, giúp dân sơ tán, di chuyển vật nuôi, tài sản; cung cấp hàng hóa thiết yếu khu vực bị cô lập, nhân dân nơi sơ tán (Trọng điểm: Thôn An Lạc, Hòa Bình, xã Trung Giã 574 hộ, 2.564 người. Thôn Ngô Đạo, xã Tân Hưng 324 hộ, 1.402 người; thôn Yên Phú, xã Xuân Thu bị cô lập, sơ tán 66 hộ, 262 người).

Song song đó, huyện cũng đã lệnh triển khai phương án chủ động, dự phòng ứng phó cứu trợ từ nguồn lực ngân sách huyện đảm bảo đời sống nhân dân vùng ngập lụt sơ tán kinh phí dự trù 6 tỷ đồng do phòng Lao động Thương binh và xã hội tham mưu, thực hiện; UBND huyện quyết định hỗ trợ lần đầu: Xã Bắc Sơn 200 triệu, các xã chịu ảnh hưởng tiếp lũ sông, ngập lụt 150 triệu/xã; còn lại 50tr/xã, thị trấn;

Mặt trận tổ quốc Việt Nam huyện Sóc Sơn thực hiện tuyên truyền, vận động, ủng hộ bằng tiền mặt và hàng hóa trên 5,79 tỷ đồng ủng hộ, hỗ trợ nhân dân vùng chịu ảnh hưởng bão lũ số 3. Trong đó: Ủng hộ các tỉnh, thành phố bị thiệt hại: 2,012 tỷ đồng. Hỗ trợ nhân dân địa bàn huyện bị ảnh hưởng bão lũ số 3: 3,78 tỷ đồng. Các cấp, các ngành và nhân dân vùng ngập lụt nhận được sự ủng hộ, hỗ trợ tích cực của các tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp, cá nhân tham gia ứng phó, khắc phục bão lũ...

Phát biểu kết thúc Hội nghị, đồng chí Bùi Duy Cường - Bí thư huyện Ủy Sóc Sơn cho biết, thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, Thành phố, của Thường trực Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy trong công tác PCTT; tiếp tục hỗ trợ hoạt động sản xuất nông nghiệp, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, đảm bảo đời sống nhân dân sau bão lũ. Đồng thời huy động nguồn lực ưu tiên ứng phó, khắc phục hậu quả, tái thiết sau thiên tai; ưu tiên nguồn lực khắc phục, sửa chữa cấp bách công trình bị thiệt hại, hư hỏng quan trọng kịp thời phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh và công tác PCTT...

z5869298977272_c7d689b3dfafda99e1da900554675b8d.jpg
z5869302475479_3ed0935fcd26c4101a3b77afc7cdd351.jpg
UBND huyện Sóc Sơn khen thưởng các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác ứng phó với bão số 3.

Cũng tại hội nghị, UBND huyện Sóc Sơn đã khen thưởng 94 tập thể, 173 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thi đua thực hiện phòng chống thiên tai và cứu hộ, cứu nạn trước, trong và sau con bão số 3 Yagi./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Cột cờ Hà Nội: Biểu tượng thiêng liêng của Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội
    Sau chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu, ngày 10/10/1954, năm cửa ô rộng mở, ngập trong cờ hoa và biểu ngữ đón chào đoàn quân tiến về Hà Nội. Và cũng trong ngày 10/10/1954 lễ thượng cờ diễn ra tại Cột cờ Hà Nội đã trở thành giây phút thiêng liêng, đánh dấu mốc son cho lịch sử dân tộc Việt Nam: Thủ đô Hà Nội được hoàn toàn giải phóng.
  • Khai mạc Triển lãm tranh sơn mài "Dấu thiêng"
    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô chiều tối 5/10, tại Hoàng Thành Thăng Long đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm các tác phẩm tranh sơn mài “Dấu thiêng" của họa sĩ Chu Nhật Quang.
  • “Cờ ngày nào tung bay trên phố”
    Từ thuở ấu thơ đến lúc trưởng thành, tôi đã bao lần hòa giọng ca của mình cùng bạn bè hát bài “Tiến về Hà Nội” (Nhạc và lời của Văn Cao). Lần nào hát đến câu: “Cờ ngày nào tung bay trên phố…” tôi đều xúc động đến nghẹn lời. Ký ức những ngày mùa thu lịch sử năm 1954 như hiển hiện ra trước mắt, đưa tôi trở về với tuổi thơ trong ngôi nhà cổ kính bên hồ Hoàn Kiếm ngày xưa.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Trên đỉnh gió
    Không lãng mạn như hình dung, chiếc tàu chở Lam từ bến cảng thành phố ra đảo chính là “tàu há mồm” có niên đại còn nhiều hơn tuổi của cô. Thủy thủ trên tàu lại càng không như cô vẫn thường tưởng tượng về những chàng lính hải quân đẹp trai, từng trải với trái tim nồng nàn và tâm hồn cực kì bay bổng.
  • Ứng dụng công nghệ số bảo tồn, phát huy giá trị di sản, văn hóa Huế đạt giải Chuyển đổi số Việt Nam
    Ứng dụng công nghệ số bảo tồn, phát huy giá trị di sản, văn hóa Huế của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đạt Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam năm 2024.
  • Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình: Tái hiện một Hà Nội hào hùng, văn hiến
    "Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình" là sự kiện trọng điểm trong chuỗi các hoạt động văn hóa đặc sắc, được chỉ đạo bởi Thành ủy, HĐND, UBND và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội. Chương trình mang ý nghĩa sâu sắc trong việc tôn vinh giá trị lịch sử của Ngày Giải phóng Thủ đô.
  • Quận Long Biên: Gắn biển tuyến đường nối Nguyễn Văn Cừ - Ngọc Thụy
    Ngày 5/10, quận Long Biên tổ chức khánh thành và gắn biển dự án “Xây dựng tuyến đường 40m nối từ đường Nguyễn Văn Cừ đến hết khu tái định cư Ngọc Thụy” với tổng mức đầu tư trên 1.200 tỷ đồng.
  • [Video] Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội: tái hiện hình ảnh Thủ đô 70 năm lịch sử
    Nằm trong chuỗi các hoạt động cao điểm chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), tối 4/10 tại Trung tâm Di sản văn hóa Thế thế giới Hoàng thành Thăng Long, Sở Du lịch Hà Nội đã tổ chức khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 chủ đề “Hà Nội - Tinh hoa áo dài”. Chương trình nghệ thuật đem đến cho các đại biểu, người dân và du khách quốc tế các tiết mục nghệ thuật được dàn dựng công phu, tái hiện hình ảnh Thủ đô 70 năm lịch sử.
  • Những hình ảnh ấn tượng trong buổi tổng duyệt "Ngày hội văn hoá vì hoà bình"
    Để chuẩn bị cho "Ngày hội văn hoá vì hoà bình" trong chuỗi các sự kiện kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), các đơn vị tham gia chương trình đã có buổi tổng duyệt vào chiều 4/10.
  • Tây Hồ gắn biển 2 công trình chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Ngày 5/10, UBND quận Tây Hồ đã tổ chức gắn biển 2 công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô gồm: Dự án cải tạo, nâng cấp trường Tiểu học Xuân La; Dự án cải tạo, nâng cấp Trung tâm GDNN - GDTX quận Tây Hồ (cơ sở 2).
Huyện Sóc Sơn: Tổng kết công tác khắc phục hậu quả, tái thiết sau bão số 3
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO