Hà Nội

Thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng tạo chuyển biến tích cực trong văn hoá ứng xử tại cộng đồng

Huyền Anh 30/11/2023 14:42

Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn TP. Hà Nội chính thức ban hành vào ngày 10/3/2017 theo Quyết định 1655/QĐ-UBND. Một trong những mục tiêu quan trọng của việc ban hành bộ Quy tắc là từng bước xây dựng, hình thành những chuẩn mực văn hóa nhằm điều chỉnh lời nói, thái độ, hành vi của cá nhân, tổ chức nơi công cộng trên địa bàn thành phố, xây dựng thành phố văn minh, hiện đại.

Đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt

Tại phường Bồ Đề, quận Long Biên, thực hiện hiệu quả bộ Quy tắc ứng xử nơi công cộng do Thành phố ban hành; duy trì thực hiện 02 quy ước tổ dân phố về trật tự đô thị - vệ sinh môi trường; xây dựng một số mô hình tự quản mà ở đó người dân là trung tâm, vừa huy động các nguồn lực xây dựng mô hình, vừa thụ hưởng thành quả. Trong đó có thể kể tới một số mô hình tiêu biểu người dân triển khai đồng thời là đối tượng hưởng lợi như: mô hình “Ngõ/phố xanh - sạch - đẹp”, mô hình “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động truyền thông tại nhà văn hóa tổ dân phố”; mô hình “Không quảng cáo rao vặt”; mô hình “Tự quản về An ninh trật tự”…

3.jpg
Tổ 18 phường Bồ Đề, quận Long Biên ra mắt mô hình "Ngõ xanh - sạch - đẹp",

Phong trào văn hóa thể thao phát triển, tỷ lệ người dân luyện tập thể thao đạt 36%, gia đình luyện tập thể thao đạt 35,5%. Chất lượng các danh hiệu văn hóa ngày càng được nâng cao (giai đoạn 2021- 2022, 100% hộ gia đình đăng ký xây dựng GĐVH, 95% hộ gia đình được công nhận GĐVH, tổ được công nhận TDPVH). 100% các hộ gia đình đồng thuận, hưởng ứng thực hiện cưới, tang văn minh (tỷ lệ cưới văn minh trung bình đạt: 80%, tang văn minh trung bình đạt trên: 90%, 100% thực hiện hỏa táng).

Nhận thức chấp hành pháp luật của nhân dân chuyển biến rõ rệt, đại đa số người dân chấp hành tốt, không có vi phạm. Địa bàn tổ không có tụ điểm cờ bạc, không có các tệ nạn xã hội. Các mâu thuẫn nội bộ được hòa giải ngay tại cơ sở. Nhân dân tổ tích cực tham gia phát hiện, đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Tổ dân phố hoàn thành và hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao. Nhiều năm liên tục tổ 18 phường Bồ Đề, Quận Long Biên được nhận bằng khen, giấy khen của các cấp như: chi bộ được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tổ được công nhận TDP văn hóa; được UBND Thành phố Hà Nội khen thưởng phong trào “Toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc” năm 2022; được UBND quận khen thưởng Tổ dân phố xanh - sạch - đẹp - văn minh và Tổ dân phố văn hóa tiêu biểu giai đoạn 2021-2022.

Đồng chí Nguyễn Thị Thanh Bình - Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Thanh Trì cho biết, thực hiện bộ Quy tắc ứng xử nơi công cộng của Thành phố, tại đây triển khai mô hình điểm “Thi đua xây dựng thôn, tổ dân phố sáng, xanh, sạch, đẹp gắn với Tuyên truyền thực hiện quy tắc ứng xử nơi công cộng” tại thôn 3 xã Yên Mỹ. Từ hai mô hình này, nhận thức của cán bộ và Nhân dân được nâng lên rõ rệt, đạt nhiều hiệu quả tích cực.

Thực hiện ứng xử văn minh tại các lễ hội

Bên cạnh đó, các quận, huyện cũng có nhiều cách làm sáng tạo trong thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng gắn với thực hiện nếp sống văn minh trong quản lý di tích và lễ hội và đạt nhiều kết quả đáng biểu dương, khích lệ.

Theo báo cáo của Trưởng phòng Văn hoá và Thông tin quận Bắc Từ Liêm Phan Thị Thanh Huyền, công tác quản lý Nhà nước về tổ chức lễ hội truyền thống trên địa bàn quận được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo đúng nguyên tắc, quy định của Chính phủ và Thành phố Hà Nội. Hoạt động trên lễ hội được duy trì đúng với tinh thần bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, tiết kiệm; phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, của quận.

1.jpg
Lễ hội Chèm quận Bắc Từ Liêm

Bí thư, Chủ tịch HĐND phường Thuỵ Phương, quận Bắc Từ Liêm Nguyễn Việt Phương cho biết, thực hiện chỉ đạo của UBND quận, UBND phường Thuỵ Phương đã xây dựng và ban hành kế hoạch, thành lập Ban tổ chức và các tiểu ban liên quan đến lễ hội… để đảm bảo các hoạt động diễn ra đúng theo quy định, đúng các nghi lễ truyền thống của địa phương, thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội cũng như Bộ Quy tắc ứng xử nơi công cộng của UBND Thành phố Hà Nội.

Còn tại quận Ba Đình, với vị trí là quận trung tâm của Thủ đô, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Ba Đình luôn gương mẫu, đi đầu trong việc triển khai hiệu quả các Quy tắc ứng xử của Thành phố. Trong đó, kết quả thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, đáng lưu ý là cách làm sáng tạo trong thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng gắn với thực hiện nếp sống văn minh trong quản lý di tích và lễ hội.

Trên địa bàn quận hiện có 74 di tích (01 di sản thế giới, 03 di tích đặc biệt, 19 đình, 12 chùa, 18 đền, 21 di tích Cách mạng kháng chiến), trong 6 tháng đầu năm 2023 quận đã chỉ đạo các phường tổ chức và quản lý 36 Lễ hội, trong đó có 06 lễ hội được tổ chức với quy mô cấp quận. Các lễ hội tổ chức hầu hết đảm bảo an toàn, đúng quy định, nhân dân thập phương đến chiêm bái tại các di tích và tham gia các lễ hội đã thực hiện tốt. Quy tắc ứng xử nơi công cộng thể hiện ở việc không gây mất an ninh trật tự, ăn mặc phù hợp, không vứt rác bừa bãi... Hiện tượng ăn mặc hở hang gây phản cảm không còn nhiều, không còn tình trạng tổ chức các hoạt động mê tín dị đoan tại các di tích.

Đồng chí Đinh Mạnh Hùng, Phó Giám đốc Sở Nội vụ chia sẻ, thực hiện các Quy tắc ứng xử nói chung và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố góp phần bồi thắp thêm cho nét thanh lịch, hồn cốt văn hoá của người Tràng An – Hà Nội.

Từ thực tế cho thấy, Quy tắc ứng xử nơi công cộng ngày càng thể hiện thấm sâu vào đời sống của cộng đồng dân cư, dần trở thành kim chỉ nam để nhân dân soi vào và có những ứng xử đẹp, văn minh tại nơi công cộng.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Chuyện người phụ nữ họ Trần cứu chúa Nguyễn trên phá Tam Giang
    Người phụ nữ họ Trần được dân gian kể là người có công cứu chúa Nguyễn Hoàng trên phá Tam Giang và đang được thờ tự ở xã Đan Điền (TP Huế) với tên gọi miếu Bà Tơ.
  • Ra mắt hai ấn phẩm pháp lý phục vụ triển khai sắp xếp đơn vị hành chính
    Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa phát hành hai ấn phẩm: “Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (sửa đổi, bổ sung năm 2025)” và “Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025”. Đây là những tài liệu có tính thời sự, cung cấp cơ sở pháp lý đầy đủ, chính thống, hỗ trợ cán bộ, đảng viên và nhân dân trong quá trình triển khai sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố theo định hướng cải cách bộ máy nhà nước.
  • Chuyện khuyến học ở một dòng họ khoa bảng xứ Đoài
    Làng Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, Hà Nội) nổi tiếng khắp vùng xứ Đoài xưa và nay, không chỉ bởi nghề đục tượng, làm hoành phi, câu đối cho các di tích mà còn là làng khoa bảng với 8 tiến sĩ, một Sĩ vọng, từ thời Trần đến cuối thời Nguyễn.
  • Hội nghị lần thứ Nhất Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Nội Bài thông qua nhiều nội dung quan trọng
    Trong không khí phấn khởi trước thành công của việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã theo Nghị quyết của Quốc hội và chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy xã và chương trình công tác tháng 7 của Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Nội Bài (Thành phố Hà Nội), chiều ngày 4/7 Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Nội Bài tổ chức Hội nghị công bố các Quyết định của Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội.
  • Cấp tỉnh, cấp xã (mới) theo thẩm quyền không để chậm trễ, bỏ sót công việc
    Ngày 4/7/2025, đồng chí Trần Cẩm Tú - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Kết luận số 174-KL/TW về một số nhiệm vụ tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả.
Đừng bỏ lỡ
Thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng tạo chuyển biến tích cực trong văn hoá ứng xử tại cộng đồng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO