Người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Xây dựng hệ giá trị gia đình Thủ đô và chuẩn mực người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Ly Ly 23/10/2023 19:12

Chiều ngày 23/10, tại Hội trường lớn Thành uỷ Hà Nội, số 219, Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Toạ đàm “Xây dựng hệ giá trị gia đình Thủ đô và chuẩn mực người Hà Nội thanh lịch, văn minh – Thực trạng và giải pháp”.

Tham dự Hội nghị có các đồng chí: Đỗ Đình Hồng - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Đào Xuân Dũng - Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, đại biểu các sở, ngành, cục, vụ của Trung ương và Hà Nội; đại biểu lãnh đạo các quận, huyện, thị xã; phường, xã, thị trấn trên địa bàn Thủ đô.

2(1).jpg
Quang cảnh Hội nghị toạ đàm

Tham vấn và chia sẻ tại Hội nghị là các nhà nghiên cứu, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý văn hóa nhằm trao đổi, nghiên cứu, hướng đến xác định hệ giá trị văn hóa Thủ đô, hệ giá trị gia đình Thủ đô và chuẩn mực người Hà Nội thanh lịch, văn minh; xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam nói chung, người Hà Nội nói riêng đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước như: TS. Nguyễn Viết Chức, PCN Hội đồng tư vấn Văn hoá - Xã hội (Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam); PGS.TS Nguyễn Chí Mỳ, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội; Nhà báo Hồ Quang Lợi, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; PGS.TSKH Lương Đình Hải, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Con người, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam...

z4809674998726_5089b156965cd56f54e711534301872a.jpg
Đoàn Chủ trì Hội nghị

Phát huy vai trò, trách nhiệm đi đầu của Hà Nội
Thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025”, Ban Tuyên giáo Thành uỷ phối hợp với Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội tổ chức Hội nghị Toạ đàm “Xây dựng hệ giá trị gia đình Thủ đô và chuẩn mực người Hà Nội thanh lịch, văn minh – Thực trạng và giải pháp”.

3.jpg
Đồng chí Đỗ Đình Hồng, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội báo cáo đề dẫn Hội nghị

Phát biểu đề dẫn Hội nghị, đồng chí Đỗ Đình Hồng, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho biết, Hà Nội là Thủ đô ngàn năm văn hiến, “chốn kinh sư muôn đời”, nơi lắng hồn núi sông ngàn năm, luôn luôn là nơi cả nước hướng về với niềm tin và hy vọng. Điều đó hình thành như một lẽ tự nhiên trong lịch sử dựng nước và giữ nước của Việt Nam. “Từ thuở mang gươm đi mở nước/ Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long”; để rồi “Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn hướng về Hà Nội”. Sự tin yêu đặc biệt đó mang đến cho người Hà Nội niềm tự hào, đồng thời cũng đặt ra trách nhiệm lớn lao với người Hà Nội hôm nay.

1(2).jpg
Nhà báo Hồ Quang Lợi chia sẻ tại Hội nghị

Theo Nhà báo Hồ Quang Lợi công cuộc xây dựng văn hoá con người Việt Nam nói chung và người Hà Nội thanh lịch, văn minh nói riêng là một sự nghiệp lâu dài, bền bỉ, không ít khó khăn nhưng cũng đầy vinh quang của Đảng bộ, chính quyền và mọi tầng lớp nhân dân Thủ đô. Hà Nội phải có trách nhiệm luôn đi đầu và làm gương như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời, rằng: "Cả nước nhìn về Thủ đô ta. Thế giới trông vào Thủ đô ta". Nhà báo Hồ Quang Lợi đặc biệt nhấn mạnh đến tầm quan trọng của công tác tuyên truyền cần phải thấm sâu đến từng người dân; biểu dương các "nếp nhà đẹp", gia đình văn hoá trên địa bàn Thủ đô có tính chuyên đề; phát hiện những vấn đề còn tồn tại để có quyết sách phù hợp với thực tế; đấu tranh mạnh mẽ với các hành vi vi phạm đạo đức, truyền thống dân tộc.

Nhiều thách thức trong xây dựng hệ giá trị gia đình hiện nay

Sự phát triển với tốc độ cao của Hà Nội, đặc biệt đô thị hóa đang diễn ra theo chiều hướng “văn hóa khó bắt kịp” đã gây ra nhiều hệ lụy, trong đó vấn đề gia đình và con người Hà Nội đang nổi lên nhiều bất cập với những ý kiến khác nhau, thậm chí trái chiều trong lý luận cũng như trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày. Nhiều người nghi ngờ rằng, thanh lịch liệu có còn phù hợp với lối sống hiện đại ngày nay không. Vấn đề gia đình cũng đang đứng trước nhiều thách thức trước những thay đổi về cách thức tổ chức đời sống cá nhân và đời sống cộng đồng trong điều kiện mới. Mô hình gia đình truyền thống như: tam đại đồng đường, tứ đại đồng đường có còn được đề cao trong xã hội hiện đại không? Ngay cả đối với gia đình hạt nhân hiện đại, khi khó có thể tổ chức thường xuyên bữa ăn gia đình thì sự gắn kết gia đình có bị ảnh hưởng? Tình cảm vợ chồng, cha con, mẹ con thể hiện như thế nào để tổ ấm bền chặt và hạnh phúc. Tình trạng ly hôn, ly thân ngày càng gia tăng kéo theo những hệ lụy không nhỏ đối với từng gia đình và toàn xã hội: trẻ em hư hỏng, tiếp thu văn hóa phẩm tiêu cực, vi phạm pháp luật…

8.jpg
Đại biểu tham luận tại Hội nghị

Bên cạnh những thành tựu, đây là một trong những vấn đề quan trọng được nhiều đại biểu tham luận sôi nổi, nhìn nhận thẳng thắn để từ đó có những giải pháp đề xuất khắc phục hiệu quả những tồn tại trong thời gian tới.

Tham luận của quận Thanh Xuân cho biết, việc xây dựng hệ giá trị gia đình Thủ đô và chuẩn mực Người Hà Nội thanh lịch, văn minh trên địa bàn quận Thanh Xuân còn một số tồn tại hạn chế. Năm 2022, qua khảo sát trên địa bàn quận, tổng số hộ gia đình đạt 73.292 hộ, trong đó tổng số hộ có bạo lực gia đình là 06 hộ (chiếm 0,0001%).

Còn theo chia sẻ của đại biểu Thị xã Sơn Tây, một số gia đình chưa quan tâm giáo dục đạo đức, tổ chức cuộc sống gia đình nên sự gắn kết trong gia đình và giữa gia đình với cộng đồng lỏng lẻo, làm xói mòn các giá trị văn hóa gia đình. Định kiến giới còn tồn tại nặng nề ở một số gia đình dẫn tới các vấn nạn xã hội như mất cân bằng giới tính khi sinh, tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ và trẻ em gái, phụ nữ ít được tham gia quyết định các vấn đề lớn trong gia đình... Tình trạng ly hôn nhất là độ tuổi ly hôn ngày càng trẻ hóa thực sự là vấn đề lớn, phát sinh nhiều hệ lụy phức tạp cho xã hội.

Nhiều giải pháp thiết thực

Hầu hết các đại biểu tại Hội nghị đều nhất trí đưa ra giải pháp để xây dựng hiệu quả hệ giá trị gia đình Thủ đô và chuẩn mực người Hà Nội thanh lịch, văn mìinh là cần tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo quản lý của các cấp chính quyền đối với công tác gia đình. Tăng cường công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, gia đình và cộng đồng về vị trí, vai trò của gia đình. Phát huy vai trò của gia đình, cộng đồng, xã hội trong việc xây dựng môi trường văn hóa, con người Thủ đô. Triển khai công tác gia đình lồng ghép với đẩy mạnh thực hiện các phong trào xây dựng “Người Hà Nội thanh lịch, văn minh”; “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về công tác xây dựng gia đình...

Trong quá trình xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh cần phát huy nét bản sắc văn hoá truyền thống của từng địa phương. Khuyến khích, động viên, khơi dậy tinh thần đoàn kết, khát vọng xây dựng, phát triển quê hương.

5.jpg
Đại biểu tham luận tại Hội nghị

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Nguyễn Thị Tám chia sẻ tại Hội nghị, huyện Đông Anh - nơi còn lưu giữ những giá trị văn hoá tốt đẹp của gia đình truyền thống trong đời sống gia đình và xã hội. Những giá trị này đang từng ngày được bảo tồn và phát huy cùng với các giá trị văn hoá gia đình hiện đại. Việc bảo tồn nề nếp, gia phong trong gia đình tại huyện Đông Anh trên nền tảng của văn hóa Việt Nam lấy những giá trị chuẩn mực như: lễ giáo, hiếu học, trọng tình nghĩa, sống nhân ái, tinh thần tự tôn, tự lực... làm cái gốc để hình thành và phát triển gia đình hiện đại. Với vị thế là đô thị trung tâm của Thủ đô Hà Nội, việc xây dựng hệ giá trị gia đình nhằm góp phần xây dưng chuẩn mực Người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong bối cảnh đô thị hóa, tiến tới mục tiêu xây dựng Đông Anh thành quận giàu đẹp, văn minh và hiện đại là nhiệm vụ quan trọng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Đông Anh trong giai đoạn tới.

Đồng chí Đỗ Đình Hồng, Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội khẳng định, việc nghiên cứu hệ giá trị gia đình và chuẩn mực người Hà Nội thanh lịch văn minh là yêu cầu hiện thực khách quan có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao. Yêu cầu của thời kỳ phát triển mới của Hà Nội, Thành phố sáng tạo cũng đặt ra yêu cầu phát triển con người ở một tầm vóc mới. Việc giữ gìn và phát huy hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người thủ đô lại càng là yêu cầu có tính cấp thiết. Hàng loạt vấn đề cũ có, mới có nhưng đều đặt ra cho văn hóa Hà Nội những nhiệm vụ mới trong điều kiện mới. Để hoàn thành những nhiệm vụ đó, Hà Nội cần triển khai một kế hoạch có tầm chiến lược, đồng bộ và có tính khả thi.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Tạo sự thống nhất, đồng thuận trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    UBND thành phố Hà Nội vừa có Kế hoạch tổ chức thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đến năm 2025”.
  • Quận Tây Hồ: Nâng cao vai trò nêu gương trong thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU
    Vừa qua, Quận uỷ Tây Hồ đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành uỷ "Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh".
  • Chú trọng xuất bản các tác phẩm văn học, nghệ thuật chất lượng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    Theo Chỉ thị 30 – CT/TU, ngày 19/2/2024 của Thành ủy Hà Nội, việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là quá trình lâu dài, đòi hỏi phải kiên trì, bền bỉ tiến hành thường xuyên. Trong đó yêu cầu Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội tăng cường vai trò định hướng các hội chuyên ngành, các chi hội; động viên văn nghệ sĩ, nhà báo tích cực tham gia, sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật, các tác phẩm báo chí có giá trị về tư tưởng nghệ thuật, góp phần nâng cao trình độ thẩm mỹ, cảm thụ văn hóa của Nhân dân, hình thành nhân cách chuẩn mực, nhất là giới trẻ, lan tỏa giá trị thanh lịch, văn minh của người Hà Nội trong thời kỳ mới.
  • Cán bộ, đảng viên gương mẫu đi đầu đẩy mạnh xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh
    Đối với việc thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” trên địa bàn huyện Đông Anh, Bí thư Huyện uỷ Đông Anh Lê Trung Kiên đề nghị Ban Thường vụ Huyện ủy chủ trì, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị, xã hội xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát các đơn vị trong việc thực hiện Chỉ thị.
  • Chung sức đồng lòng thực hiện hiệu quả mục tiêu xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    Chỉ thị số 30-CT/TU về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” đã nêu rõ, lịch sử văn hiến hơn 1000 năm Thăng Long - Hà Nội hun đúc nên giá trị cốt cách của người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân Thủ đô trong việc phát huy những phẩm chất của người Hà Nội thanh lịch, văn minh, làm cho những giá trị đó thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, các quan hệ xã hội, trong gia đình và từng người dân.
  • Xây dựng nhà trường trở thành cái nôi nuôi dưỡng, bồi đắp nhân cách; giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh trong học sinh Hà Nội
    Thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU, ngày 19/02/2024 của Thành ủy Hà Nội về việc tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, nhiều trường học trên địa bàn Thành phố đẩy mạnh các chương trình giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh trong học sinh Hà Nội; hoàn thiện các tiêu chí xây dựng “Trường học hạnh phúc”... Tiêu biểu trong số đó phải kể đến trường Tiểu học Nam Thành Công, quận Đống Đa, Hà Nội.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Thảo luận bàn tròn về Chủng ngừa ở người lớn và Dự phòng bệnh Zona
    Ngày 21/11, tại Hà Nội, Tổng Hội Y học Việt Nam phối hợp cùng Công ty TNHH Dược phẩm GSK Việt Nam (GSK Việt Nam) và các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực Thận học, Hô hấp, Nội tiết, Cơ Xương Khớp đã có phiên thảo luận về chủng ngừa ở người lớn và dự phòng bệnh zona.
  • Khởi động chiến dịch "JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết"
    Ngày 21/11, Fumakilla Việt Nam đồng hành cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Đống Đa tổ chức chiến dịch “JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết” trong việc tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn Thủ đô.
Đừng bỏ lỡ
Xây dựng hệ giá trị gia đình Thủ đô và chuẩn mực người Hà Nội thanh lịch, văn minh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO