Chả rươi Hà Nội - Hương vị món ăn đến từ vùng sông nước

Nguyễn Bẩy| 10/11/2022 15:51

Chả rươi Hà Nội là một món đặc sản nổi tiếng của vùng đất Hà thành. Món Chả rươi Hà Nội thơm nức mũi, ăn cùng rau mùi, húng thơm và nước mắm chấm pha chanh ớt đậm đà, cay nồng thú vị. Món ăn này đã được nhà văn Vũ Bằng đưa vào cuốn sách “Miếng ngon Hà Nội” và trở thành đặc sản mà du khách không thể không thưởng thức khi đến du lịch nơi đây.

Chả rươi Hà Nội là một món đặc sản nổi tiếng tại vùng đất Hà thành. Món ăn này được biết đến từ lâu bởi đã xuất hiện tại Hà Nội cách đây hàng chục năm về trước. Để ăn được chả rươi ngon nhất, người ta sẽ chế biến rươi vào 2 vụ rươi chính đó là từ tháng 3 đến tháng 6 âm lịch và tháng 8 đến tháng 12 âm lịch.

cha-ruoi-ha-noi-la-mot-mon-dac-san-noi-tieng-xuat-hien-tu-lau-doi-tai-vung-dat-ha-thanh..jpeg
Chả Rươi Hà Nội là món ăn nổi tiếng 

Con rươi là loài hải trùng kì lạ, chúng chỉ sinh sống ở một số vùng tiếp giáp nước lợ và nước ngọt gần biển. Sự đặc sắc về hương vị, sự đa dạng về thành phần dinh dưỡng và sự khan hiếm về số lượng đã biến rươi thành loại đặc sản mà ai cũng muốn thưởng thức. Hà Nội không có con rươi nhưng những món ăn về rươi ở Hà Nội lại ngon nổi tiếng cả nước.

Món ăn này chính là sự kết hợp giữa đặc sản vùng miền với ẩm thực truyền thống tạo nên sức cuốn hút của vùng đất này. Cái vị ngậy ngậy ngọt đậm của thịt rươi, trộn cùng trứng gà, vỏ quýt, cọng húng thơm hấp dẫn đến độ ăn một lần sẽ nhớ mãi.

Người nhìn không quen mắt sẽ thấy sợ bởi con rươi hồng hồng, xanh đỏ, nhớt nhớt lại dính bùn đất. Nhưng chính loại rươi nhìn còn xanh xanh mới là rươi tươi. Khi mùa rươi về, khắp các hàng các chợ đều bán rươi. Từ miền biển các tỉnh Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình… rươi theo về tận Thủ đô thỏa thú ăn ngon của người Hà thành.

Chả rươi trong ký ức của nhiều người dân Hà thành là món ngon thuộc hàng bậc nhất, thịt cá hay quà đi chợ cũng chả thể nào bằng một miếng chả rươi còn đọng hạt dầu nóng trên miếng chả. Thơm vô cùng, một mùi thơm đặc biệt không lẫn vào đâu được. Chả rươi thường ăn nóng kèm theo nước chấm chua ngọt, rau thơm và bún.

Vào thời gian khoảng tháng 9, tháng 10 hàng năm, người dân khu vực ven biển phía Bắc Việt Nam lại rủ nhau đi thu hoạch rươi để chế biến thành những món ăn ngon miệng và độc đáo. Nhìn bên ngoài rươi có hình dáng giống con giun nhưng lại có thêm nhiều tơ và chân hơn nên trông khá đáng sợ. Chính vì vậy rươi là một món ăn mà nhiều người chỉ ăn được chứ không thể tự tay chế biến.

Đã qua nhiều năm, người Hà Nội vẫn gắn bó với con rươi. Đó không đơn thuần là một cái nghề để mưu sinh nữa mà còn là cách để họ giữ lại những nét truyền thống của Hà Nội xưa. Từ rươi người ta có thể chế biến được nhiều món như chả rươi, mắm rươi, kho, hấp, xào với củ niễng… Tuy nhiên món ăn được người dân nơi đây ưa chuộng nhất vẫn là chả rươi Hà Nội.

Chả rươi Hà Nội có vị béo ngậy được chế biến công phu theo gu ẩm thực của người xưa. Miếng chả rươi ngon là miếng chả phải nóng đều, chín giòn, vàng đều bên ngoài nhưng phần trong thịt vẫn mềm béo không bị khô.

Các quán chả rươi nổi tiếng nhất ở đây phải kể đến cửa hàng trên phố Lò Đúc, Cầu Giấy, Hàng Chiếu, Gia Ngư. Cha truyền con nối, đời này qua đời khác, các quán chả rươi Hà Nội với bí quyết riêng đã tận tâm gìn giữ món chả rươi làm nhức lòng nhiều thế hệ.

Cùng với việc làm phong phú thêm nền ẩm thực Việt, món chả rươi Hà Nội cũng góp phần làm đa dạng văn hóa. Chả rươi đi vào thơ ca, văn học một cách tự nhiên và giản dị. Nhà thơ Vũ Bằng từng viết về rươi trong tác phẩm Món ngon Hà Nội rằng “Đến mùa mà không được ăn bữa rươi thì như là một người đàn bà đẹp đã để phí mất tuổi hoa, sau này sẽ nặng một niềm tiếc nhớ”.

Bài liên quan
  • Trứng vịt lộn là một món ăn tệ nhất châu Á
    Mới đây, chuyên trang ẩm thực Taste Atlas đã đưa trứng vịt lộn vào danh sách những món trứng tệ nhất châu Á. Trong danh sách này còn có một số món trứng khác như trứng chiên hàu, súp trứng, trứng bắc thảo...
(0) Bình luận
  • Top 7 món quà chiều "nghĩ là thèm" khi tiết trời vào đông
    Hà Nội không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử mà còn thu hút du khách bởi nền ẩm thực phong phú và đa dạng. Đặc biệt, những thức quà chiều luôn mang đến cho thực khách những trải nghiệm ẩm thực khó quên.
  • Hàng nghìn phụ nữ Thủ đô tham gia đồng diễn dân vũ và Carnaval Áo dài
    Sáng 5/10, Chương trình đồng diễn dân vũ và Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển” nằm trong khuôn khổ Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội năm 2024 thu hút đông đảo sự quan tâm của nhân dân Thủ đô cùng du khách trong và ngoài nước.
  • Hà Nội rực rỡ sắc màu chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), phố phường Hà Nội được trang trí hàng loạt băng rôn, cụm pano, tranh cổ động đầy ý nghĩa.
  • Trưng bày "Hà Nội và những cửa ô" tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long
    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I - Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và Sở Nội vụ Hà Nội tổ chức Trưng bày tài liệu lưu trữ với chủ đề "Hà Nội và những cửa ô" tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long.
  • Những địa danh tại Hà Nội mang đậm dấu ấn lịch sử Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh 2/9
    Quảng Trường Ba Đình, Nhà khách Chính Phủ, số 48 Hàng Ngang, Quảng trường Cách mạng tháng Tám… là những địa danh mang đậm dấu ấn lịch sử Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh mùng 2 tháng 9 tại Thủ đô Hà Nội.
  • Những đường phố mang tên cha và con ở Hà Nội
    Ở nội thành Thủ đô Hà Nội có hàng trăm đường phố được đặt theo tên các danh nhân tiêu biểu của đất nước. Tên tuổi của họ gắn liền với lịch sử vẻ vang của dân tộc. Trong đó có những vị vua, vị danh nhân có công lớn trong lịch sử dân tộc mà cả cha và con đều được đặt tên cho đường, phố. Đó là: Mạc Thái Tổ - Mạc Thái Tông, Đặng Tất - Đặng Dung, Phan Huy Ích - Phan Huy Chú, Lương Văn Can - Lương Ngọc Quyến, Hoàng Đạo Thành - Hoàng Đạo Thúy...
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh – Nơi “nuôi dưỡng” niềm tự hào dân tộc
    Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã từng đi nhiều nơi và đã có rất nhiều địa điểm in dấu chân Người, gắn liền với sự kiện quan trọng của dân tộc. Một trong số đó là ngày 3/12/1946, Bác Hồ về nhà cụ Nguyễn Văn Dương ở làng Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông) để chuẩn bị rút lên chiến khu. Tại ngôi nhà này, Bác đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và được Đài Tiếng nói Việt Nam chuyển đến toàn thể quốc dân, đồng bào, kêu gọi bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.
  • "Đám cưới chuột" lên sân khấu xiếc
    Chiều 13/12, Nhà hát Nghệ thuật xiếc và tạp kỹ Hà Nội đã tổ chức họp báo, giới thiệu vở diễn "Đám cưới chuột", vở diễn lấy cảm hứng từ bức tranh dân gian Đông Hồ chuẩn bị ra mắt khán giả...
  • Phi công Nguyễn Đức Soát ra mắt sách kể chuyện hồi ức “đời bay”
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), Nhà xuất bản Trẻ ra mắt bạn đọc cuốn sách “Bầu trời - Trường đại học của tôi” của Trung tướng Nguyễn Đức Soát.
  • Hà Nội phê duyệt quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn rộng hơn 1.400ha
    Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Quyết định số 6396/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 3, tỷ lệ 1/2000 tại các xã Phù Linh, Tiên Dược, Tân Minh, Xuân Giang, Đức Hoà, Đồng Xuân, Kim Lũ và thị trấn Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
  • Nối thông đường Hồ Chí Minh từ Pác Bó đến Mũi Cà Mau năm 2025
    Bộ GTVT đặt mục tiêu hoàn thành các dự án thành phần đường Hồ Chí Minh với chiều dài gần 170km vào năm 2025 nhằm cơ bản nối thông từ Cao Bằng đến Cà Mau.
Đừng bỏ lỡ
Chả rươi Hà Nội - Hương vị món ăn đến từ vùng sông nước
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO