Tiêu dùng trong tuần: Giá vàng, hành tím, dứa tăng vọt, trong khi giá hải sản và sầu riêng giảm mạnh

Theo (Tieudung.vn)| 01/09/2019 13:56

Giá cả thị trường trong tuần này: Giá vàng, hành tím, dứa, dừa khô tăng vọt, trong khi giá hải sản và sầu riêng giảm mạnh.

Bản tin  trong tuần: Giá vàng, hành tím, dứa, dừa khô tăng vọt, trong khi giá hải sản và sầu riêng giảm mạnh.

Giá vàng tăng mạnh

Trên  quốc tế, giá vàng thế giới đóng cửa tuần giao dịch dưới 1.530 USD/ounce, giảm khoảng gần chục USD mỗi ounce so với phiên trước. Giá vàng thế giới hạ nhiệt sau nhiều ngày tăng mạnh, thậm chí có thời điểm chạm ngưỡng 1.550 USD/ounce trước khi hạ nhiệt.

Giá vàng thế giới giảm do áp lực từ đà tăng của đồng USD, khi chỉ số đồng USD đã tăng lên mức cao nhất trong 27 tháng qua vào ngày cuối tuần. 

Tiêu dùng trong tuần: Giá vàng, hành tím, dứa tăng vọt, trong khi giá hải sản và sầu riêng giảm mạnh

Giá vàng tăng mạnh.

Tính chung tuần, giá vàng thế giới giảm, nhưng trong tháng 8/2019, giá vàng đã tăng gần 7%. Giá vàng thế giới ghi nhận mức cao mới trong 6,5 năm qua do giới đầu tư lo ngại căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc leo thang, lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính rơi xuống dưới mức thấp kỷ lục từng thiết lập trước đó. Đồng thời, giới đầu tư cũng tin rằng Cục dự trữ Liên bang Mỹ sẽ tiếp tục cắt  suất trong thời gian tới khi nền kinh tế Mỹ ngấm đòn chiến tranh thương mại.

Trên trị trường trong nước, sau khi giảm 250.000 đồng/lượng trong ngày hôm qua, giá vàng SJC mở cửa sáng nay ngày 31/8 tại Hà Nội đã giảm thêm 50.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều mua và bán, hiện niêm yết tại mức 42,25 - 42,62 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Còn tại thị trường TP Hồ Chí Minh, giá vàng SJC niêm yết ở mức 42,25 - 42,60 triệu đồng/lượng.

Tính từ đầu tuần, vàng SJC đã tăng 200.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra, và trong tháng 8 này đã tăng tới 2,68 triệu đồng/lượng chiều mua vào và 2,83 triệu đồng/lượng chiều bán ra.

Thương hiệu vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu tính đến đầu giờ sáng nay giảm 270.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, hiện niêm yết ở mức 41,92 - 42,42 triệu đồng/lượng.

Cũng trong tháng 8, vàng Rồng Thăng Long cũng đã vọt 2,36 triệu đồng/lượng chiều mua vào và 2,41 triệu đồng/lượng chiều bán ra.

Giá hành tím Ninh Thuận tăng kỷ lục

Ông Trần Văn Trung ở xã Nhơn Hải (Ninh Thuận) có 2 sào hành vừa thu hoạch. Sau 45 ngày xuống giống, chăm sóc, vườn hành cho sản lượng hơn 3,1 tấn. Thương lái đến thu mua tại vườn với giá 40.000 đồng một kg. Sau khi trừ chi phí đầu tư và công chăm sóc, gia đình lãi trên 55 triệu đồng.

Ông Trung cho biết, những năm trước, hành củ chỉ được mua với giá  khoảng 20.000 đồng một kg, có lúc thấp hơn, nhưng năm nay giá tăng đột biến, lại được mùa.

Tiêu dùng trong tuần: Giá vàng, hành tím, dứa tăng vọt, trong khi giá hải sản và sầu riêng giảm mạnh

Giá hành tím Ninh Thuận tăng kỷ lục.

Gia đình ông Lê Sanh, nông dân trồng hành ở xã Thanh Hải cũng cho biết chưa năm nào giá hành củ tím lại cao như vậy. Trung bình mỗi sào cho gia đình ông thu nhập 25 triệu đồng. "Cây hành sinh trưởng nhanh, khoảng 45-50 ngày là cho thu hoạch, mỗi năm làm được 5 vụ. Nếu giá cứ giữ mức như vụ mùa hạ này, nông dân an tâm mở rộng diện tích", ông Sanh nói.

Chị Hoa, một thương lái mua hành ở địa phương cho biết, năm nay nhiều nơi giảm diện tích trồng hành, trong khi hành củ Ninh Thuận có chất lượng tốt, nên giá tăng vọt lên. Ngoài ra, hành củ giống của địa phương cũng đang hút hàng, vì giống hành hạt nhập khẩu mấy năm vừa qua không hiệu quả bằng giống trồng bằng củ. "Các nơi trồng hành ở miền Trung và khu vực lân cận đang có nhu cầu lớn đối với giống trồng bằng củ của Ninh Thuận, cũng là một trong những nguyên nhân đẩy giá lên", chị Hoa nói.

Giá hải sản giảm mạnh 

Chiều 30/8, khảo sát tại các vựa hải sản ở TP Hồ Chí Minh cho thấy, nguồn hàng tập kết về khá nhiều, đủ chủng loại. Đặc biệt, các loại hải sản ngoại đua nhau nhập về dịp này để phục vụ người dân chơi lễ 2/9.

Tiêu dùng trong tuần: Giá vàng, hành tím, dứa tăng vọt, trong khi giá hải sản và sầu riêng giảm mạnh

Tôm hùm Alaska của Mỹ gần đây được các vựa nhập về rất nhiều nhờ giá rẻ hơn trước và được  ưa chuộng.

Tại một điểm bán hải sản lớn trên đường Võ Văn Kiệt, quận 1, người quản lý cho biết phần lớn hàng ở đây được nhập từ nước ngoài với số lượng lớn, luôn đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của các nhà hàng và người mua lẻ. Do đó, sẽ không lo thiếu hàng trong những ngày cuối tuần cũng như ngày lễ, người tiêu dùng cũng không phải lo lắng giá cả tăng cao.

Thậm chí cửa hàng còn thường xuyên chạy chương trình khuyến mãi, cũng như  vào các dịp lễ để khuyến khích mua sắm nhiều hơn. Chẳng hạn, dịp lễ 2-9 này, khách mua hàng từ 1 triệu đồng sẽ được tặng thêm con hàu Mỹ khổng lồ trị giá 150.000 đồng; hay mua cua King Crab được giảm giá từ 2,1 triệu còn 1,95 triệu đồng, cua huỳnh đế từ 1,15 triệu còn 1 triệu đồng, cua pha lê từ 2,2 triệu giảm còn 2 triệu đồng, cua Bắc Mỹ từ 950.000 còn 850.000 đồng/kg...

Nếu khách mua hàng ngộp sẽ có giá rẻ hơn 50% so với hàng còn sống. Chẳng hạn cua Bắc Mỹ ngộp còn 250.000 đồng/kg, cua ruby 300.000 đồng/con, tôm hùm Alaska 550.000 đồng/kg, cá bơn 250.000 đồng/kg. 

Tại các chợ lẻ ở TP Hồ Chí Minh, giá cả các mặt hàng thủy hải sản cũng khá ổn định, như cua, ghẹ có mức giá từ 250.000-450.000 đồng/kg; mực 200.000 đồng/kg... Những người bán cho biết giá dù ổn định nhưng một số mặt hàng như cua, ghẹ sẽ hiếm hàng do ảnh hưởng bởi thời tiết, khách muốn mua dùng trong những ngày nghỉ lễ phải đặt trước.

Còn theo bà Bùi Thị Mến, buôn bán hải sản tại khu vực chợ Bà Chiểu, quận Bình Thạnh, với thời tiết mưa bão suốt ngày như hiện nay đã ảnh hưởng khá lớn đến sức tiêu thụ, do khách ngại vào chợ. "Mưa bão, buôn bán ế ẩm chỉ có giảm giá chứ làm gì đẩy giá lên cho được dù là dịp nghỉ lễ" - bà Mến nói.

Sầu riêng rớt giá

Kể từ cuối tháng 8, sầu riêng xuất khẩu ở Đăk Lăk bước vào chính vụ. Từ khi vươn lên thành ngành hàng nghìn tỷ, sầu riêng đã trở thành hướng phát triển mới của bà con nơi đây. Cũng chính vì được mùa, được giá, những năm qua khi sầu riêng liên tục phá kỷ lục về giá bán , đạt đến hơn 90.000 đồng/kg vào cuối vụ năm ngoái. Nhưng đến năm nay, những lo âu đã bắt đầu xuất hiện khi quy mô diện tích vườn tăng, giá bán lại giảm chỉ còn bằng một nửa, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ 2018.

Tiêu dùng trong tuần: Giá vàng, hành tím, dứa tăng vọt, trong khi giá hải sản và sầu riêng giảm mạnh

Sầu riêng rớt giá.

Anh Nguyễn Đình Toàn một thương lái mang sầu riêng đến nhập cho đại lý cho biết, giá sầu riêng vụ này thấp hơn năm ngoái rất nhiều mà việc thu mua, tuyển lựa cũng rất khắt khe.

“Loại sầu riêng da xanh giá cao nhất năm nay cũng chỉ được 42.000 đồng/kg hoặc hơn chút đỉnh. Sầu riêng loại da lút không phun thuốc giá có 39.000 đồng/kg và sầu riêng nào phun thuốc họ không mua. Mọi năm bao nhiêu sầu riêng đưa đến họ mua hết bấy nhiêu, năm nay họ xem xét kĩ càng và muốn bán được rất khó khăn”, anh Toàn cho hay.

Chính vì giá bán sầu riêng năm nay chưa bằng 60% trung bình vụ trước và chỉ bằng 40% giai đoạn cuối vụ, đa số nông dân ở vùng trọng điểm sầu riêng Ea Kênh và Ea Yông, huyện Krông Păk vẫn đang niêm vườn cây.

Theo ông Trần Thành Vinh, Chủ tịch UBND xã Ea Kênh, huyện Krông Pắk, năm nay diện tích sầu riêng kinh doanh ở xã tăng gấp 5 lần so với vụ 2018, do có 400 ha nữa bắt đầu cho thu hoạch. Ông Vinh cho rằng, việc giá sầu riêng khá thấp ở thời điểm hiện tại không phải do vấn đề cung cầu.

Thực tế theo ông Vinh, thương lái luôn nêu khó khăn ở thị trường Trung Quốc để mua giá thấp ở đầu vụ. Như năm ngoái, giá khởi điểm chỉ có 55.000 - 60.000 đồng/kg nhưng cuối vụ tăng tới 91.000 đồng/kg. Để người trồng sầu riêng không bị ép giá, các xã có sầu riêng ở Krông Păk đều có những tổ công tác liên ngành, trực suốt ngày đêm xử lý kịp thời các biểu hiện tiêu cực.

“Những năm trước đã có tình trạng ép cấp, ép giá, đầu gấu, bảo kê thu mua sầu riêng nhưng sau đó xã đã  lên huyện và phối hợp với lực lượng công an thành lập các tổ công tác, thông báo tới tất cả các hộ trồng sầu riêng. Nếu thấy biểu hiện tiêu cực, người dân sẽ gọi theo đường dây nóng cho lực lượng công an. Từ năm 2017 đến hết năm 2018, tình trạng ép cấp, ép giá, đầu gấu, bảo kê đã tuyệt đối không còn. Năm nay xã vẫn tiếp tục lên kế hoạch kiểm soát về nhân hộ khẩu, đăng ký kinh doanh… nếu có bất kỳ dấu hiệu nào về ép cấp, ép giá, đầu gấu, bảo kê… xã sẽ xử lý kịp thời”, ông Vinh khẳng định.

Giá dứa tăng tăng vọt

Hiện, giá dứa tại vùng Đồng Tháp Mười cũng tăng vọt - mức tăng cao nhất trong 2 năm qua. Cụ thể, giá dứa loại I có giá trên 10.000 đồng/1kg, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Dứa loại II, giá cũng trên 6.000 đồng/kg, với mức giá này mỗi kg dứa cho lãi từ 3.000 - 5.000 đồng/kg.

Tiêu dùng trong tuần: Giá vàng, hành tím, dứa tăng vọt, trong khi giá hải sản và sầu riêng giảm mạnh

Giá dứa tăng.

Tân Phước là địa phương trồng chuyên canh cây dứa ở tỉnh Tiền Giang. Toàn huyện có hơn 13.000 ha cây dứa, cho sản lượng khoảng 250.000 tấn/năm, đây cũng là địa phương dẫn đầu cả nước về diện tích cây dứa. Tuy giá dứa ở mức cao nhưng nông dân địa phương đang lo ngại, năm nay nếu lũ không về thì năng suất dứa giảm và phải đối phó với hạn mặn.

Dừa khô giá đã tăng mạnh trở lại

Sau một thời gian dài giảm xuống mức thấp, giá trái dừa khô ở tỉnh Bến Tre hiện tăng bình quân 20.000 đồng/chục 12 trái so với cách nay khoảng 2 tuần.

Hiện dừa khô được nông dân bán ngay tại vườn cho thương lái đang ở mức 50.000-55.000 đồng/chục; giá thu mua tại nhiều doanh nghiệp và cơ sở chế biến dừa xuất khẩu trong tỉnh ở mức 60.000 - 70.000 đồng/chục. Riêng dừa trồng theo mô hình hữu cơ được một số doanh nghiệp thu mua ở mức 75.000 - 80.000 đồng/chục.

Giá tăng do nhiều đơn vị, doanh nghiệp và tiểu thương đẩy mạnh thu mua phục vụ sản xuất các sản phẩm xuất khẩu và thời điểm này nguồn cung dừa khô nguyên liệu tại nhiều địa phương trong tỉnh cũng giảm. Nguyên nhân do trước đó giá thấp, nhiều nhà vườn trồng dừa không đầu tư đúng mức cho vườn dừa; một số diện tích dừa bị lão hóa người dân đốn bỏ để chuyển sang các loại cây ăn trái khác hiệu quả hơn.

(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Tiêu dùng trong tuần: Giá vàng, hành tím, dứa tăng vọt, trong khi giá hải sản và sầu riêng giảm mạnh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO