Sự kiện & Bình luận

Thành đoàn Hà Nội tổ chức Cuộc thi tìm hiểu chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Quỳnh Chi 07:31 03/05/2024

Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) với 2 vòng thi, vừa được Thành đoàn Hà Nội khởi động.

Thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TU ngày 20/12/2023 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và các ngày lễ, kỷ niệm quan trọng trong năm 2024; Kế hoạch số 133-KH/BTGTU ngày 26/3/2024 của Ban Tuyên giáo Thành ủy về tổ chức Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô; Thành đoàn Hà Nội tổ chức Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

hanoi3w.jpg
Ca sĩ Phạm Thu Hà và tốp múa trình diễn ca khúc "Người Hà Nội" của nhà thơ - nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi tại Ngày thơ Hà Nội 2024. (Ảnh minh họa).

Đồng chí Chu Hồng Minh - Bí thư Thành đoàn Hà Nội, cho biết, cuộc thi được triển khai sâu rộng tới cán bộ, đoàn viên, thanh niên, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân Thủ đô và cả nước, công dân nước ngoài đang sinh sống tại Việt Nam nhằm tuyên truyền sâu rộng về tầm quan trọng, ý nghĩa lịch sử của Ngày Giải phóng Thủ đô, truyền thống đấu tranh cách mạng vẻ in vang và những đóng góp to lớn của Đảng bộ, lực lượng vũ trang và Nhân dân Hà Nội trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; góp phần khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô, xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.

Thông qua Cuộc thi, đẩy mạnh giáo dục lịch sử, truyền thống ngàn năm văn hiến và anh hùng của Thăng Long - Hà Nội; tuyên truyền những thành tựu của Thủ đô đạt được qua 70 năm xây dựng và phát triển và sau gần 40 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới trên các lĩnh vực như: văn hóa, kinh tế, xã hội, y tế, khoa học kỹ thuật...

Đồng thời, cuộc thi nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân, tạo sự đồng thuận, tin tưởng và quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ Thành phố, Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô do Thành đoàn Hà Nội tổ chức gồm 2 vòng thi. Theo đó, vòng sơ khảo là phần thi trắc nghiệm trực tuyến diễn ra trong 12 tuần thi. Thí sinh tham gia dự thi bằng cách truy cập vào website của Cuộc thi tại địa chỉ: www.tuyengiaothudo.vn, đăng ký tài khoản và tham gia thi. Sau mỗi tuần thi, Ban Tổ chức trao giải tuần cho 3 thí sinh có điểm số phần thi trắc nghiệm cao nhất, thời gian trả lời nhanh nhất xét từ cao xuống thấp. Kết thúc mỗi tháng thi, Ban tổ chức trao giải Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích cho 4 thí sinh đạt giải Nhất tuần trong tháng đó, xếp từ cao xuống thấp.

hn23(1).jpg
Thông qua Cuộc thi, đẩy mạnh giáo dục lịch sử, truyền thống ngàn năm văn hiến và anh hùng của Thăng Long - Hà Nội. (Ảnh minh họa).

Sau 12 tuần thi, 16 thí sinh (12 thí sinh đạt giải Nhất trong 12 tuần và 4 thí sinh có phần trả lời câu hỏi tự luận xuất sắc nhất (do Hội đồng Giám khảo đánh giá) được lựa chọn tham gia Vòng Chung khảo cấp Thành phố.

Vòng Chung khảo diễn ra dưới hình thức thi “sân khấu hóa”. 16 thí sinh tham gia Vòng chung kết (12 thí sinh đạt thành tích cao tại Vòng sơ khảo, 4 thí sinh có bài thi tự luận xuất sắc) bốc thăm để chia thành 4 đội, mỗi đội thi có 4 thành viên. Tại Vòng chung khảo có 4 phần thi diễn ra trên sâu khấu: Chào hỏi, Trắc nghiệm, Thuyết trình và Hùng biện. Tùy thuộc tình hình thực tế, Ban Tổ chức Cuộc thi có thể điều chỉnh phương thức tổ chức phù hợp.

Ban tổ chức cho biết, nội dung các phần thi gồm tìm hiểu về tầm quan trọng, ý nghĩa lịch sử của Ngày Giải phóng Thủ đô, truyền thống đấu tranh cách mạng vẻ vang và những đóng góp to lớn của Đảng bộ, lực lượng vũ trang và Nhân dân Hà Nội trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tìm hiểu về truyền thống nghìn năm Thăng Long - Hà Nội, những thành tựu của Thủ đô đạt được qua 70 năm xây dựng và phát triển và sau gần 40 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới trên các lĩnh vực.

Các phần thi cũng tìm hiểu về những nội dung cơ bản, cốt lõi của Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ Thành phố, Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đóng góp ý kiến, hiến kế, phát hiện và nhân rộng những cách làm hay, hiệu quả trong bảo vệ, xây dựng và phát triển Thủ đô.

Theo kế hoạch tổ chức Cuộc thi của Thành đoàn Hà Nội, Vòng sơ khảo diễn ra từ ngày 1/5/2024 đến ngày 31/7/2024. Giai đoạn 1: Chủ đề “Tiến về Hà Nội” (Từ khi thành lập Đảng bộ Thành phố đến giải phóng Thủ đô). Giai đoạn 2: Chủ đề “Hà Nội - Thủ đô ta đó” (Giai đoạn từ sau giải phóng Thủ đô đến nay). Giai đoạn 3: Chủ đề “Thênh thang đường mới” (Gắn với việc thực hiện Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị và các chỉ thị, nghị quyết khác có liên quan).

Vòng chung khảo dự kiến tổ chức trong tháng 8/2024 dưới hình thức thi “sân khấu hóa”, Ban tổ chức sẽ trao Giải đội tuyển: 1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 1 giải Ba, 1 giải Khuyến khích. Mỗi giải kèm Bằng khen của UBND Thành phố Hà Nội cùng tiền thưởng, quà tặng của Ban Tổ chức.

Giải thí sinh có bài thi tự luận xuất sắc nhất: 1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 2 giải Ba (Giấy khen của Ban Tuyên giáo Thành ủy và tiền thưởng, quà tặng). Căn cứ điều kiện thực tế, Ban Tổ chức có thể bổ sung một số giải phụ./.

Bài liên quan
  • Độc đáo “ngõ cổng vòm” giữa lòng Thủ đô
    Thời gian gần đây, ngách 5/1 phố Từ Hoa (Tây Hồ, Hà Nội) trở thành một địa điểm check-in, chụp hình quen thuộc của người dân Thủ đô. Với lối kiến trúc mộc mạc, con ngách đã trở thành một “góc xưa” giữa Thủ đô hiện đại.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Lễ hội Chùa Hương 2025: Nâng cấp thành điểm đến du lịch văn hóa, truyền thống Việt
    Sáng 20/1 (tức ngày 21 tháng Chạp), UBND huyện Mỹ Đức (TP. Hà Nội) tổ chức họp báo thông tin Lễ hội Du lịch chùa Hương 2025 và công bố Quyết định công nhận khu du lịch cấp Thành phố.
  • Hiện thực khát vọng phát triển Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại
    Trải qua 40 năm Đổi mới, nền kinh tế nước ta nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, có ý nghĩa lịch sử. Trong giai đoạn hiện nay, Thủ đô cùng cả nước đang nỗ lực thực hiện các mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021 - 2030). Hà Nội có đầy đủ cơ sở chính trị, pháp lý hiện thực hóa mục tiêu xây dựng, phát triển Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại. Bám sát phương châm “Tư duy Thủ đô, hành động Hà Nội”, “Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội”, Thủ đô đã và đang cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Phong tục Tết qua một số ghi chép, văn thơ cổ
    Trong bản thảo “Nguồn gốc Tết Nguyên Đán ở Việt Nam” hiện lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia 3, học giả Trần Văn Giáp (1902 - 1973) cho rằng, người Việt ăn Tết Nguyên đán từ đầu thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên.
  • [Podcast] Chè kho Đại đồng – Món ăn dân dã đậm nét hồn quê Việt
    Chè kho là một món ngọt phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ. Tuy nhiều nơi đều làm chè kho, nhưng chè kho Đại Đồng nổi tiếng hơn cả, nhờ vào chất lượng đặc biệt và truyền thống lâu đời. Món bánh đặc sản này không chỉ xuất hiện vào những dịp lễ, Tết hay trong nhà hàng mà còn được vinh dự xuất hiện trong tiệc trà của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình.
  • Từ ước mơ ươm những mầm xanh …
    "Gieo một hạt mầm nhỏ/ Được cây đời mãi xanh/ Sân trường vương đầy nắng/ Tuổi nghề cũng mãi xanh". Đó là những câu thơ mà tôi đã viết tặng cho chị - cô giáo Trần Thuý Liên, giáo viên Tổ 4 của trường Tiểu học Kim Đồng, quận Ba Đình – nơi tôi và chị đang công tác.
Đừng bỏ lỡ
Thành đoàn Hà Nội tổ chức Cuộc thi tìm hiểu chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO