Thi pháp tiểu thuyết hiện đại: Cuốn sách công phu, cần thiết và bổ ích

Vũ Nho| 11/01/2020 22:18

Có thể nói khoa Văn, trường Đại học Tổng hợp danh tiếng, nay là Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, là nơi có những chuyên gia đầu ngành về khoa học Ngữ văn.

Thi pháp tiểu thuyết hiện đại: Cuốn sách công phu, cần thiết và bổ ích

Có thể nói khoa Văn, trường Đại học Tổng hợp danh tiếng, nay là Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, là nơi có những chuyên gia đầu ngành về khoa học Ngữ văn. Trong lĩnh vực hẹp về văn chương, sinh viên và bạn đọc đã từng học và đọc các cuốn sách của Giáo sư Phan Cự Đệ (chuyên về văn xuôi) và  GS. Hà Minh Đức (chuyên về thơ). Nối tiếp các vị đó là GS.TS. Lê Văn Lân (Mã Giang Lân) chuyên về thơ, và nhà  giáo, nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng, Phó trưởng Bộ môn Văn học Việt Nam hiện đại, chuyên về văn xuôi.

Nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng đã công bố 10 cuốn sách liên quan đến văn xuôi Việt Nam, trong đó chủ yếu liên quan đến hai thể loại chính là truyện ngắn và tiểu thuyết.

Cuốn “Tiểu thuyết đương đại” xuất bản năm 2005, được tái bản hai lần vào năm 2006 và 2009 chứng tỏ sự cần thiết của nó đối với sinh viên, các nhà phê bình nghiên cứu và bạn đọc nói chung. Vì tiểu thuyết có một vai trò vô cùng quan trọng trong nền văn chương của mỗi quốc gia, tiểu thuyết luôn luôn được xem là “máy cái của văn học”. Sau  hơn 10 năm bền bỉ và miệt mài, cần mẫn và kiên trì đồng hành cùng đời sống văn chương đương đại, nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng trình làng cuốn “Thi pháp tiểu thuyết hiện đại” hơn 400 trang in khổ  lớn 16 x 24 với số lượng 62 bài viết xếp vào hai phần Cảnh quan và vấn đề của tiểu thuyết đương đại (20 bài), Tiểu thuyết và những cách đọc khác (42  bài). Có thêm phần thứ ba như là phụ lục gồm 2 bài viết đánh giá về cuốn “Tiểu thuyết đương đại” của tác giả.

Tập sách là một công trình lí luận phê bình đồ sộ, công phu của tác giả, một người đồng hành, gắn bó mật thiết với các tác giả tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Hầu hết các tên tuổi của người viết tiểu thuyết đều được tác giả động bút. Có những tên tuổi được  khẳng định trên văn đàn vẫn được  tác giả bàn đến như: Nguyên Hồng, Ma Văn Kháng,  Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Bắc Sơn, Chu Lai, Nguyễn Trường, Trung Trung Đỉnh, Đào Thắng,… Nhiều tác giả, nhất là các tác giả trẻ, tác giả mới cũng được nhà phê bình quan tâm giới thiệu như: Di Li, Tống Ngọc Hân, Phạm Quang Long, Trương Đức Giáp,  Đỗ Tiến Thụy, Nguyễn Đình Tú, Phùng Văn Khai, Nguyễn Việt Chiến, Phạm Thị Bích Thủy, Lê Hồng Nguyên,… 

Nhà phê bình Phạm Phú Phong khi viết về cuốn “Tiểu thuyết đương đại” của Bùi Việt Thắng có nhắc rằng Bùi Việt Thắng đã “bỏ qua nhiều tác phẩm được đông đảo bạn đọc quan tâm như: Thân phận tình yêu (Bảo Ninh), Hồ Quý Ly (Nguyễn Xuân Khánh), Trùng tu (Thái Bá Lợi), Kì nữ họ Tống (Nguyễn Văn Xuân), Sông dài như kiếm (Nguyễn Quang Hà)…”  với  nhiều nguyên nhân do sở thích, do thị hiếu, do chưa có cơ duyên, chưa có điều kiện quan sát đầy đủ. 

Lần này, với  “Thi pháp tiểu thuyết hiện đại”,  nhà nghiên cứu đã  phần nào bổ sung vào chỗ khuyết thiếu đó bằng việc nhắc lại Thân phận tình yêu được giải thưởng năm 1991 và dịch sang tiếng Hán năm 2015 (trang 95, 96); bằng bài viết công phu về Nguyễn Xuân Khánh “Tiếp cận tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ phương diện kết cấu thể loại (Qua Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng ngàn và Đội gạo lên chùa)”. Vâng, không thể đòi hỏi một tác giả bao quát hết được những tiểu thuyết đã xuất bản, dù được dư luận quan tâm. Nhưng tôi có thể đánh cược rằng Bùi Việt Thắng là nhà văn đọc nhiều tiểu thuyết nhất và quan trọng là viết nhiều nhất về các cuốn tiểu thuyết Việt Nam. Những ai muốn tìm hiểu toàn cảnh về tiểu thuyết Việt Nam về cả phương diện lí thuyết thể loại và các tác phẩm cụ thể, nhất thiết không thể bỏ qua tác phẩm của Bùi Việt Thắng.

Những bài báo đã công bố khoảng hơn mười năm lại đây, Bùi Việt Thắng vẫn tập trung vào các vấn đề mà các nhà nghiên cứu, các bạn đọc đông đảo quan tâm là: thực trạng diện mạo của tiểu thuyết Việt Nam, tương lai của nó đi về đâu? Cần tháo gỡ những khó khăn nào để mở lối tiến lên? Đổi mới tư duy tiểu thuyết theo hướng nào, bằng cách nào? Có những tác phẩm nào đáng quan tâm? Thiết nghĩ những vấn đề trên vô cùng quan thiết. Và bạn đọc sẽ được giải đáp qua hai phần quan trọng của cuốn sách.

Phần thứ nhất, như tên gọi của nó, tác giả đề cập đến cảnh quan và vấn đề của tiểu thuyết đương đại. Về phương diện lí thuyết tiểu thuyết, các tác giả Việt Nam tiếp thu những gì từ M. Backtin, từ Milan Kundera, từ  dòng tiểu thuyết “thân xác”? Tác giả đặt vấn đề về vai trò của tiểu thuyết phóng sự, tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết tư liệu, tiểu thuyết ngắn, đối thoại văn học hậu chiến Việt Nam - cảm hứng chủ đạo từ tiểu thuyết. Những bài quan trọng nhất, đi thẳng vào vấn đề cốt lõi của tiểu thuyết đương đại là Hiện trạng của tiểu thuyết, Chặng đường 30 năm (1986 - 2016) đổi mới tiểu thuyết Việt Nam, Phía trước của tiểu thuyết, Tiểu thuyết đi về đâu? Rộng hơn tiểu thuyết, tác giả có cái nhìn toàn cảnh “Văn xuôi hôm nay - diện mạo - thành tựu - vấn đề”.

Không đọc hàng trăm cuốn tiểu thuyết đương đại, không theo dõi sát sao những vấn đề lí thuyết thể loại, không quan tâm đến ảnh hưởng của lí thuyết tiểu thuyết nước ngoài đến các cây bút trong nước, không thể dựng được những bức tranh toàn cảnh về tiểu thuyết và văn xuôi Việt Nam như vậy. Tác giả hé lộ rằng có những tác giả “nhận được hơn một bài viết trong những thời điểm khác nhau” (Lời đầu sách, trang 5), và một chỗ khác “tỷ như Lê Minh Khuê (từ năm 1985 đến nay, tôi đã viết không dưới mười bài về truyện ngắn của bà)” (trang 386). Chỉ tính riêng những tiểu thuyết được kê ra khi viết về tiểu thuyết thuộc dòng “thân xác” Bùi Việt Thắng đã nói đến hơn 400 tiểu thuyết dự thi trong hai lần thi tiểu thuyết của Hội Nhà văn Việt Nam. Về các tác giả trẻ, tác giả kê ra 20 tác giả, từ Thùy Dương đến Gào (tên thật là Vũ Phương Thanh) và 37 tên tiểu thuyết của họ, có người viết 5 cuốn trở lên là Nguyễn Bình Phương, Thuận, và Nguyễn Đình Tú (tr. 39 - 40).  

Riêng dòng “thân xác”, nhà nghiên cứu đã khảo sát 20 tiểu thuyết (trang 43).

Nhưng kiến giải về cơ sở lí luận và thực tiễn, về con người xã hội và con người tự nhiên, lí thuyết về chủ nghĩa tự nhiên và quan niệm về con người trong văn chương, vấn đề “tình dục” trong văn chương đương đại Việt Nam, về “cuộc chơi” ngôn từ của dòng tiểu thuyết này về cơ bản có thể được mọi người chấp nhận.

Việc trả lời khá mạch lạc, rành rẽ 11 câu hỏi của phóng viên tạp chí Văn hóa Nghệ An (trang 82);  trả lời 8 câu hỏi trong Diễn đàn Văn học Nghệ thuật do Đài tiếng nói Việt Nam tổ chức (trang 104) cho thấy sức đọc, sức nghĩ và khả năng khái quát vấn đề của nhà nghiên cứu.

Quan tâm đến các vấn đề lí thuyết của tiểu thuyết, từ kiểu loại, nhân vật, ngôn ngữ, Bùi Việt Thắng vận dụng linh hoạt vào phê bình các tiểu thuyết cụ thể. Nhà nghiên cứu hơn một lần khẳng định: “Đọc một cuốn tiểu thuyết, với riêng tôi, không đề lên hàng đầu tác giả kể chuyện gì mà là kể như thế nào” (trang 390). Tác giả đã vận dụng tiêu chuẩn “canon”, vận dụng phương pháp “khảo cổ học văn chương”, “tái cấu trúc văn học” để đọc Nguyên Hồng. Dùng tiêu chuẩn “canon” để đọc Đạm Phương nữ sĩ. Quan trọng hơn là dùng tất cả những hiểu biết của mình về tiểu thuyết để đọc và viết phê bình những tiểu thuyết khác nhau, từ tiểu thuyết chiến tranh đến tiểu thuyết “thân xác”, từ tiểu thuyết trinh thám đến tiểu thuyết lịch sử, từ tiểu thuyết phóng sự đến tiểu thuyết hoạt kê,… Bốn mươi hai bài viết về tiểu thuyết của 42 tác giả ở phần thứ hai “Tiểu thuyết và những cách đọc khác” thể hiện sự lao động không biết mệt mỏi của nhà nghiên cứu phê bình.

Cuốn sách tiểu luận phê bình này có khác những tiểu luận phê bình là ở cách viết. Tác giả đã sử dụng khá đa dạng các hình thức tiểu luận, phê bình, thư từ, phác thảo bút kí phê bình, trả lời phỏng vấn đối thoại. Trong khi trình bày nội dung, tác giả cũng không hoàn toàn xác quyết những điều mình nói, mà nhiều chỗ để ngỏ để bạn đọc tự quyết định, hoặc chờ đợi sự phản bác của đối tượng. Đây là một minh chứng: “Với tôi, viết phê bình đôi khi là cuộc đối thoại văn chương với tác giả và độc giả. Đúng thế chăng? Nhà văn Vĩnh Quyền liệu có đồng ý đối thoại với người viết phê bình?” (trang 390). Cách viết đối thoại, thể hiện tinh thần dân chủ là một cách làm mới phê bình. Bùi Việt Thắng cùng chung tinh thần với Phạm Khải, tác giả của tập tiểu luận phê bình “Trang sách mạch đời” được giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội 2017.

Là người viết phê bình, tôi cũng từng động bút tới một số tác giả tiểu thuyết như: Hoàng Minh Tường, Vũ Ngọc Tiến, Nguyễn Mạnh Thắng, Phạm Thị Bích Thủy, Nguyễn Cao Thâm, Cầm Sơn, Nguyễn Việt Chiến,… Có đọc, viết phê bình mới thấy sự nhọc nhằn, vất vả của công việc phê bình tiểu thuyết. Qua đó, tôi thực sự kính phục trước  nhiệt huyết, công sức, sự bền bỉ chuyên tâm và cuối cùng là thành quả lao động to lớn mà nhà nghiên cứu, nhà văn Bùi Việt Thắng đã có được.
(0) Bình luận
  • Trao giải 11 tác phẩm xuất sắc “Truyện ngắn Sông Hương 2024”
    Ban tổ chức đã trao giải 11 tác phẩm xuất sắc cho cuộc thi “Truyện ngắn Sông Hương 2024” do Tạp chí Sông Hương phát động.
  • Thiền đào
    Chàng vẫn âm thầm dõi theo những bài viết của nàng và không bỏ sót bất kỳ phóng sự nào về nàng. Đôi mắt nàng khi bảy tuổi hay của bây giờ vẫn vậy. Xoáy xiết, ám ảnh. Nhấn chàng xuống đỉnh vực. Vẫy vùng. Ngộp thở. Toàn thân không trọng lượng. Đôi vực sâu đồng tử đã xoáy chàng đến một nơi quen thuộc. Là dinh đào, khi ấy chàng đang ở tuổi mười ba.
  • Ăn Tết nay yêu Tết xưa
    Đợt rét ngọt đầu tiên của tháng Chạp đã luồn qua khe cửa, bà Ngân thoáng rùng mình khi trở dậy vào sáng sớm. Loẹt quẹt đi xuống bếp, rót đầy một cốc nước gừng nóng sực đã ủ sẵn trong bình, bà vừa xuýt xoa uống vừa nhẩm tính xem Tết năm nay nên sắm sửa những thức gì. Kỳ thực, quanh đi quẩn lại, năm nào bà cũng bày biện từng ấy món quen thuộc. Nhưng cái việc nôn nao nghĩ suy về cái Tết sắp đến mới ngọt ngào làm sao, nhất là khi năm nay gia đình bà có thêm cô con dâu mới.
  • Lễ phạt vạ
    Ba ngày nữa là đến giao thừa mà Cầm Bá Cường chưa thể về nhà. Đã vậy anh còn mắc vạ trưởng bản, phải chịu phạt. Ký túc xá giáo viên ở Mường Lôm giờ đây còn mỗi mình anh. Ôi chao là buồn! Cầm Bá Cường nhìn ra khoảng sân ký túc xá.
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Lễ phát động Ngày Tôn vinh tiếng Việt và Cuộc thi Tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt
    Ngày 29/3, tại Hà Nội, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ Phát động Ngày Tôn vinh tiếng Việt và Cuộc thi Tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài năm 2025.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Thiền đào
    Chàng vẫn âm thầm dõi theo những bài viết của nàng và không bỏ sót bất kỳ phóng sự nào về nàng. Đôi mắt nàng khi bảy tuổi hay của bây giờ vẫn vậy. Xoáy xiết, ám ảnh. Nhấn chàng xuống đỉnh vực. Vẫy vùng. Ngộp thở. Toàn thân không trọng lượng. Đôi vực sâu đồng tử đã xoáy chàng đến một nơi quen thuộc. Là dinh đào, khi ấy chàng đang ở tuổi mười ba.
  • Tủ sách Văn hóa Việt của Chibooks sắp có thêm 2 tác phẩm mới
    Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (Chibooks) vừa ký kết hợp đồng xuất bản sách với tác giả Đỗ Quang Tuấn Hoàng về việc xuất bản 2 tác phẩm “Việt Nam – Ăn mặc thong dong” và “Ngàn năm trà Việt”. Sách dự kiến sẽ ra mắt độc giả vào tháng 4/2025. Ngoài ấn bản tiếng Việt, sách cũng sẽ được dịch sang tiếng Trung nhằm quảng bá văn hóa Việt ra thế giới.
  • Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ - 2025
    Tối 29/3 (tức mùng 1/3 năm Ất Tỵ), tại Quảng trường Hùng Vương, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025 đã long trọng khai mạc sự kiện Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ - 2025.
  • Đầu tháng 4 sẽ diễn ra lễ hội Then Kin Pang 2025
    Lễ hội Then Kin Pang 2025 được tỉnh Lai Châu tổ chức với quy mô cấp tỉnh, nhằm tôn vinh tín ngưỡng Then và cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Lễ hội còn góp phần kích cầu du lịch, thu hút du khách đến với Lai Châu.
Đừng bỏ lỡ
Thi pháp tiểu thuyết hiện đại: Cuốn sách công phu, cần thiết và bổ ích
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO