Thơ ca là niềm say mê của cuộc đời

Hanoimoi| 07/06/2022 09:48

“Thức bước thời gian” là tập thơ thứ 12 của nhà thơ Bùi Kim Anh mới ra mắt bạn đọc. Gần như Bùi Kim Anh viết thơ hằng ngày, điều này cho thấy bút lực dồi dào, một tâm hồn thơ đầy xúc cảm, luôn suy tư về cuộc đời và con người. Càng nhiều trải nghiệm, chị càng có nhiều nỗi niềm để gửi vào thơ.

Thơ ca là niềm say mê của cuộc đời

Những dòng thơ như mang chở tâm sự, khát khao đi xa hơn của người viết: “Bài ca ánh mặt trời mang bốn mùa đi xa/ ta còn mơ mộng mãi/ những lời thơ viển vông”. Đó không phải là sự phù phiếm, mà là mong ước không cùng của nghệ thuật thi ca.

Bùi Kim Anh gắn bó đậm sâu với Hà Nội. Dường như tập thơ nào của chị cũng mang đến một Hà Nội đẹp bình dị, gần gũi và chân thật. Bùi Kim Anh chưa bao giờ cường điệu hay tô vẽ cho Hà Nội mà chỉ viết về Hà Nội như chính - nó - đang - là. Chị luôn nhìn vào bản chất của sự việc chứ không mô tả vẻ bề ngoài đơn thuần. Đó có thể là Hà Nội trong thực tại: “những ngày vắng chợt nhớ thương con phố/ những ngày Hà Nội lo lắng/ ta không muốn ngồi lặng lẽ trong nhà”. Đó có thể là Hà Nội của một quá vãng xa xôi: “ngày rất cũ/ ngày rất bé/ mẹ dắt lên phố/ ký ức đã già mờ trong dòng nhớ/ cửa hàng lụa nào Hàng Trống rẽ Hàng Gai...”.

Thơ Bùi Kim Anh là lối thơ được dẫn dắt bởi cảm xúc chân thật. Chị đi theo cảm xúc nhưng kinh nghiệm luôn giúp cho những câu thơ không bị sa đà mà ở đúng điểm đến của thơ: “đêm Hà Nội trầm tư/ tóc rắc hoa sương/ thời gian lau sạch bụi đường/ là bởi lòng ta cánh sen cuối hạ”. Rất nhiều người viết sinh ra, lớn lên, sống ở Hà Nội, nhưng không phải ai cũng có thể đem được Hà Nội vào thơ. Đâu phải ngẫu nhiên mà Bùi Kim Anh được nhớ đến khi nhắc về những nhà thơ gắn bó với Hà Nội, bởi chị tiếp cận với Hà Nội ở bề sâu, nơi mà hồn cốt Hà Nội khởi sinh và lưu dấu.

Có lẽ ở tập thơ này nhà thơ Bùi Kim Anh bày tỏ nhiều chiêm nghiệm của mình về thơ hơn cả. Phải chăng khi đã qua tuổi thất thập, qua những buồn vui trải nghiệm thì cũng là lúc chị suy ngẫm nhiều hơn về thơ. Hoặc là chị vẫn luôn đau đáu về thơ như thế, nhưng khi những suy tư đã trở nên chín muồi thì ngôn từ sẽ nói thay những gì người viết luôn day trở. “Không thể chất vào thơ ngồn ngộn ngôn từ/ phố vẫn đông những khuôn hình xa lạ/ tìm cho thơ lời âu yếm cũ/ luẩn quẩn một ta tha thiết một ta”. Đó phải chăng cũng là quan niệm nghệ thuật của nhà thơ trong sáng tạo.

Bùi Kim Anh gây ấn tượng bởi những câu thơ giản dị nhưng lại truyền tải được những ý tưởng có sức nặng. Trong sáng tạo chị hướng đến sự tinh tế, tinh lọc: “hoa nở trong màn mưa/ chuông gió rỏ từng giọt như nốt nhạc/ tình khúc không lời dịu dàng đến/ nỗi buồn âm thầm ám ảnh/ thơ dắt ta lạc lối/ ở nơi không có ta có người”. Cõi thơ của Bùi Kim Anh ngỡ như xa xăm lắm, nhưng thực ra rất gần và thực nếu người đọc có thể cảm nhận được nhịp đập của mỗi câu chữ, cảm nhận được sự lay động trong từng nhịp điệu và thi ảnh của thơ.

Thơ vốn không là ánh sáng của những ngôi sao xa trên bầu trời chỉ để chúng ta nhìn ngắn, mà thơ là sự sẻ chia thấu hiểu với con người trong những tình thế của cuộc đời. “Ta thuộc về thơ đâu cần trọn vẹn/ cứ để lời dở dang lơi lỏng nỗi niềm”. Nhà thơ Bùi Kim Anh đã cho thấy giữa thơ ca và cuộc đời là mối quan hệ hết sức giản đơn, nhưng đó cũng là mối liên hệ không thể thiếu vắng để nuôi dưỡng đời sống tâm hồn của mỗi người.

Nhà thơ, nhà giáo Bùi Kim Anh sinh năm 1948 tại Thái Bình. Hiện chị sống tại Hà Nội và đã nghỉ hưu.

(0) Bình luận
  • “Bóng của hoa” trên những trang thơ trữ tình đậm chất Hà Nội
    Sau hai tập thơ “Lửa lá” (2009) và “Vườn tôi nở đóa vàng bông” (2013), nhà thơ Đặng Minh Kính - hội viên Hội Nhà văn Hà Nội vừa ra mắt bạn đọc tập thơ “Bóng của hoa” (NXB Hội Nhà văn, 2024). Tôi cứ ngỡ rằng, trên những trang thơ trữ tình giàu cảm xúc tinh tế của nữ tính, đậm chất Hà Nội nơi chị đang chập chờn, ẩn hiện những “Bóng của hoa” đầy thi vị với những suy tưởng khá lắng đọng.
  • Một phác thảo toàn diện về Hà Nội thời cận đại
    Quá trình biến đổi Hà Nội từ khu nhượng địa trở thành một thành phố hiện đại kiểu phương Tây, một “Paris thu nhỏ” của chính quyền thực dân vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 đã được nhà nghiên cứu Đào Thị Diến phản ánh chi tiết trong cuốn sách “Hà Nội thời cận đại - từ nhượng địa đến thành phố (1873 - 1945)”. Với nguồn tư liệu quý từ hồ sơ lưu trữ, cuốn sách không chỉ phác thảo toàn diện về Hà Nội thời cận đại mà còn góp phần giải mã sự thật lịch sử.
  • Một số gợi mở trong thẩm định thơ
    Nhìn chung đánh giá về việc đọc sách văn học của công chúng, có thể theo nhiều khía cạnh, đồng sáng tạo, kích thích người viết sáng tác, bồi bổ thẩm mĩ, tích lũy tri thức, phát triển đời sống văn hóa… với những hiệu quả tích cực. Nhưng còn có những tồn tại theo chiều hướng ngược lại, mang tính nguy cơ hơn là cơ hội tốt, phản ánh sự trì trệ hơn là phát triển. Đó là sự dễ dãi trong việc đọc, thẩm định thơ từ cả người đọc lẫn người sáng tác, truyền tải.
  • Chi tiết trong sáng tạo của nhà văn
    Chúng ta đều từng quen câu nói của văn hào Nga Macxim Gorki: “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. Quả vậy! Chi tiết trong văn xuôi chỉ là một thứ nhỏ, rất nhỏ so với cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật,…
  • Vũ Quần Phương với thơ hay
    Quan sát các nhà thơ viết phê bình tôi thấy rằng vì có sáng tác, nên phê bình của họ thường giàu cảm xúc, thuyết phục bạn đọc bởi sự tinh tế, thành thục của người có nghề, cùng làm nghề với tác giả được bình. Mặt khác, là người cũng từng thai nghén, mang nặng đẻ đau tác phẩm, nên nhà thơ bình thơ thường có sự cảm thông, trân trọng và sẻ chia. Các nhà thơ bình thơ thành công trước đây phải kể đến Xuân Diệu, Chế Lan Viên. Lớp kế tiếp có Vũ Quần Phương, Nguyễn Trọng Tạo, Hữu Thỉnh, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Hoàng Sơn...
  • Văn nghệ sĩ trong Hà Nội tạm chiếm
    Sống trong Hà Nội tạm chiếm những năm 1947-1954, đời sống văn nghệ sĩ hết sức khó khăn. Nguyễn Minh Lang, Hoài Việt, Minh Tân, Thùy Linh, Nguyễn Quốc Trinh, Song Nhất Nữ, Tô Kiều Ngân, Thy Ngọc... đều sống bằng nghề dạy học ở trường tư. Nhà thơ Giang Quân trông nom một hiệu sách mang tên Quốc Việt ở 274 phố Khâm Thiên.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Thơ ca là niềm say mê của cuộc đời
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO