Chuyển động Hà Nội

Hà Nội quyết liệt hành động chuyển đổi số, người dân Thủ đô hưởng nhiều lợi ích

Nguyễn Thùy Linh 14/06/2024 17:21

Hành động quyết liệt - phục vụ nhân dân thuộc nhóm phấn đấu của chuyển đổi số Thành phố Hà Nội. Từ thực tế, quá trình chuyển đổi số từ các cấp chính quyền đến các sở, ngành của Thành phố thời gian qua đã đạt được mục tiêu này. Quan trọng hơn cả, người dân là đối tượng hưởng lợi nhiều nhất khi Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số.

Thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg của Chính phủ về phê duyệt đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06), Thành phố Hà Nội đã quyết liệt, đưa ra nhiều giải pháp.

chuyen-doi-so-2.jpg
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số, Đề án 06 thành phố kiểm tra thực tế tại điểm trông giữ xe không dùng tiền mặt tại Phủ Tây Hồ (quận Tây Hồ).

Cụ thể, ngày 30/12/2022, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội ban hành Nghị quyết số 18/NQ-TU về “chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, UBND Thành phố đồng thời ban hành nhiều văn bản liên quan để triển khai, phấn đấu đến năm 2025 thực hiện chuyển đổi số phát triển Thủ đô theo hướng thông minh, hiện đại; tạo điều kiện cho kinh tế tăng trưởng nhanh, hiệu quả và bền vững. Hà Nội phấn đấu thuộc nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số.

Đồng chí Hà Minh Hải, Phó Chủ tịch UBND thành phố - Phó Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số, Đề án 06 thành phố nhấn mạnh, chuyển đổi số Hà Nội được thực hiện trên 3 nguyên tắc: Thượng tôn pháp luật, Luôn luôn lắng nghe, Thái độ phục vụ; cùng 7 phấn đấu: Nhận thức đầy đủ - Tầm nhìn dài hạn - Tư duy sáng tạo - Giải pháp thông minh - Hành động quyết liệt - Hiệu quả thực chất - Phục vụ nhân dân.

Triển khai quyết liệt, đồng bộ với nhiều giải pháp thực hiện Đề án 06 của Chính phủ và Nghị quyết số 18/NQ-TU, sau 2 năm thực hiện, công cuộc chuyển đổi số Thành phố Hà Nội đang từng bước xây dựng được một cơ sở dữ liệu dân cư “đúng, đủ, sạch, sống” nhằm tạo nền tảng cho hoạt động chuyển đổi số trong xã hội. Cụ thể, hơn 7 triệu hồ sơ cấp Căn cước công dân, hơn 5,9 triệu hồ sơ đề nghị cấp định danh điện tử được thu nhận, đạt 100%.

Trong đó, kích hoạt hơn 5,1 triệu tài khoản định danh mức 1 và mức 2, đạt hơn 85%. Gần 7,1 triệu người có thẻ bảo hiểm y tế trên địa bàn Thành phố đã được đồng bộ với dữ liệu dân cư, có thể sử dụng căn cước công dân để khám chữa bệnh; 718/718 các cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trên địa bàn Thành phố áp dụng dùng căn cước công dân để tra cứu thông tin khi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế; hơn 50.000 chữ ký được cấp miễn phí cho công dân Thủ đô…

Đến nay, Thành phố Hà Nội đã hoàn thành chuẩn hóa quy trình điện tử của 1893/1893 thủ tục hành chính; hoàn thành khai báo, kiểm thử và tiếp nhận hồ sơ thanh toán trên Cổng Dịch vụ công quốc gia 950/1.191 dịch vụ công, tăng hơn 60% so với ban đầu.

so-suc-khoe.jpg
Thành phố Hà Nội đã thực hiện thí điểm sổ sức khỏe điện tử, 100% các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn Thủ đô đã triển khai khám chữa bệnh bằng căn cước công dân gắn chíp thay thế bảo hiểm y tế.

Với phương châm phấn đấu hành động quyết liệt, quá trình chuyển đổi số của Hà Nội đã đặt nhân dân là trung tâm và nhân dân là đối tượng phục vụ. Chính vì vậy, nhân dân Thủ đô cũng chính là đối tượng hưởng lợi nhiều nhất trong chuyển đổi số tại Thủ đô. Điển hình, Thành phố Hà Nội đã thực hiện thí điểm sổ sức khỏe điện tử, 100% các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn Thủ đô đã triển khai khám chữa bệnh bằng căn cước công dân gắn chíp thay thế bảo hiểm y tế. Các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn Thành phố đã tiếp đón hàng triệu lượt khám chữa bệnh bằng căn cước công dân gắn chíp thay thế thẻ bảo hiểm y tế, giảm được rất nhiều thời gian và thủ tục so với thời gian trước đây.

Hoặc từ trung tuần tháng 4/2024, Thành phố Hà Nội chính thức thí điểm thu phí trông giữ xe không dùng tiền mặt tại 7 vị trí do Công ty TNHH MTV Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội đang khai thác trên địa bàn quận Hoàn Kiếm. Để chuẩn bị kỹ lưỡng cho việc thí điểm thu phí trông giữ phương tiện không dùng tiền mặt, Công ty TNHH một thành viên Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội cùng các đơn vị liên quan khẩn trương lắp đặt camera đọc biển số, barie tự động, máy tính, tủ điều khiển, máy tính thu phí…; cài đặt ứng dụng, chạy thử hoàn thiện hệ thống để chính thức thí điểm sử dụng công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) tại các điểm trông giữ xe thông minh.

Việc triển khai thu phí trông giữ xe không dùng tiền mặt là một mũi tên trúng 3 đích, đó là người dân đồng thuận (thu đúng giá, công khai minh bạch, dịch vụ chất lượng tốt, thuận tiện ra vào “không dừng”, dễ tìm kiếm đặt chỗ, giảm chi phí thời gian); chính quyền chống thất thu về thuế và doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, bền vững.

chuyen-doi-so.png
Cổng hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính Thành phố Hà Nội.

Một minh chứng khác cho thấy người dân Thủ đô được hưởng lợi từ quá trình chuyển đổi số, đó là hiện nay tại hầu hết các xã phường, thị trấn, quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã thực hiện liên thông thủ tục hành chính, gồm “Đăng ký khai sinh - Đăng ký thường trú - Đăng ký cấp thẻ Bảo hiểm cho trẻ em dưới 6 tuổi”. Việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ thủ tục hành chính vừa nêu, được thực hiện trên phần mềm dịch vụ công Quốc gia và dịch vụ công Hà Nội đã giảm thời gian đi lại cho công dân và người dân chỉ cần ở nhà thao tác trên điện thoại, máy vi tính có kết nối internet đã gần như hoàn thành các thủ tục cần thiết để được cấp giấy khai sinh, đăng ký thường trú và bảo hiểm y tế cho con nhỏ.

“Sau khi làm thủ tục đăng ký khai sinh, đăng ký cấp thẻ y tế cho con trên cổng dịch vụ công trực tuyến và gửi đi, tôi nhận được điện thoại của cán bộ hẹn tới UBND phường để ký vào các bản giấy. Khi ra phường làm việc, tôi chỉ mất 15 phút là đã hoàn tất mọi thủ tục. Giấy khai sinh của con tôi nhận ngay sau đó, còn bảo hiểm y tế theo quy định 1 tháng sau mới có. Đúng 1 tháng, theo giấy hẹn, tôi trở lại UBND phường thì được cán bộ bộ phận một cửa giao bảo hiểm y tế của con.

Tôi thấy các thủ tục này rất nhanh, không phải chờ đợi như ngày trước, cán bộ giải quyết thủ tục cũng thân thiện, tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình làm việc ở phường”, chị Tống Thị Thủy (phường Phú Lãm, quận Hà Đông”, chia sẻ./.

Bài liên quan
  • “Tăng tốc” chuyển đổi số thúc đẩy tăng trưởng ngành Du lịch Thủ đô
    Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025, Hà Nội thuộc nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số theo hướng thông minh, hiện đại. Để hoàn thành mục tiêu này cần sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, ngành thành phố. Trong đó, ngành du lịch Thủ đô đã thực hiện các kế hoạch, đồng thời “tăng tốc” chuyển đổi số.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • 18 tỉnh, thành phố tham gia Hội chợ trái cây, nông sản an toàn tại Hà Nội
    Tối 22/11, Sở Công thương Hà Nội chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì tổ chức Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố tại Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Thanh Trì, Hà Nội.
  • Nghệ thuật múa Hàn Quốc “Vũ điệu thời gian: Truyền thống & Hiện đại”
    Các nghệ sĩ Hiệp hội Múa Gyeonggi Hàn Quốc biểu diễn múa “Vũ điệu thời gian: Truyền thống & Hiện đại” tại Nhà hát Duyệt Thị Đường (TP Huế).
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội quyết liệt hành động chuyển đổi số, người dân Thủ đô hưởng nhiều lợi ích
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO