Người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Thanh toán không dùng tiền mặt: Bước chạy đà cho nền kinh tế số Hà Nội

Trung Kiên 09:54 16/06/2024

Việc chuyển đổi số với các mô hình thu phí, thanh toán không tiền mặt tại Thành phố Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được trải nghiệm hình thức thanh toán mới, hiện đại, tiếp cận nhanh các ứng dụng, tiện ích trong thời đại số, góp phần xây dựng các công dân số, xã hội số và hình thành nền kinh tế số...

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải - Phó Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số, Đề án 06 thành phố Hà Nội nhấn mạnh, Nghị quyết số 18-NQ/TU của Thành ủy về chuyển đổi số, xây dựng Thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đặt ra nhiều nhiệm vụ trọng tâm. Kế hoạch số 239/KH-UBND của UBND Thành phố về việc chuyển đổi số, xây dựng Thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng 2030, Thành phố đã chỉ đạo đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trên tất cả các lĩnh vực.

hoankiem32.jpg
Cán bộ Thành đoàn Hà Nội, đoàn viên, thanh niên hướng dẫn người dân thanh toán tiền gửi xe không dùng tiền mặt ở điểm trông giữ xe trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.

“Việc triển khai tuyến phố không dùng tiền mặt có ý nghĩa quan trọng, từng bước hỗ trợ đưa phương thức thanh toán số trở thành công cụ thanh toán chủ yếu trong quá trình giao dịch mua bán hàng hóa của người dân, tạo động lực cho sự phát triển của các dịch vụ thanh toán số thông minh”.

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Hà Minh Hải.

Thực tế cho thấy, thời gian qua, nhiều mô hình về thu phí hoặc thanh toán không dùng tiền mặt đã được triển khai ở các địa phương, cấp ngành trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Quận Hoàn Kiếm là một trong những địa phương được Thành phố Hà Nội lựa chọn làm mô hình điểm về thanh toán, thu phí không dùng tiền mặt. Tại bộ phận một cửa quận Hoàn Kiếm, các phường Hàng Gai, Hàng Đào, Trần Hưng Đạo… đã tiến hành triển khai thí điểm thanh toán không tiền mặt các dịch vụ công. Với việc thanh toán không dùng tiền mặt, trung bình 1 hồ sơ khi thực hiện thanh toán quét QR, người dân giảm được 4 thao tác và không phải dùng tiền mặt, đồng thời các cán bộ có thể giảm đến 6 thao tác. Qua đó cả người dân và cơ quan chuyên môn tiết kiệm được thời gian đáng kể.

Bên cạnh đó, quận Hoàn Kiếm đã lựa chọn những tuyến phố đặc thù như phố đi bộ, phố sách, phố ẩm thực, một số trung tâm thương mại, chợ truyền thống… để triển khai tuyến phố không dùng tiền mặt. Khi tới các tuyến phố này của quận Hoàn Kiếm, dù mua hàng với giá dưới 10.000 đồng, người dân cũng có thể thanh toán bằng các hình thức chuyển khoản hoặc quét mã QR với các hộ kinh doanh và doanh nghiệp. Ngoài ra, nhiều điểm trông giữ xe tại quận Hoàn Kiếm hiện đã thực hiện thu phí thông qua hình thức chuyển khoản, quét mã QR từ các ứng dụng ngân hàng hoặc liên kết ngân hàng.

Tương tự quận Hoàn Kiếm, việc thanh toán không dùng tiền mặt cũng được nhân rộng tại quận Long Biên với mô hình “Chợ 4.0 - Chợ không dùng tiền mặt” ở chợ Thượng Thanh. Người dân đến chợ Thượng Thanh trong khoảng hơn 1 năm trở lại đây không khỏi ngạc nhiên khi phía trên từng quầy hàng đều được treo biển ghi đầy đủ thông tin về chủ hộ kinh doanh, mặt hàng và nhất là mã QR kèm số tài khoản thanh toán.

cho-thuong-thanh.jpg
Mô hình “Chợ 4.0 - Chợ không dùng tiền mặt” ở chợ Thượng Thanh (quận Long Biên) trong hơn 1 năm qua đã được các hộ kinh doanh, người dân nhiệt tình ủng hộ, hưởng ứng.

Các tiểu thương ở chợ Thượng Thanh không còn phải “đau đầu” chuẩn bị tiền lẻ trả lại cho khách hàng, khách hàng cũng không cần mang theo tiền mặt đi chợ dù chỉ mua mớ rau, bìa đậu bởi tất cả được giao dịch qua điện thoại thông minh. Anh Trường, một tiểu thương tại chợ Thượng Thanh, cho biết, thanh toán không dùng tiền mặt thuận lợi cho người mua và bán. Các tiểu thương không mất công sức hay gặp khó khăn trong quá trình tạo mã QR vì đã được lực lượng đoàn thanh niên hỗ trợ.

Hiện nay, hơn 95% số hộ kinh doanh tại chợ Thượng Thanh đã mở tài khoản, chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt và cả người mua, người bán đều rất hào hứng với hình thức thanh toán này. “Trước đây, đi chợ quên mang tiền hoặc chưa rút tiền ở trong thẻ, tôi phải quay về nhà hoặc ra cây ATM để rút tiền. Nhưng giờ thì khác, chỉ cần mang theo điện thoại và có tiền trong tài khoản có thể đi chợ thoải mái, chỉ cần quét QR trong vài giây là xong”, chị Lê Mỹ Hà (phường Thượng Thanh, quận Long Biên), chia sẻ.

Tại huyện Mê Linh, hầu hết các siêu thị, cửa hàng, cơ sở kinh doanh hiện nay đều chấp nhận thanh toán bằng hình thức chuyển khoản, “quẹt thẻ” ATM hoặc qua các ứng dụng thanh toán trực tuyến. Do vậy, khi đi mua sắm, người dân rất ít khi mang tiền mặt, chủ yếu thực hiện thanh toán điện tử. Điều này mang lại rất nhiều tiện ích, vừa nhanh chóng, thuận tiện lại khá an toàn cho người dân.

Anh Trần Mạnh Cường (thị trấn Mê Linh), chia sẻ, thanh toán không dùng tiền mặt, qua các ứng dụng giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho cả người bán và người mua. Thậm chí, các khoản sinh hoạt chi tiêu trong gia đình như tiền điện, tiền nước, tiền mạng internet, tiền học phí của con… đều được anh Cường thanh toán qua ứng dụng trên điện thoại thông minh.

Rõ ràng, việc đẩy mạnh thu phí, thanh toán không dùng tiền mặt ở nhiều địa phương trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã tạo nền tảng, bước chạy đà để Hà Nội trở thành thành phố thông minh, phát triển kinh tế số. Điều này cũng góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phấn đấu trong hoạt động chuyển đổi số của Hà Nội, đó là: Nhận thức đầy đủ - Tầm nhìn dài hạn - Tư duy sáng tạo - Giải pháp thông minh - Hành động quyết liệt - Hiệu quả thực chất - Phục vụ nhân dân.

Theo Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Thành phố Hà Nội và Sở Công thương Hà Nội, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn Hà Nội trong thời gian qua đã được triển khai sâu rộng, lan tỏa và diễn ra an toàn, hiệu quả, thông suốt. Các chỉ số thanh toán không dùng tiền mặt tăng trưởng mạnh như: tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt trong giao dịch điện tử ước đạt 45%; tỷ lệ thanh toán hóa đơn tiền nước không dùng tiền mặt đạt 96,67%; tỷ lệ thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt đạt 99,9%…/.

Bài liên quan
  • Hà Nội quyết liệt hành động chuyển đổi số, người dân Thủ đô hưởng nhiều lợi ích
    Hành động quyết liệt - phục vụ nhân dân thuộc nhóm phấn đấu của chuyển đổi số Thành phố Hà Nội. Từ thực tế, quá trình chuyển đổi số từ các cấp chính quyền đến các sở, ngành của Thành phố thời gian qua đã đạt được mục tiêu này. Quan trọng hơn cả, người dân là đối tượng hưởng lợi nhiều nhất khi Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ta để lại gì trong tâm khảm nhân dân
    Nhà báo, nhà văn - Thiếu tướng Nguyễn Chí Trung (1930 - 2016) trong cuốn “Văn nghệ sĩ Liên khu 5 - Lý tưởng, nhân cách, sáng tạo” khi viết về chân dung những người làm báo, viết văn, quay phim, chụp ảnh nơi chiến trường dằng dặc đạn bom từng chia sẻ: “Trong chiến tranh, người chụp ảnh và người quay phim có khát khao như lửa táp, ấy là chụp được, quay được chính diện gương mặt của người chiến sĩ cầm súng đang xung phong”, nhưng họ “mãi mãi không bao giờ đạt được khát khao đó”…
  • Phóng viên ảnh đầu tiên của báo chí Cách mạng Việt Nam
    Trong giới nhiếp ảnh, không mấy ai được may mắn như Nguyễn Bá Khoản, sớm giác ngộ cách mạng lại có cơ hội chụp ảnh cho báo Tin tức - Cơ quan Mặt trận Dân chủ từ những năm 1937 - 1938, tiếp đó ông làm việc cho báo Cứu quốc (1942 - 1946).
  • Khơi dậy vẻ đẹp thanh lịch, văn minh qua tác phẩm văn học nghệ thuật
    Thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, sáng ngày 20/6, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội tổ chức tọa đàm “Văn học, nghệ thuật Thủ đô sáng tác các tác phẩm hướng tới đề tài “Người Hà Nội khơi dậy vẻ đẹp thanh lịch, văn minh”.
  • Báo chí góp phần xây dựng huyện Sóc Sơn ngày càng văn minh, hiện đại
    Ngày 20/6, nhân kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), UBND huyện Sóc Sơn tổ chức gặp mặt đại diện các cơ quan báo chí; thông tin kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm, kế hoạch nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024.
  • Trọn vẹn tinh thần nhà báo - chiến sĩ
    Trong thời kỳ kháng chiến, hàng nghìn thanh niên nam nữ làm công tác báo chí đã đi vào chiến trường với cây súng trên vai, cây bút trong tay. Hàng trăm người đã ngã xuống trên khắp các chiến trường, trong đó nhiều nhà báo đến nay vẫn chưa tìm thấy hài cốt. Và mỗi một cuộc đời ngã xuống vì sự tồn vong của dân tộc là một câu chuyện riêng không thể gói gọn trong đôi lời.
Đừng bỏ lỡ
  • Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Dấu thiêng miền đất cổ”
    Tối 20/6, quận Bắc Từ Liêm tổ chức chương trình nghệ thuật đình Chèm “Dấu thiêng miền đất cổ” chào mừng Lễ hội truyền thống đình Chèm năm 2024 (diễn ra từ ngày 19/6 đến ngày 21/6), đây là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
  • "Hỗn độn và khu vườn" - đánh dấu sự trở lại đường thơ của Nguyễn Vĩnh Tiến
    Công ty cổ phần văn hoá và truyền thông Nhã Nam vừa ra mắt độc giả tập thơ “Hỗn độn và khu vườn” của tác giả Nguyễn Vĩnh Tiến. Tác phẩm đánh dấu một bước phát triển mới trong sự nghiệp thơ của Nguyễn Vĩnh Tiến.
  • Nhà báo Đỗ Quảng - xa và gần…
    Nhà báo Đỗ Quảng sinh năm 1938, hơn tôi một giáp. Mới diện kiến lần đầu và thời gian cũng không nhiều bởi các cuộc họp cộng tác viên báo chí thì vui là chính, nhưng trực giác vén mở tôi biết nhà báo Đỗ Quảng trong đời, trong nghề là con người tiết tháo, khôn ngoan, thâm thúy, chịu chơi, hiện sinh, thực tế. Như thế đã đủ hiểu một con người từ xa đến mà ta mới gặp?! Đây có thể là một trường hợp thú vị nếu chịu khó quan sát tiếp. Rồi phải chờ đến “thì tương lai” mới rõ.
  • Cháy đến giọt cuối cùng
    Nhà thơ Lệ Thu (tên khai sinh là Trần Lệ Thu, bút danh khác Trần Thị Lưu Phương) sinh ngày 15/8/1940; quê quán tại xã Phước Hưng, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Năm 1955, Lệ Thu học phổ thông ở các trường Học sinh miền Nam tại Hải Phòng, đến năm 1961 thì học khoa Ngữ văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
  • Cổ vật quý hiếm tượng đồng Nữ thần Durga đã về Việt Nam
    Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ngày 20-6 cho biết, tượng đồng Nữ thần Durga đã về tới Việt Nam và được lưu giữ, bảo quản tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia, phục vụ nghiên cứu, xây dựng kế hoạch trưng bày, giới thiệu và phát huy giá trị cổ vật.
  • Liên hoan sân khấu Kịch nói Công an Thủ đô 2024
    “Liên hoan sân khấu Kịch nói Công an Thủ đô” lần này có sự tham dự của gần 400 diễn viên là cán bộ chiến sĩ thuộc 64 đơn vị của lực lượng Công an Hà Nội. Các tiết mục lần lượt được trình diễn trong hai ngày 19 và 20-6-2024.
  • Giới thiệu gần 200 tài liệu lưu trữ về tình đoàn kết hữu nghị Việt - Xô và Hội nghị Paris
    Sách “Việt Nam – Liên Xô: Giai đoạn đấu tranh vì hòa bình của Việt Nam. Hội nghị Paris” góp phần khẳng định thêm mối quan hệ chiến lược toàn diện giữa Việt Nam - Liên Xô (Liên bang Nga ngày nay); tô thắm tinh thần đoàn kết, hữu nghị vì mục đích hòa bình của nhân loại; tô thêm những mốc son trong lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam; viết tiếp những bước đi tinh thần, ý chí quyết tâm, không quản ngại khó khăn, hy sinh, gian khổ của nhân dân Việt Nam vì một dân tộc hòa bình, thịnh vượng, phát triển bền vững.
  • Nhà văn Vũ Ngọc Tiến – tác giả của “Hà Nội và tôi” qua đời
    Nhà văn Vũ Ngọc Tiến – tác giả của “Hà Nội và tôi” đã qua đời vì trọng bệnh tại Tp. Hồ Chí Minh sáng ngày 19/6/2024, ở tuổi 79.
  • Triển lãm “Cổ vật hội tụ” sắp diễn ra tại Điện Kiến Trung (Đại nội Huế)
    Các cổ vật, cây cảnh và hoa phong lan trong cả nước sẽ hội tụ về tỉnh Thừa Thiên Huế trưng bày, triễn lãm trong Đại nội Huế từ ngày 21/6 – 21/7/2024.
  • Nhiều tác giả Việt Nam được vinh danh tại Cuộc thi ảnh ẩm thực Pink Lady 2024
    Ban tổ chức giải thưởng Nhiếp ảnh gia ẩm thực – Pink Lady vừa công bố danh sách thắng giải năm 2024. Trong đó, có một số nhiếp ảnh gia Việt Nam có tác phẩm được vinh danh.
Thanh toán không dùng tiền mặt: Bước chạy đà cho nền kinh tế số Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO