Đặc sản Hà Nội – Chè Lam Thạch Xá

Nguyễn Bẩy| 11/11/2022 22:48

Bánh chè lam Thạch Xá là món ăn nổi tiếng từ lâu của người Hà Nội. Bánh được làm theo công thức cổ truyền của người dân ở Thạch Xá – Thạch Thất – Hà Nội. Bánh chè lam Thạch Xá không chỉ ngon mà còn là món bánh đặc sản hấp dẫn của Hà Nội.

z3873319278563_540885ce9748d6ca0a575cd22413f8f5.jpg
Bánh chè lam Thạch Xá.

Thạch Xá – Thạch Thất – Hà Nội vốn nổi tiếng với nghề làm bánh chè lam Thạch Xá. Bánh chè lam Thạch Xá trở thành đặc sản của làng Thạch Xá đã hơn 100 năm. Mặc dù đã trải qua thời gian dài tồn tại nhưng món bánh chè lam Thạch Xá vẫn trở thành món bánh đặc sản rất nổi tiếng của làng nghề Hà Nội này.

Xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất là một đơn vị hành chính nằm ở khu vực ven thủ đô Hà Nội. Muốn đến làng Thạch Xá từ trung tâm Hà Nội nên đi theo lộ trình Trần Phú – Kim Mã – Nguyễn Chí Thanh – Trần Duy Hưng. Sau khi đi qua hầm chui Trung Hòa, du khách sẽ đến ĐCT08. Tiếp tục đi thẳng theo ĐCT08 du khách sẽ đến được xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất.

Bánh chè lam Thạch Xá được người người yêu thích bởi hương vị dân dã, đậm chất thôn quê. Bánh được làm từ nếp cái hoa vàng, lạc nhân, gừng tươi, mật mía, những nguyên liệu vốn rất thân thuộc với người dân nông thôn Hà Nội.

Để làm nên được những phần bánh chè lam Thạch Xá thơm ngon, hấp dẫn người ăn như vậy đòi hỏi người làm bánh phải tỉ mỉ trong mọi công đoạn làm bánh. Khâu quan trọng nhất trong quá trình chế biến bánh chè lam Thạch Xá là chọn nguyên liệu.

Khâu đầu tiên là chọn nguyên liệu, bắt đầu từ chọn thóc. Thóc nếp phải chọn loại thóc đẹp (nếp cái hoa vàng, nếp nhung), hạt to, mẩy đều, không lẫn tẻ, thóc phơi không được già quá hay non quá. Tiếp theo là chọn lạc. Hạt phải ngon, không sâu, không thối; gừng phải chọn củ già, đường, mạch nha, mật mía phải là giống mía de nhỏ cây nhưng đanh chắc… Tất cả các nguyên liệu đều phải đảm bảo chất lượng thì chè lam mới ngon.

Khâu tiếp là cho thóc nếp vào rang thành hoa bỏng. Sau đó sàng bỏ trấu, cho vào máy nghiền thành bột. Lạc đem rang chín, sàng bỏ vỏ, xoa đều cho hạt lạc tách làm đôi. Gừng thái lát, ép lấy nước.

Bước tiếp theo là cho đường, mạch nha, nước, nước gừng theo tỷ lệ nhất định vào đun sôi già lửa. Sau đó bắc ra, cho bột nếp, lạc rang vào nhào trộn. Khi cho bột vào phải để lại một lượng bột khô nhất định để làm bột “áo” (phủ bề mặt).

Tùy theo đơn đặt hàng của khách có thể cho thêm thịt nạc rang khô vào trộn cùng, hoặc lăn qua vừng rang.

Đặc biệt, tất cả các công đoạn đều được làm thủ công. Bởi chỉ có làm thủ công thì mới cho ra được những miếng chè lam dẻo thơm, đậm đà hương vị quê hương.

Có thể nói, trong số các đặc sản Hà Nội thì bánh chè lam Thạch Xá được xem là món bánh mang đậm hương vị thôn quê, dân dã mà thơm ngon vô cùng. Phương pháp làm bánh thủ công và không sử dụng chất bảo quản, chính vì vậy, nếu bạn muốn thưởng thức qua các loại ẩm thực đặc sản của Thủ đô thì đừng bỏ lỡ Chè Lam Thạch Xá.

Bài liên quan
  • Chả rươi Hà Nội - Hương vị món ăn đến từ vùng sông nước
    Chả rươi Hà Nội là một món đặc sản nổi tiếng của vùng đất Hà thành. Món Chả rươi Hà Nội thơm nức mũi, ăn cùng rau mùi, húng thơm và nước mắm chấm pha chanh ớt đậm đà, cay nồng thú vị. Món ăn này đã được nhà văn Vũ Bằng đưa vào cuốn sách “Miếng ngon Hà Nội” và trở thành đặc sản mà du khách không thể không thưởng thức khi đến du lịch nơi đây.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Phi công Nguyễn Đức Soát ra mắt sách kể chuyện hồi ức “đời bay”
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), Nhà xuất bản Trẻ ra mắt bạn đọc cuốn sách “Bầu trời - Trường đại học của tôi” của Trung tướng Nguyễn Đức Soát.
  • “Cơ hội mới - giá trị mới” để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    Ngày 12/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định số 1569/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” với những quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • Ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Anh về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo, góp phần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch biên soạn cuốn sách song ngữ . Sách vừa được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành và giới thiệu tới độc giả.
  • [Video] Làng nghề Sơn Đồng: Trung tâm đồ thờ gỗ của Thủ đô và cả nước
    Với kỹ thuật chạm khắc tinh xảo cùng cái tâm với nghề, những nghệ nhân làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội) đã tạo nên những sản phẩm vừa đem lại giá trị kinh tế cao, vừa giới thiệu đến bạn bè quốc tế về một Hà Nội của Việt Nam với những nét văn hóa độc đáo trong dòng chảy lịch sử nghìn năm văn hiến.
  • “Hiến kế” cho Hà Nội xây dựng mô hình quản trị đô thị trong kỷ nguyên mới
    Trên cơ sở phân tích lịch sử 70 năm hình thành và phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thành phố Hà Nội, TS. Đỗ Tất Cường (Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học) và TS. Ngô Thị Ngọc Anh (Phó Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Quản lý, Viện Kinh tế) - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đã “hiến kế” cho Hà Nội một số định hướng phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thủ đô trong kỷ nguyên mới.
Đừng bỏ lỡ
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: “Đường băng” để Hà Nội tiến vào kỷ nguyên mới
    Quán triệt quan điểm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa phải được coi trọng và đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế, xác định đây là giá trị, chất lượng, trình độ phát triển của chính trị, kinh tế với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản, trọng yếu nhất của đời sống xã hội.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
  • Các di tích ở Hà Nội mở cửa đón khách tham quan trong tất cả các ngày nghỉ Tết 2025
    Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 853/KH-SVHTT ngày 9/12/2024 về việc tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, quản lý lễ hội, trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
  • Từ giao thông thông minh đến mục tiêu “Hà Nội - Thành phố thông minh”
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định phê duyệt Đề án Giao thông thông minh trên địa bàn Thành phố. Triển khai Đề án này, Hà Nội sẽ hiện thực hóa mục tiêu phát triển Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, “Hà Nội - thành phố thông minh” trong tương lai gần, góp phần làm nền tảng để Thủ đô cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Hà Nội phê duyệt phương án, vị trí công trình cầu Thượng Cát bắc qua sông Hồng
    UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định 6316/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án, vị trí công trình cầu Thượng Cát và đường hai đầu cầu tỉ lệ 1/500 tại quận Bắc Từ Liêm và huyện Đông Anh.
  • [Podcast] Văn hóa thưởng thức cà phê của người Hà Nội
    Thủ đô nghìn năm văn hiến, nơi mỗi điều dù nhỏ bé cũng đều dung chứa những nét văn hóa rất riêng của người Hà Nội. Trong thưởng thức cà phê cũng thế, người Hà Nội cũng có cách thưởng thức rất riêng, để rồi thời gian trôi qua đã tạo nên nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt thường ngày của người Hà Nội.
  • Nghệ thuật "Hát sắc bùa" được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia
    Hát sắc bùa mang đậm giá trị lịch sử, gắn liền với sự hình thành và phát triển của các cộng đồng ngư dân tại mảnh đất Minh Hóa và thành phố Đồng Hới, nó tồn tại từ bao đời nay. Hát sắc bùa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ trước đến nay, vừa kế thừa Hát sắc bùa của các vùng khác trên mọi miền Tổ quốc...
  • Thí điểm hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm ở quận Ba Đình, Hoàn Kiếm
    Sáng 12-12, với đa số đại biểu có mặt tán thành, HĐND TP Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết quy định thực hiện vùng phát thải thấp trên địa bàn TP Hà Nội.
Đặc sản Hà Nội – Chè Lam Thạch Xá
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO