Thi pháp tiểu thuyết hiện đại: Cuốn sách công phu, cần thiết và bổ ích
Truyện - Ngày đăng : 22:18, 11/01/2020
Có thể nói khoa Văn, trường Đại học Tổng hợp danh tiếng, nay là Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, là nơi có những chuyên gia đầu ngành về khoa học Ngữ văn.
Có thể nói khoa Văn, trường Đại học Tổng hợp danh tiếng, nay là Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, là nơi có những chuyên gia đầu ngành về khoa học Ngữ văn. Trong lĩnh vực hẹp về văn chương, sinh viên và bạn đọc đã từng học và đọc các cuốn sách của Giáo sư Phan Cự Đệ (chuyên về văn xuôi) và GS. Hà Minh Đức (chuyên về thơ). Nối tiếp các vị đó là GS.TS. Lê Văn Lân (Mã Giang Lân) chuyên về thơ, và nhà giáo, nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng, Phó trưởng Bộ môn Văn học Việt Nam hiện đại, chuyên về văn xuôi.
Nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng đã công bố 10 cuốn sách liên quan đến văn xuôi Việt Nam, trong đó chủ yếu liên quan đến hai thể loại chính là truyện ngắn và tiểu thuyết.
Cuốn “Tiểu thuyết đương đại” xuất bản năm 2005, được tái bản hai lần vào năm 2006 và 2009 chứng tỏ sự cần thiết của nó đối với sinh viên, các nhà phê bình nghiên cứu và bạn đọc nói chung. Vì tiểu thuyết có một vai trò vô cùng quan trọng trong nền văn chương của mỗi quốc gia, tiểu thuyết luôn luôn được xem là “máy cái của văn học”. Sau hơn 10 năm bền bỉ và miệt mài, cần mẫn và kiên trì đồng hành cùng đời sống văn chương đương đại, nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng trình làng cuốn “Thi pháp tiểu thuyết hiện đại” hơn 400 trang in khổ lớn 16 x 24 với số lượng 62 bài viết xếp vào hai phần Cảnh quan và vấn đề của tiểu thuyết đương đại (20 bài), Tiểu thuyết và những cách đọc khác (42 bài). Có thêm phần thứ ba như là phụ lục gồm 2 bài viết đánh giá về cuốn “Tiểu thuyết đương đại” của tác giả.
Tập sách là một công trình lí luận phê bình đồ sộ, công phu của tác giả, một người đồng hành, gắn bó mật thiết với các tác giả tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Hầu hết các tên tuổi của người viết tiểu thuyết đều được tác giả động bút. Có những tên tuổi được khẳng định trên văn đàn vẫn được tác giả bàn đến như: Nguyên Hồng, Ma Văn Kháng, Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Bắc Sơn, Chu Lai, Nguyễn Trường, Trung Trung Đỉnh, Đào Thắng,… Nhiều tác giả, nhất là các tác giả trẻ, tác giả mới cũng được nhà phê bình quan tâm giới thiệu như: Di Li, Tống Ngọc Hân, Phạm Quang Long, Trương Đức Giáp, Đỗ Tiến Thụy, Nguyễn Đình Tú, Phùng Văn Khai, Nguyễn Việt Chiến, Phạm Thị Bích Thủy, Lê Hồng Nguyên,…
Nhà phê bình Phạm Phú Phong khi viết về cuốn “Tiểu thuyết đương đại” của Bùi Việt Thắng có nhắc rằng Bùi Việt Thắng đã “bỏ qua nhiều tác phẩm được đông đảo bạn đọc quan tâm như: Thân phận tình yêu (Bảo Ninh), Hồ Quý Ly (Nguyễn Xuân Khánh), Trùng tu (Thái Bá Lợi), Kì nữ họ Tống (Nguyễn Văn Xuân), Sông dài như kiếm (Nguyễn Quang Hà)…” với nhiều nguyên nhân do sở thích, do thị hiếu, do chưa có cơ duyên, chưa có điều kiện quan sát đầy đủ.
Lần này, với “Thi pháp tiểu thuyết hiện đại”, nhà nghiên cứu đã phần nào bổ sung vào chỗ khuyết thiếu đó bằng việc nhắc lại Thân phận tình yêu được giải thưởng năm 1991 và dịch sang tiếng Hán năm 2015 (trang 95, 96); bằng bài viết công phu về Nguyễn Xuân Khánh “Tiếp cận tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ phương diện kết cấu thể loại (Qua Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng ngàn và Đội gạo lên chùa)”. Vâng, không thể đòi hỏi một tác giả bao quát hết được những tiểu thuyết đã xuất bản, dù được dư luận quan tâm. Nhưng tôi có thể đánh cược rằng Bùi Việt Thắng là nhà văn đọc nhiều tiểu thuyết nhất và quan trọng là viết nhiều nhất về các cuốn tiểu thuyết Việt Nam. Những ai muốn tìm hiểu toàn cảnh về tiểu thuyết Việt Nam về cả phương diện lí thuyết thể loại và các tác phẩm cụ thể, nhất thiết không thể bỏ qua tác phẩm của Bùi Việt Thắng.
Những bài báo đã công bố khoảng hơn mười năm lại đây, Bùi Việt Thắng vẫn tập trung vào các vấn đề mà các nhà nghiên cứu, các bạn đọc đông đảo quan tâm là: thực trạng diện mạo của tiểu thuyết Việt Nam, tương lai của nó đi về đâu? Cần tháo gỡ những khó khăn nào để mở lối tiến lên? Đổi mới tư duy tiểu thuyết theo hướng nào, bằng cách nào? Có những tác phẩm nào đáng quan tâm? Thiết nghĩ những vấn đề trên vô cùng quan thiết. Và bạn đọc sẽ được giải đáp qua hai phần quan trọng của cuốn sách.
Phần thứ nhất, như tên gọi của nó, tác giả đề cập đến cảnh quan và vấn đề của tiểu thuyết đương đại. Về phương diện lí thuyết tiểu thuyết, các tác giả Việt Nam tiếp thu những gì từ M. Backtin, từ Milan Kundera, từ dòng tiểu thuyết “thân xác”? Tác giả đặt vấn đề về vai trò của tiểu thuyết phóng sự, tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết tư liệu, tiểu thuyết ngắn, đối thoại văn học hậu chiến Việt Nam - cảm hứng chủ đạo từ tiểu thuyết. Những bài quan trọng nhất, đi thẳng vào vấn đề cốt lõi của tiểu thuyết đương đại là Hiện trạng của tiểu thuyết, Chặng đường 30 năm (1986 - 2016) đổi mới tiểu thuyết Việt Nam, Phía trước của tiểu thuyết, Tiểu thuyết đi về đâu? Rộng hơn tiểu thuyết, tác giả có cái nhìn toàn cảnh “Văn xuôi hôm nay - diện mạo - thành tựu - vấn đề”.
Không đọc hàng trăm cuốn tiểu thuyết đương đại, không theo dõi sát sao những vấn đề lí thuyết thể loại, không quan tâm đến ảnh hưởng của lí thuyết tiểu thuyết nước ngoài đến các cây bút trong nước, không thể dựng được những bức tranh toàn cảnh về tiểu thuyết và văn xuôi Việt Nam như vậy. Tác giả hé lộ rằng có những tác giả “nhận được hơn một bài viết trong những thời điểm khác nhau” (Lời đầu sách, trang 5), và một chỗ khác “tỷ như Lê Minh Khuê (từ năm 1985 đến nay, tôi đã viết không dưới mười bài về truyện ngắn của bà)” (trang 386). Chỉ tính riêng những tiểu thuyết được kê ra khi viết về tiểu thuyết thuộc dòng “thân xác” Bùi Việt Thắng đã nói đến hơn 400 tiểu thuyết dự thi trong hai lần thi tiểu thuyết của Hội Nhà văn Việt Nam. Về các tác giả trẻ, tác giả kê ra 20 tác giả, từ Thùy Dương đến Gào (tên thật là Vũ Phương Thanh) và 37 tên tiểu thuyết của họ, có người viết 5 cuốn trở lên là Nguyễn Bình Phương, Thuận, và Nguyễn Đình Tú (tr. 39 - 40).
Riêng dòng “thân xác”, nhà nghiên cứu đã khảo sát 20 tiểu thuyết (trang 43).
Nhưng kiến giải về cơ sở lí luận và thực tiễn, về con người xã hội và con người tự nhiên, lí thuyết về chủ nghĩa tự nhiên và quan niệm về con người trong văn chương, vấn đề “tình dục” trong văn chương đương đại Việt Nam, về “cuộc chơi” ngôn từ của dòng tiểu thuyết này về cơ bản có thể được mọi người chấp nhận.
Việc trả lời khá mạch lạc, rành rẽ 11 câu hỏi của phóng viên tạp chí Văn hóa Nghệ An (trang 82); trả lời 8 câu hỏi trong Diễn đàn Văn học Nghệ thuật do Đài tiếng nói Việt Nam tổ chức (trang 104) cho thấy sức đọc, sức nghĩ và khả năng khái quát vấn đề của nhà nghiên cứu.
Quan tâm đến các vấn đề lí thuyết của tiểu thuyết, từ kiểu loại, nhân vật, ngôn ngữ, Bùi Việt Thắng vận dụng linh hoạt vào phê bình các tiểu thuyết cụ thể. Nhà nghiên cứu hơn một lần khẳng định: “Đọc một cuốn tiểu thuyết, với riêng tôi, không đề lên hàng đầu tác giả kể chuyện gì mà là kể như thế nào” (trang 390). Tác giả đã vận dụng tiêu chuẩn “canon”, vận dụng phương pháp “khảo cổ học văn chương”, “tái cấu trúc văn học” để đọc Nguyên Hồng. Dùng tiêu chuẩn “canon” để đọc Đạm Phương nữ sĩ. Quan trọng hơn là dùng tất cả những hiểu biết của mình về tiểu thuyết để đọc và viết phê bình những tiểu thuyết khác nhau, từ tiểu thuyết chiến tranh đến tiểu thuyết “thân xác”, từ tiểu thuyết trinh thám đến tiểu thuyết lịch sử, từ tiểu thuyết phóng sự đến tiểu thuyết hoạt kê,… Bốn mươi hai bài viết về tiểu thuyết của 42 tác giả ở phần thứ hai “Tiểu thuyết và những cách đọc khác” thể hiện sự lao động không biết mệt mỏi của nhà nghiên cứu phê bình.
Cuốn sách tiểu luận phê bình này có khác những tiểu luận phê bình là ở cách viết. Tác giả đã sử dụng khá đa dạng các hình thức tiểu luận, phê bình, thư từ, phác thảo bút kí phê bình, trả lời phỏng vấn đối thoại. Trong khi trình bày nội dung, tác giả cũng không hoàn toàn xác quyết những điều mình nói, mà nhiều chỗ để ngỏ để bạn đọc tự quyết định, hoặc chờ đợi sự phản bác của đối tượng. Đây là một minh chứng: “Với tôi, viết phê bình đôi khi là cuộc đối thoại văn chương với tác giả và độc giả. Đúng thế chăng? Nhà văn Vĩnh Quyền liệu có đồng ý đối thoại với người viết phê bình?” (trang 390). Cách viết đối thoại, thể hiện tinh thần dân chủ là một cách làm mới phê bình. Bùi Việt Thắng cùng chung tinh thần với Phạm Khải, tác giả của tập tiểu luận phê bình “Trang sách mạch đời” được giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội 2017.
Là người viết phê bình, tôi cũng từng động bút tới một số tác giả tiểu thuyết như: Hoàng Minh Tường, Vũ Ngọc Tiến, Nguyễn Mạnh Thắng, Phạm Thị Bích Thủy, Nguyễn Cao Thâm, Cầm Sơn, Nguyễn Việt Chiến,… Có đọc, viết phê bình mới thấy sự nhọc nhằn, vất vả của công việc phê bình tiểu thuyết. Qua đó, tôi thực sự kính phục trước nhiệt huyết, công sức, sự bền bỉ chuyên tâm và cuối cùng là thành quả lao động to lớn mà nhà nghiên cứu, nhà văn Bùi Việt Thắng đã có được.
Nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng đã công bố 10 cuốn sách liên quan đến văn xuôi Việt Nam, trong đó chủ yếu liên quan đến hai thể loại chính là truyện ngắn và tiểu thuyết.
Cuốn “Tiểu thuyết đương đại” xuất bản năm 2005, được tái bản hai lần vào năm 2006 và 2009 chứng tỏ sự cần thiết của nó đối với sinh viên, các nhà phê bình nghiên cứu và bạn đọc nói chung. Vì tiểu thuyết có một vai trò vô cùng quan trọng trong nền văn chương của mỗi quốc gia, tiểu thuyết luôn luôn được xem là “máy cái của văn học”. Sau hơn 10 năm bền bỉ và miệt mài, cần mẫn và kiên trì đồng hành cùng đời sống văn chương đương đại, nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng trình làng cuốn “Thi pháp tiểu thuyết hiện đại” hơn 400 trang in khổ lớn 16 x 24 với số lượng 62 bài viết xếp vào hai phần Cảnh quan và vấn đề của tiểu thuyết đương đại (20 bài), Tiểu thuyết và những cách đọc khác (42 bài). Có thêm phần thứ ba như là phụ lục gồm 2 bài viết đánh giá về cuốn “Tiểu thuyết đương đại” của tác giả.
Tập sách là một công trình lí luận phê bình đồ sộ, công phu của tác giả, một người đồng hành, gắn bó mật thiết với các tác giả tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Hầu hết các tên tuổi của người viết tiểu thuyết đều được tác giả động bút. Có những tên tuổi được khẳng định trên văn đàn vẫn được tác giả bàn đến như: Nguyên Hồng, Ma Văn Kháng, Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Bắc Sơn, Chu Lai, Nguyễn Trường, Trung Trung Đỉnh, Đào Thắng,… Nhiều tác giả, nhất là các tác giả trẻ, tác giả mới cũng được nhà phê bình quan tâm giới thiệu như: Di Li, Tống Ngọc Hân, Phạm Quang Long, Trương Đức Giáp, Đỗ Tiến Thụy, Nguyễn Đình Tú, Phùng Văn Khai, Nguyễn Việt Chiến, Phạm Thị Bích Thủy, Lê Hồng Nguyên,…
Nhà phê bình Phạm Phú Phong khi viết về cuốn “Tiểu thuyết đương đại” của Bùi Việt Thắng có nhắc rằng Bùi Việt Thắng đã “bỏ qua nhiều tác phẩm được đông đảo bạn đọc quan tâm như: Thân phận tình yêu (Bảo Ninh), Hồ Quý Ly (Nguyễn Xuân Khánh), Trùng tu (Thái Bá Lợi), Kì nữ họ Tống (Nguyễn Văn Xuân), Sông dài như kiếm (Nguyễn Quang Hà)…” với nhiều nguyên nhân do sở thích, do thị hiếu, do chưa có cơ duyên, chưa có điều kiện quan sát đầy đủ.
Lần này, với “Thi pháp tiểu thuyết hiện đại”, nhà nghiên cứu đã phần nào bổ sung vào chỗ khuyết thiếu đó bằng việc nhắc lại Thân phận tình yêu được giải thưởng năm 1991 và dịch sang tiếng Hán năm 2015 (trang 95, 96); bằng bài viết công phu về Nguyễn Xuân Khánh “Tiếp cận tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ phương diện kết cấu thể loại (Qua Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng ngàn và Đội gạo lên chùa)”. Vâng, không thể đòi hỏi một tác giả bao quát hết được những tiểu thuyết đã xuất bản, dù được dư luận quan tâm. Nhưng tôi có thể đánh cược rằng Bùi Việt Thắng là nhà văn đọc nhiều tiểu thuyết nhất và quan trọng là viết nhiều nhất về các cuốn tiểu thuyết Việt Nam. Những ai muốn tìm hiểu toàn cảnh về tiểu thuyết Việt Nam về cả phương diện lí thuyết thể loại và các tác phẩm cụ thể, nhất thiết không thể bỏ qua tác phẩm của Bùi Việt Thắng.
Những bài báo đã công bố khoảng hơn mười năm lại đây, Bùi Việt Thắng vẫn tập trung vào các vấn đề mà các nhà nghiên cứu, các bạn đọc đông đảo quan tâm là: thực trạng diện mạo của tiểu thuyết Việt Nam, tương lai của nó đi về đâu? Cần tháo gỡ những khó khăn nào để mở lối tiến lên? Đổi mới tư duy tiểu thuyết theo hướng nào, bằng cách nào? Có những tác phẩm nào đáng quan tâm? Thiết nghĩ những vấn đề trên vô cùng quan thiết. Và bạn đọc sẽ được giải đáp qua hai phần quan trọng của cuốn sách.
Phần thứ nhất, như tên gọi của nó, tác giả đề cập đến cảnh quan và vấn đề của tiểu thuyết đương đại. Về phương diện lí thuyết tiểu thuyết, các tác giả Việt Nam tiếp thu những gì từ M. Backtin, từ Milan Kundera, từ dòng tiểu thuyết “thân xác”? Tác giả đặt vấn đề về vai trò của tiểu thuyết phóng sự, tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết tư liệu, tiểu thuyết ngắn, đối thoại văn học hậu chiến Việt Nam - cảm hứng chủ đạo từ tiểu thuyết. Những bài quan trọng nhất, đi thẳng vào vấn đề cốt lõi của tiểu thuyết đương đại là Hiện trạng của tiểu thuyết, Chặng đường 30 năm (1986 - 2016) đổi mới tiểu thuyết Việt Nam, Phía trước của tiểu thuyết, Tiểu thuyết đi về đâu? Rộng hơn tiểu thuyết, tác giả có cái nhìn toàn cảnh “Văn xuôi hôm nay - diện mạo - thành tựu - vấn đề”.
Không đọc hàng trăm cuốn tiểu thuyết đương đại, không theo dõi sát sao những vấn đề lí thuyết thể loại, không quan tâm đến ảnh hưởng của lí thuyết tiểu thuyết nước ngoài đến các cây bút trong nước, không thể dựng được những bức tranh toàn cảnh về tiểu thuyết và văn xuôi Việt Nam như vậy. Tác giả hé lộ rằng có những tác giả “nhận được hơn một bài viết trong những thời điểm khác nhau” (Lời đầu sách, trang 5), và một chỗ khác “tỷ như Lê Minh Khuê (từ năm 1985 đến nay, tôi đã viết không dưới mười bài về truyện ngắn của bà)” (trang 386). Chỉ tính riêng những tiểu thuyết được kê ra khi viết về tiểu thuyết thuộc dòng “thân xác” Bùi Việt Thắng đã nói đến hơn 400 tiểu thuyết dự thi trong hai lần thi tiểu thuyết của Hội Nhà văn Việt Nam. Về các tác giả trẻ, tác giả kê ra 20 tác giả, từ Thùy Dương đến Gào (tên thật là Vũ Phương Thanh) và 37 tên tiểu thuyết của họ, có người viết 5 cuốn trở lên là Nguyễn Bình Phương, Thuận, và Nguyễn Đình Tú (tr. 39 - 40).
Riêng dòng “thân xác”, nhà nghiên cứu đã khảo sát 20 tiểu thuyết (trang 43).
Nhưng kiến giải về cơ sở lí luận và thực tiễn, về con người xã hội và con người tự nhiên, lí thuyết về chủ nghĩa tự nhiên và quan niệm về con người trong văn chương, vấn đề “tình dục” trong văn chương đương đại Việt Nam, về “cuộc chơi” ngôn từ của dòng tiểu thuyết này về cơ bản có thể được mọi người chấp nhận.
Việc trả lời khá mạch lạc, rành rẽ 11 câu hỏi của phóng viên tạp chí Văn hóa Nghệ An (trang 82); trả lời 8 câu hỏi trong Diễn đàn Văn học Nghệ thuật do Đài tiếng nói Việt Nam tổ chức (trang 104) cho thấy sức đọc, sức nghĩ và khả năng khái quát vấn đề của nhà nghiên cứu.
Quan tâm đến các vấn đề lí thuyết của tiểu thuyết, từ kiểu loại, nhân vật, ngôn ngữ, Bùi Việt Thắng vận dụng linh hoạt vào phê bình các tiểu thuyết cụ thể. Nhà nghiên cứu hơn một lần khẳng định: “Đọc một cuốn tiểu thuyết, với riêng tôi, không đề lên hàng đầu tác giả kể chuyện gì mà là kể như thế nào” (trang 390). Tác giả đã vận dụng tiêu chuẩn “canon”, vận dụng phương pháp “khảo cổ học văn chương”, “tái cấu trúc văn học” để đọc Nguyên Hồng. Dùng tiêu chuẩn “canon” để đọc Đạm Phương nữ sĩ. Quan trọng hơn là dùng tất cả những hiểu biết của mình về tiểu thuyết để đọc và viết phê bình những tiểu thuyết khác nhau, từ tiểu thuyết chiến tranh đến tiểu thuyết “thân xác”, từ tiểu thuyết trinh thám đến tiểu thuyết lịch sử, từ tiểu thuyết phóng sự đến tiểu thuyết hoạt kê,… Bốn mươi hai bài viết về tiểu thuyết của 42 tác giả ở phần thứ hai “Tiểu thuyết và những cách đọc khác” thể hiện sự lao động không biết mệt mỏi của nhà nghiên cứu phê bình.
Cuốn sách tiểu luận phê bình này có khác những tiểu luận phê bình là ở cách viết. Tác giả đã sử dụng khá đa dạng các hình thức tiểu luận, phê bình, thư từ, phác thảo bút kí phê bình, trả lời phỏng vấn đối thoại. Trong khi trình bày nội dung, tác giả cũng không hoàn toàn xác quyết những điều mình nói, mà nhiều chỗ để ngỏ để bạn đọc tự quyết định, hoặc chờ đợi sự phản bác của đối tượng. Đây là một minh chứng: “Với tôi, viết phê bình đôi khi là cuộc đối thoại văn chương với tác giả và độc giả. Đúng thế chăng? Nhà văn Vĩnh Quyền liệu có đồng ý đối thoại với người viết phê bình?” (trang 390). Cách viết đối thoại, thể hiện tinh thần dân chủ là một cách làm mới phê bình. Bùi Việt Thắng cùng chung tinh thần với Phạm Khải, tác giả của tập tiểu luận phê bình “Trang sách mạch đời” được giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội 2017.
Là người viết phê bình, tôi cũng từng động bút tới một số tác giả tiểu thuyết như: Hoàng Minh Tường, Vũ Ngọc Tiến, Nguyễn Mạnh Thắng, Phạm Thị Bích Thủy, Nguyễn Cao Thâm, Cầm Sơn, Nguyễn Việt Chiến,… Có đọc, viết phê bình mới thấy sự nhọc nhằn, vất vả của công việc phê bình tiểu thuyết. Qua đó, tôi thực sự kính phục trước nhiệt huyết, công sức, sự bền bỉ chuyên tâm và cuối cùng là thành quả lao động to lớn mà nhà nghiên cứu, nhà văn Bùi Việt Thắng đã có được.