Thiết lập một “vành đai sáng tạo” tại Thủ đô

kinhtedothi| 22/08/2022 11:37

Liên hoan Sáng tạo và thiết kế Việt Nam thường niên lần thứ tư (VFCD) sẽ chính thức trở lại vào tháng 11/2022 với chủ đề "Thay đổi: Thách thức sáng tạo".

Diễn ra từ ngày 7 đến 20/11, chương trình dự kiến bao gồm các tour khám phá văn hóa, tọa đàm, hội thảo, workshop, triển lãm và nhiều hoạt động trực tuyến, bàn luận về tầm nhìn, xu hướng, bản sắc văn hóa và cơ hội tương lai cho các ngành công nghiệp sáng tạo Việt Nam. Phần lớn sự kiện sẽ mở cửa miễn phí.
Không gian sáng tạo tại Trung tâm văn hóa Pháp. Ảnh: Lại Tấn.
Không gian sáng tạo tại Trung tâm văn hóa Pháp. Ảnh: Lại Tấn.

GS Julia Gaimster -  Trưởng khoa Truyền thông và Thiết kế Đại học RMIT nhận định: “Chúng ta đã và đang chứng kiến những thay đổi lớn trên toàn cầu do đại dịch Covid-19 tạo ra, từ cách mọi người làm việc, cách họ kết nối và giao tiếp, đến định hướng ưu tiên của họ cho tương lai”.

“Chúng tôi mong muốn liên hoan sẽ duy trì bền vững trong tương lai, để tiếp tục tạo ra ảnh hưởng và hỗ trợ ngành công nghiệp sáng tạo ở Việt Nam, đồng thời mang đến cơ hội để đông đảo khán giả có thể tham gia và hiểu được giá trị của sáng tạo trong mọi khía cạnh của cuộc sống” - GS Gaimster cho hay.

Theo BTC, sân chơi này đang diễn ra theo mô hình ghép đôi giữa hai cá nhân, nhóm, tổ chức hoặc DN hoạt động trong ít nhất hai lĩnh vực sáng tạo khác nhau.

Mỗi cặp lọt vào Chung kết sẽ nhận được một khoản kinh phí trị giá 50 triệu đồng và hỗ trợ chuyên môn từ BTC để cùng lên ý tưởng và sản xuất mẫu sản phẩm hoặc dịch vụ văn hoá và sáng tạo. Các mẫu sản phẩm, dịch vụ này sẽ được trưng bày trong tuần lễ liên hoan ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào tháng 11/2022.

PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương, Phó Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam (VICAS) cho biết: Sân chơi này về bản chất là mô hình thúc đẩy tính kết nối liên ngành trong thực hành sáng tạo nhằm hình thành nên những ý tưởng thể hiện được chủ đề là "Thay đổi để phát triển bền vững”.

Được khởi xướng từ năm 2019, VFCD đã góp phần thúc đẩy quan hệ đối tác và dự án giữa các tổ chức và cá nhân trong lĩnh vực văn hóa - sáng tạo Việt Nam suốt 3 năm qua. Bằng cách tổ chức chuỗi hoạt động sáng tạo mở cửa cho tất cả mọi người, VFCD là chất xúc tác hỗ trợ thực hiện các mục tiêu chiến lược thuộc chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Đồng thời, liên hoan góp phần đặt nền móng cho việc thiết lập một “vành đai sáng tạo” trải dài khắp đất nước qua việc mở rộng mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO tại Việt Nam.

(0) Bình luận
  • Tổ quốc trong sáng tác của các cây bút trẻ
    Trong trái tim mỗi người con nước Việt, bóng hình đẹp đẽ và thiêng liêng, kiêu hùng và nhân hậu chính là Tổ quốc. Tổ quốc rạng ngời trên trang viết của bao thế hệ đi trước, rồi được kế thừa bởi thế hệ trẻ hôm nay. Mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau về đề tài Tổ quốc, mỗi tác phẩm là một nét vẽ riêng về dáng hình Việt Nam, góp phần hình thành nên diện mạo chung của đất nước tráng lệ và linh thiêng trong văn chương nghệ thuật. Tiếp nối sự thành công và dấu ấn sâu đậm mà những cây bút thời kỳ trước ma
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • “Bay qua Hồ Gươm” - trò chuyện cùng Hà Nội, về Hà Nội
    “Mơ là bồ câu trắng/ Bay qua Hồ Gươm xanh”, tác giả Huỳnh Mai Liên đã bật lên khao khát muốn được trở thành cánh chim nhẹ nhàng và tự do khám phá bầu trời Hà Nội ở cuối bài thơ Bay qua Hồ Gươm (cũng là tên tập thơ). Dường như cũng từ giấc mơ này, nhà thơ đã viết ra những vần thơ kể chuyện dẫn lối người đọc ngắm nhìn Hà Nội từ cao đến thấp, từ xa đến gần.
  • Thơ truyền thống trong thời đại số
    Thơ truyền thống là loại thơ viết theo đúng niêm luật, thường bó buộc trong các thể loại: Lục bát, Đường luật (Nhất, tam ngũ bất luận), song thất lục bát, thơ (bốn, năm, sáu, bẩy, tám) chữ… phải có vần điệu, cấu tứ rõ ràng và ngôn từ là phương tiện để nhà thơ biểu đạt, giãi bày tình cảm, tư tưởng tinh thần của tác giả. Trong thời đại số, thơ truyền thống vẫn được nhiều tác giả tiếp nối nhưng theo một hình thức mới, nội dung mới và nhà thơ không bị giới hạn bởi bất kỳ khuôn phép nào.
  • 50 năm văn học Việt Nam từ 1975: Thành tựu và xu thế
    Hội nghị Lý luận, phê bình Văn học lần thứ V diễn ra ngày 27/11 tại Hà Nội, quy tụ những nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ và nhà phê bình hàng đầu. Với chủ đề “50 năm văn học Việt Nam từ 1975: Thành tựu và xu thế”, hội nghị đã làm nổi bật bức tranh toàn cảnh văn học Việt Nam...
  • Thị trường nghệ thuật Việt Nam: Chuyên nghiệp để bứt phá
    Nghệ thuật Việt Nam gần đây thu hút sự chú ý đáng kể trên thị trường trong và ngoài nước. Các tác phẩm của nghệ sĩ Việt Nam không chỉ được công nhận về mặt giá trị nghệ thuật mà còn đạt được mức giá cao, phản ánh sự gia tăng sức hút và quan tâm của các nhà sưu tầm, người yêu mỹ thuật, cũng như các hãng đấu giá quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Truyện ngắn: Xa - gần & tình yêu
    Reng. Reng. Reng. Là tiếng chuông điện thoại chứ không phải báo thức. Thơ giật mình, một lo lắng vơ vẩn cồn lên. Từ ngày ba mất, cô vốn sợ những tiếng chuông điện thoại vào những giờ bất thường, sáng sớm hoặc là tối khuya. Nhìn thấy số của Yên, Thơ hơi bất ngờ. Chưa bao giờ cô ấy gọi cho cô vào giờ này...
  • "Đám cưới chuột" lên sân khấu xiếc
    Chiều 13/12, Nhà hát Nghệ thuật xiếc và tạp kỹ Hà Nội đã tổ chức họp báo, giới thiệu vở diễn "Đám cưới chuột", vở diễn lấy cảm hứng từ bức tranh dân gian Đông Hồ chuẩn bị ra mắt khán giả...
  • Phi công Nguyễn Đức Soát ra mắt sách kể chuyện hồi ức “đời bay”
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), Nhà xuất bản Trẻ ra mắt bạn đọc cuốn sách “Bầu trời - Trường đại học của tôi” của Trung tướng Nguyễn Đức Soát.
  • Lịch nghỉ học kỳ I và nghỉ Tết Dương lịch 2025 của học sinh
    Bộ GD&ĐT đã công bố lịch nghỉ Tết dương lịch năm 2025 và lịch nghỉ học kỳ một của học sinh cả nước.
  • Cơ sở định vị mục tiêu, vận hội lịch sử đưa đất nước bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
    Tổng Bí thư Tô Lâm trong các bài viết, bài nói gần đây đã nhấn mạnh đây là thời điểm Việt Nam “hội tụ” tổng hòa các lợi thế, sức mạnh để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc tiếp sau kỷ nguyên độc lập, tự do, xây dựng chủ nghĩa xã hội và kỷ nguyên đổi mới. Đồng chí Tổng Bí thư đã chỉ rõ cơ sở định vị mục tiêu, vận hội lịch sử đưa đất nước bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Đừng bỏ lỡ
Thiết lập một “vành đai sáng tạo” tại Thủ đô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO