Văn hóa – Di sản

Khai thác di sản văn hóa gắn với phát triển công nghiệp văn hóa

Đình Thế 28/08/2024 08:08

Chiều 27/8, UBND quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Di sản văn hóa Bắc Từ Liêm, làng khoa bảng Đông Ngạc với kết nối chuỗi giá trị di sản văn hóa, du lịch trong phát triển công nghiệp văn hóa, xây dựng thành phố sáng tạo”.

Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực chào mừng Quốc khánh 2/9 và hướng đến kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024).

di-san-van-hoa-bac-tu-liem-pld-1724756014.jpg
Quảng cảnh Hội thảo.

Phát biểu khai mạc, Phó Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm Lê Thị Thu Hương cho biết, là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử, cách mạng, quận Bắc Từ Liêm có nhiều công trình văn hóa tiêu biểu với 135 di tích, trong đó có 35 di sản văn hóa phi vật thể, 29 lễ hội truyền thống, 26 di tích cách mạng kháng chiến như: Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà lưu niệm Đại tướng Văn Tiến Dũng, làng khoa bảng, làng cổ Đông Ngạc…

Các di tích nổi tiếng như: Đình Nhật Tảo, Đình Thượng Cát, Đình Hoàng..., Chùa Chèm, Chùa Vẽ, các đền thờ danh nhân như: đền thờ Đỗ Thế Giai, đền thờ họ Phạm, các lễ hội nổi tiếng như: hội bơi đăm tại làng hoa Tây Tựu...

“Đây là tài nguyên và nguồn lực văn hóa vô cùng quan trọng, có thể trở thành động lực, là yếu tố cạnh tranh quan trọng tạo ra đột phá cho sự phát triển du lịch bền vững quận Bắc Từ Liêm", Phó Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm Lê Thị Thu Hương nhấn mạnh.

Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy vốn di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững, xây dựng ngành công nghiệp văn hóa theo định hướng của Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội về Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn tới năm 2045” là định hướng của các cấp chính quyền địa phương trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.

Việc khai thác di sản văn hóa, phát triển kinh tế du lịch gắn với công nghiệp văn hóa, xây dựng thành phố sáng tạo trên địa bàn quận còn gặp nhiều thách thức về cơ chế, nhận thức, cách thức tổ chức triển khai tại cơ sở...

Tại hội thảo, lãnh đạo UBND quận Bắc Từ Liêm nhận định, hiện nay, việc khai thác các tài nguyên du lịch văn hóa nói chung và giá trị di sản văn hóa nói riêng cho phát triển du lịch trên địa bàn quận còn gặp nhiều khó khăn cả về cơ chế tổ chức và triển khai, phát triển sản phẩm cũng như thị trường. Thêm vào đó, sự tham gia của cộng đồng DN địa phương trong các hoạt động du lịch, bảo tồn, tu bổ, tôn tạo và khai thác di sản văn hóa cho phát triển du lịch cũng hạn chế.

Góp ý giải pháp để thúc đẩy du lịch văn hóa trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, TS Lê Thị Thu Hương - Trưởng khoa Văn hoá Du lịch, Trường Đại học Thủ đô đề nghị, cần xác định những giá trị cốt lõi để hình thành không gian lịch sử văn hóa của quận. Đồng thời khai thác tốt tuyến sông Hồng chảy qua địa phận của quận, kết nối với các địa phương bên cạnh để hình thành tour du lịch đường sông đặc sắc.

Hoạt động bảo tồn, tu bổ, tôn tạo và khai thác giá trị di sản văn hóa để phát triển du lịch chưa phát huy hết tiềm năng và lợi thế tài nguyên văn hóa và di sản. Quận Bắc Từ Liêm còn lúng túng trong cách làm, hiệu quả chưa rõ rệt trong kết nối, xây dựng chuỗi giá trị văn hóa, di tích lịch sử văn hóa gắn với phát triển du lịch.

z4062656378710-618064fce3c42ac9a-119.jpeg
Di tích quốc gia đặc biệt Đình Chèm - Ngôi đình cổ kính nhất kinh thành Thăng Long.

Trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị làng Khoa Bảng Đông Ngạc, Chủ tịch UBND phường Đông Ngạc Nguyễn Văn Cường cho rằng, với bề dày lịch sử lâu đời, phường Đông Ngạc lưu giữ được hệ thống các công trình kiến trúc văn hóa cổ có niên đại từ 100 đến 300 năm cùng nhiều di vật, cổ vật quý như tượng, sắc phong, hoành phi, thần phả, câu đối, chuông đồng, sách cổ…

Trong đó, phường Đông Ngạc là địa danh tiêu biểu trong hệ thống di sản văn hóa tại quận Bắc Từ Liêm. Đình Đông Ngạc còn lưu giữ nhiều hiện vật quý, có giá trị như 1 tấm bia thủy tạ, 1 bia hậu thần, 1 bia Dương Hòa thứ nhất (1635), 1 quả chuông niên hiệu Minh Mệnh thứ 13 (1832), 45 đạo sắc phong…

“Thời kỳ phong kiến, Đông Ngạc là một làng nổi tiếng của Thăng Long với 22 người đỗ tiến sĩ qua các triều đại… Bên cạnh đó, Đông Ngạc còn lưu giữ những hương ước, quy ước của làng xã, gia phả, các dòng họ xưa để lại cho thế hệ sau bảo tồn và phát huy”, ông Cường cho biết thêm.

Tại hội thảo, các nhà khoa học góp ý, quận Bắc Từ Liêm cần tiếp tục coi trọng nguồn lực văn hóa bắt đầu từ cộng đồng dân cư trên vùng đất có di sản văn hóa. Đồng thời xây dựng các chương trình du lịch trải nghiệm phù hợp với các đối tượng, trong đó chú ý đến đối tượng trẻ bằng việc khai thác vùng ven sông và mặt nước sông Hồng trở thành không gian sáng tạo...

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • 45 cây trăm tuổi vừa được công nhận cây di sản Việt Nam
    Hội đồng Cây di sản Việt Nam (Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam) vừa tổ chức họp và xét duyệt 45 cây lâu năm của 6 tỉnh, thành phố đủ điều kiện được công nhận là cây di sản Việt Nam.
  • Giới thiệu gần 200 hình ảnh, tài liệu lưu trữ gốc về tiếp quản Thủ đô
    Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), sáng 24/9 tại Hà Nội, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước tổ chức sự kiện “Giới thiệu tài liệu lưu trữ quốc gia và Tiếp quản Thủ đô”. Đây là minh chứng góp phần tái hiện những thời khắc lịch sử hào hùng của dân tộc và Thủ đô từ khi Hiệp định Geneva năm 1954 được ký kết.
  • Từ ngôi đình làng Vạn Phúc
    Họa sĩ Nguyễn Nghiêm thật có lý, khi chọn tấm ảnh đình làng Vạn Phúc, như một biểu tượng, để trình bày bìa cuốn “Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Vạn Phúc”. Xưởng in Viện Điều tra - Quy hoạch rừng, với máy ốp - sét hiện đại đã thể hiện được gần như trọn vẹn, đường nét và màu sắc, hơn thế nữa, tôn lên vẻ đẹp vốn có của ngôi đình, từ búp bàng non đến lớp rêu phong cổ kính...
  • Nghệ thuật trang trí, chạm khắc ở bảo vật Quốc gia “Thần Oai Vô địch Thượng tướng quân”
    “Cửu vị thần công” được đúc bằng đồng tại Kinh đô Phú Xuân (TP Huế ngày nay) dưới thời vua Gia Long (1762 - 1820) với nghệ thuật trang trí và chạm khắc đỉnh cao thời Nguyễn.
  • Làng gốm cổ Kim Lan - điểm du lịch mới của Thủ đô
    Đầu tháng 8 vừa qua, UBND Thành phố Hà Nội có quyết định về việc công nhận điểm du lịch xã Kim Lan, huyện Gia Lâm. Đây là bước cộng hưởng tuyệt vời trong nỗ lực không mệt mỏi của người dân, nghệ nhân làng nghề gốm cổ, các nhà khoa học, chính quyền địa phương với mục tiêu phát triển bền vững làng nghề nhờ tài nguyên văn hóa độc đáo ở Kim Lan.
  • Nhiều hoạt động đặc sắc trong Lễ kỷ niệm ngày Hai Bà Trưng hội quân, tế cờ khởi nghĩa
    Từ ngày 4-6/10/2024, UBND huyện Phúc Thọ sẽ tổ chức Lễ kỷ niệm ngày Hai Bà Trưng hội quân, tế cờ khởi nghĩa. Đây là sự kiện văn hoá có ý nghĩa đặc biệt đối với người dân huyện Phúc Thọ nói riêng, cả nước nói chung.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tiếng ngày xưa và cả tiếng mai sau...
    "Cả nước nhìn về Thủ đô ta. Thế giới trông vào Thủ đô ta. Tất cả chúng ta phải ra sức giữ gìn trật tự, an ninh, làm cho Thủ đô ta thành một Thủ đô bình yên, tươi đẹp, mạnh khỏe cả về vật chất và tinh thần”. Đó là những lời tâm huyết mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắn gửi tới đồng bào Hà Nội trong ngày tiếp quản Thủ đô 10/10/1954. Lời dặn của Người mùa thu năm ấy cho đến nay vẫn còn vang vọng, như động lực để Thủ đô Hà Nội không ngừng nỗ lực vươn xa.
  • Điều chỉnh thời gian hoạt động phố đi bộ quanh hồ Gươm phục vụ “Ngày hội Văn hóa Vì hòa bình”
    Thông tin từ Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Nguyễn Quốc Hoàn, cho biết, ngày 2/10, UBND quận đã ban hành văn bản Thông báo điều chỉnh thời gian hoạt động của các Không gian đi bộ trên địa bàn từ ngày 4 - 6/10/2024 để phục vụ “Ngày hội Văn hóa Vì hòa bình” - sự kiện đặc biệt chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
  • [Podcast] Quy định đặc thù về nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp chính quyền Hà Nội
    Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có nhiều nội dung, quy định mới mang tính đặc thù về nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp chính quyền Thành phố Hà Nội, qua đó sẽ tạo thuận lợi hơn trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ, phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Với những quy định cụ thể, chi tiết, đặc thù, chắc chắn sau khi Luật Thủ đô (sửa đổi) có hiệu lực thi hành, sẽ tạo thuận lợi hơn trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ, phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội - trái tim của cả nước.
  • Ghi danh sổ vàng 100 thủ khoa xuất sắc Thủ đô Hà Nội
    Chiều tối ngày 2/10, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Thành Đoàn Hà Nội tổ chức lễ ghi danh sổ vàng thủ khoa xuất sắc Thủ đô Hà Nội năm 2024.
  • 6 học sinh Hà Nội tham dự kỳ thi Olympic Khoa học trẻ quốc tế (IJSO) 2024
    Olympic Khoa học trẻ quốc tế (IJSO) là kỳ thi danh giá nhất cho học sinh lứa tuổi 15. Kiến thức của kỳ thi là kiến thức toàn diện, tích hợp 3 môn Khoa học tự nhiên (vật lý, hóa học, sinh học).
Đừng bỏ lỡ
Khai thác di sản văn hóa gắn với phát triển công nghiệp văn hóa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO