Thưởng thức lươn xứ Nghệ

Kim Thoa| 15/11/2022 11:34

NHN - Đến Nghệ An mà bạn chưa ăn món lươn thì quả thật hơi tiếc, bởi lươn xứ Nghệ nổi tiếng thơm ngon vì được sinh trưởng và phát triển trong môi trường đầm lầy phù sa màu mỡ, mình nhỏ thon, thịt nhiều, bụng vàng, lưng đen…

xu-nghe.jpg
Thưởng thức lươn xứ Nghệ

Dọc đường vô xứ Nghệ, chúng ta sẽ nhìn thấy những biển quảng cáo hấp dẫn, mời gọi nổi bật nào là cháo lươn, miến lươn và cả súp lươn nữa...

Món đặc sản có sức hút kì lạ với du khách thập phương. Mỗi khi ghé thăm TP. Vinh, du khách đều không thể bỏ qua cơ hội thưởng thức những bát cháo lươn, súp lươn nóng hổi, cay thơm đậm đà...

Hiện nay có rất nhiều vùng miền có món lươn nhưng để có được vị lươn như xứ Nghệ thì không phải cách nào cũng mang đến được.

luon.jpeg
Lươn xào xứ Nghệ

Để chế biến các món ăn từ lươn chuẩn xứ Nghệ là cả một nghệ thuật, nếu là món xào thì lươn được hấp chín, còn nấu cháo thì lươn được luộc chung với gạo, vớt ra lóc thịt rồi tiếp tục ninh cháo. Để lấy thịt lươn nhanh người ta dùng cật tre để lóc. Tuyệt đối khi lươn đã chín không được đụng nước, vì chỉ cần dính một giọt nước là lươn sẽ rất tanh.

Khi nào ăn mới phi thơm hành trút thịt lươn, chút nước nghệ tươi (nghệ sẽ làm mất mùi tanh và tăng màu sắc của lươn, đây là cách chế biến đặc trưng riêng của người dân xứ Nghệ), ớt, tiêu cho thấm. Xào thịt lươn cho se lại, để thịt thấm gia vị. Khi nào ăn cháo, hoặc xào miến chỉ việc trộn cùng.

chao-luon-xu-nghe.jpg
Cháo lươn xứ Nghệ

Còn món cháo lươn thì không khó kiếm, nhưng tìm được một nơi làm cháo lươn ngon đậm đà và khác biệt như ở Nghệ An thì không hề dễ. Cháo lươn trở thành một nét độc đáo trong văn hóa ẩm thực Nghệ An. Rất nhiều người có kinh nghiệm du lịch Nghệ An đã chia sẻ lại rằng, nếu đã đến nơi này, bạn nhất định phải ăn thử món cháo lươn. 

Một bát cháo lươn ngon sẽ được nấu từ gạo tẻ chọn lọc, hạt gạo đều, tròn và mẩy. Lươn đạt chuẩn là lươn đồng tươi, cho thịt lươn chắc, ngọt bùi. Chế biến lươn phải cẩn thận, khéo léo để lươn không tanh và vẫn giữ được mùi thơm của thịt. Người Nghệ An nấu cháo theo công thức gia truyền nhiều thế hệ, cho ra bát cháo lươn sánh đều, tỏa lên mùi thơm nức. Cháo không loãng quá cũng không đặc quá, cháo trắng bỏ thêm thịt lươn, hành lá, rau răm và tiêu đen, trộn đều rồi thưởng thức.... Bởi vậy mà không phải ngẫu nhiên mà cháo lươn Nghệ An lại trở thành món ăn đặc trưng, là niềm nhớ, niềm thương, niềm tự hào của những người con xứ Nghệ.

sup-luon-nghe-an-tai-ha-noi-3.jpg
Sup lươn xứ Nghệ

Ngoài ra khi đến với Nghệ An, du khách cũng sẽ được thưởng thức món súp lươn  nóng hổi với miếng thịt lươn chín mềm, nước dùng đậm đà, ngọt, cay nồng ăn kèm với bánh mì thì không gì sánh bằng vào những ngày lạnh giá như hôm nay. Trong những ngày đầu đông thế này mà được xì xụp bên bát súp lươn cay nóng hổi thì quả thật "chuẩn bài" bởi lươn vốn là thức ăn có tính hàn, ngoài nóng nhưng ăn vào lại mát. Ở Nhật Bản, người ta coi lươn như "sâm động vật" bởi những lợi ích đối với sức khỏe.  Súp lươn Nghệ An thường được ăn kèm bánh mì, nhất là bánh mì rán giòn, bánh mì vừng hoặc bánh đa khô, hòa quyện cùng vị đậm đà của nước súp. Cũng có  nhiều nơi người ta thích ăn súp lươn cùng bánh mướt. Loại bánh này khá giống bánh cuốn ở Hà Nội, tuy nhiên bánh mướt được tráng mỏng và không có nhân, chỉ cần rắc chút hành khô, khi chan nước súp rất vừa miệng và không hề bị cảm giác ngán ngấy khi ăn.

Ngoài ra những món ngon chế biến từ lươn nhanh chóng trở thành đặc sản mang đậm bản sắc xứ Nghệ như lươn chiên giòn sốt tiêu xanh, cơm lươn kiểu Nhật, lươn om chuối, miến lươn giòn tan,  lươn xào lăn hăng ngày, gỏi lươn bắp chuối, lươn om riềng mẻ, lươn om nấm, lươn cuốn lá lốt …. những món ăn từ lươn đậm vị, béo, ngọt tạo nên đặc trưng của ẩm thực xứ Nghệ!

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh – Nơi “nuôi dưỡng” niềm tự hào dân tộc
    Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã từng đi nhiều nơi và đã có rất nhiều địa điểm in dấu chân Người, gắn liền với sự kiện quan trọng của dân tộc. Một trong số đó là ngày 3/12/1946, Bác Hồ về nhà cụ Nguyễn Văn Dương ở làng Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông) để chuẩn bị rút lên chiến khu. Tại ngôi nhà này, Bác đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và được Đài Tiếng nói Việt Nam chuyển đến toàn thể quốc dân, đồng bào, kêu gọi bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.
  • "Đám cưới chuột" lên sân khấu xiếc
    Chiều 13/12, Nhà hát Nghệ thuật xiếc và tạp kỹ Hà Nội đã tổ chức họp báo, giới thiệu vở diễn "Đám cưới chuột", vở diễn lấy cảm hứng từ bức tranh dân gian Đông Hồ chuẩn bị ra mắt khán giả...
  • Phi công Nguyễn Đức Soát ra mắt sách kể chuyện hồi ức “đời bay”
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), Nhà xuất bản Trẻ ra mắt bạn đọc cuốn sách “Bầu trời - Trường đại học của tôi” của Trung tướng Nguyễn Đức Soát.
  • Hà Nội phê duyệt quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn rộng hơn 1.400ha
    Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Quyết định số 6396/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 3, tỷ lệ 1/2000 tại các xã Phù Linh, Tiên Dược, Tân Minh, Xuân Giang, Đức Hoà, Đồng Xuân, Kim Lũ và thị trấn Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
  • Nối thông đường Hồ Chí Minh từ Pác Bó đến Mũi Cà Mau năm 2025
    Bộ GTVT đặt mục tiêu hoàn thành các dự án thành phần đường Hồ Chí Minh với chiều dài gần 170km vào năm 2025 nhằm cơ bản nối thông từ Cao Bằng đến Cà Mau.
Đừng bỏ lỡ
Thưởng thức lươn xứ Nghệ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO