Sự kiện & Bình luận

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đẩy mạnh hơn nữa công tác chăm sóc người có công với cách mạng

Hà Oai 20:20 22/07/2023

Nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh – Liệt sỹ (27/7/1947 – 27/7/2023) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp tổ chức Hội nghị biểu dương người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2023 tại tỉnh Thừa Thiên – Huế.

1(1).jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng quà và kỷ vật chiến tranh cho các cán bộ đi B.

Ngày 22/7, tại tỉnh Thừa Thiên – Huế diễn ra Hội nghị biểu dương người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2023 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Báo Nhân Dân, Đài Truyền hình Việt Nam và UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức.

Tham dự hội nghị có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên – Huế Lê Trường Lưu, ông Nguyễn Văn Phương - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cùng các lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, địa phương và Mặt trận tổ quốc Việt Nam…

Theo đó, hội nghị có sự tham dự của 300 đại biểu là người có công với cách mạng tiêu biểu được lựa chọn từ cơ sở. Trong đó có 12 đại biểu là cán bộ lão thành cách mạng và cán bộ tiền khởi nghĩa, 8 Mẹ Việt Nam anh hùng, 48 Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân và anh hùng lao động thời kỳ kháng chiến, hơn 100 thương binh và trong đó có 25 thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, 31 bệnh binh, 64 thân nhân liệt sỹ cùng các đại biểu người có công với cách mạng tiêu biểu khác. Đặc biệt, tham dự hội nghị có 25 đại biểu là người dân tộc thiểu số như Hà Nhì, Hrê, Khmer, Mường, Nùng, Paco, Tà Riêng, Tày, Thái, Xê Đăng.

Phát biểu chào mừng hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế Nguyễn Văn Phương khẳng định đây là sự kiện có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc, thể hiện sự tôn vinh, tri ân của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta đối với những người con ưu tú đã hy sinh xương máu vì Tổ quốc.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cho biết, tỉnh Thừa Thiên – Huế có 82 tập thể được phong Anh hùng LLVTND, 66 tập thể trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế được phong tặng Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới và gần 89.000 người có công với cách mạng. Thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế luôn ghi nhớ công ơn các anh hùng liệt sỹ, thương binh, người có công với cách mạng. Phong trào “Đền ơn, đáp nghĩa”, công tác chăm sóc và thực hiện chính sách đối với người có công được thực hiện đầy đủ, kịp thời từ tỉnh đến cơ sở.

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, việc tổ chức hội nghị thể hiện tình cảm, trách nhiệm của Đảng, Nhà nước đối với công tác chăm sóc người có công với cách mạng. Đây là dịp để các thế hệ cán bộ, đảng viên, chiến sỹ và Nhân dân cả nước, tri ân, tôn vinh người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng - những người đã đóng góp công lao to lớn vào sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Thời gian qua, Bộ LĐTBXH đã tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước ban hành Quyết định số 715/QĐ-CTN ngày 19/6/2023 về việc tặng quà cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 – 27/7/2023). Đồng thời, trình Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng từ 1/7/2023.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao và nhiệt liệt biểu dương tinh thần mạnh mẽ, nghị lực sắt đá, ý chí mãnh liệt nỗ lực vươn lên của các thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ và người có công với cách mạng mà 300 đại biểu có mặt tại hội nghị.

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, trong suốt các chặng đường cách mạng của Đảng, của dân tộc, nhất là trong những năm tháng cam go, khốc liệt của các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ biên cương của Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế. Với khát vọng, niềm tin chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” và lớp lớp những người con ưu tú đất nước đã dũng cảm xung phong ra trận, anh dũng chiến đấu, hy sinh quên mình vì thực hiện nhiệm vụ, vì sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, vì sự bình yên, hạnh phúc của Nhân dân.

Thủ tướng Chính phủ trân trọng gửi tới các lão thành cách mạng, các Mẹ VNAH, Anh hùng LLVTND, các thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ, người có công với cách mạng những tình cảm sâu nặng, lòng tri ân sâu sắc và lời thăm hỏi ân cần, thân thiết nhất.

Thay mặt đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao và nhiệt liệt biểu dương tinh thần mạnh mẽ, nghị lực sắt đá, ý chí mãnh liệt nỗ lực vươn lên của các thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ và người có công với cách mạng mà 300 đại biểu có mặt hôm nay là những đại diện tiêu biểu xứng đáng nhất. Đây thực sự là những tấm gương sáng, lay động lòng người, động viên, khích lệ, truyền cảm hứng, tạo động lực, lan tỏa tinh thần vượt khó vươn lên cho mỗi chúng ta.

2.jpg
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị.

Thời gian tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các cấp, các ngành, các địa phương tiếp tục thực hiện thật tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đẩy mạnh hơn nữa công tác chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng. Trong khuôn khổ hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tặng quà và kỷ vật chiến tranh cho các cán bộ đi B. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước trao quà cho các đại biểu đại diện cho những người có công với cách mạng và Mẹ Việt Nam Anh hùng.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” - Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
    Tối 31/3, tại Landmark 81 (TP.HCM) đã diễn ra sự kiện ra mắt bộ phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối'. Bộ phim tái hiện cuộc sống và quá trình chiến đấu của những du kích ở Củ Chi trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • [Podcast] Bánh đúc riêu cua – Món ngon của người Hà Nội xưa
    Hà Nội là nơi lưu giữ những hương vị khó quên với những món ăn không quá cầu kỳ nhưng lại chứa đựng biết bao tinh túy của đất trời, của văn hóa, của con người, được tích tụ và lan tỏa theo chiều dài hơn 1000 năm lịch sử. Và có một món ăn dân dã, bình dị nhưng đã đi cùng bao thế hệ người Hà Nội, nhất là những ai từng lớn lên trong những con phố nhỏ. Một món ăn mà chỉ cần nghe tên thôi cũng đủ gợi lên cả một trời ký ức: Bánh đúc riêu cua.
  • Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ khởi công và xây dựng 43 cụm công nghiệp
    UBND TP Hà Nội ban hành Thông báo số 171/TB-VP ngày 31/3 về kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền tại cuộc họp rà soát quy trình thành lập cụm công nghiệp.
Đừng bỏ lỡ
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đẩy mạnh hơn nữa công tác chăm sóc người có công với cách mạng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO