Tết Việt hồn quê

Hồ Huy| 24/01/2020 23:00

Có một điều lạ lùng không mấy ai nhắc đến những cái Tết thành phố, nghĩ đến Tết người ta nhớ nhiều về Tết Việt hồn quê, cái không gian veo vắt mặc định cho những tâm hồn ưa hoài niệm.

Tết Việt hồn quê
Ảnh: Ninh Mạnh Thắng

Cuộc đời lớn lên rồi đi. Tôi lưu lạc nhiều tỉnh thành trên dải đất hình chữ S, cả những năm Tết muộn Tết màng phải ở lại xứ người mà ngóng bánh chưng xanh mà buồn câu đối đỏ, mà cay cay vại mắt dưa hành. Thú thực ở đời buồn một chút cũng được, khổ một chút cũng chẳng sao, nhưng Tết thì phải về quê. Tết không quê hương là cái Tết tha hương.
Giống như một mái đình tha hương Tết chỉ chầu chực ngày cuối năm mà vãn bóng, mà khăn gói quả mướp, mà tứ xứ đổ dồn bến đông phà tây. Về quê như một nỗi vui ngày hội. Chẳng ai bảo ai khấp khởi phai đào một dải xuân khai.
Càng lớn con người ta càng hay huyễn hoặc bản thân mình với những nhọc nhằn này, những toan lo kia, với những nặng nợ muôn đời sinh kế, cũng bởi vậy mà Tết Việt hồn quê cứ xa dần. Mỗi năm ngại thêm một tuổi, mỗi tuổi ngại thêm một lần, quê hương xa ngái như mùi lá dong, yêu thương ở lại trên những tò he, trong tiếng gáy của con gà đất nung thánh thần...
Những người ở vùng quê Bắc Bộ đã đi qua thời bao cấp, hẳn không thể nào quên những cái Tết nghèo nhưng đầy kỷ niệm. Tục ngữ Việt Nam có câu “Đói giỗ cha, no ba ngày Tết”, ý nói việc thờ cúng mang hình thức tâm linh, tưởng nhớ là chính, còn 3 ngày Tết sẽ “ăn uống no say, linh đình”. Cũng vì thế, cho dù nhà có nghèo thế nào thì đến Tết, nhà nhà vẫn phải sắm sanh đủ đầy, ít nhất là những cái cơ bản của Tết như: bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành, giò chả...
Tôi sống trong buổi giao thời, vì vậy vẫn còn chứng kiến và nhớ như in những tờ tem phiếu ngày xửa ngày xưa. Nhớ những buổi chiều cuối năm, căm căm rét, căm căm gió, lại thêm mưa phùn căm căm, cha tôi từ cơ quan mang về mấy cân thịt, cái bếp nhỏ xíu của mẹ tôi tha hồ củi lửa, chúng tôi chưa kịp ăn gì, chỉ nhìn khói bếp tím ngơ tím ngắt vươn lên trời cao đã đủ thấy lòng no nê hạnh phúc...
Thường, các phiên chợ Tết ở làng quê sẽ họp vào ngày 27, 28, 29 giáp Tết. Cũng trong những ngày này, nhà nhà bắt đầu đụng lợn mổ heo. Cứ sáng sáng sớm sớm, cả làng quê vang vang eng éc. Nhà giàu thì mổ cả con, những nhà khấm khá một chút thì chung nhau hai nhà, còn đa số vẫn là 4 nhà, mỗi nhà “một chân” chia nhau từ lòng lưỡi đến thịt xương.
Trẻ con thì no cái bụng đói con mắt, ăn xằng uống xịt mau mau chong chóng còn đi chơi đầu làng cuối thôn, pháo nổ đì đùng, thậm chí còn nghịch dại đem cả pháo cối cắm giữa bãi cứt trâu. Pháo nổ cái đùng cứt trâu bắn cái đoàng vào những thiếu nữ thanh tân, những chàng trai khoe mã mới, chỉ có bọn trẻ chúng tôi ôm tai bỏ chạy, cười lăn cười chiêng, cười suốt thủa thiếu thời chơi vụng chơi dại, cười đến cả bây giờ, cười cho ra nhẽ Tết Việt hồn quê...
Năm nay, hoa đào hoa mai lại “ăn cơm trước kẻng” thì phải. Lạnh lẽo cuối đông len lỏi vào xa vắng để nhường cho khí tiết ấm áp của mùa xuân đang lạc lối tìm về, tìm vào tận từng hang cùng ngõ hẻm của làng quê Việt. Những nụ hoa đào bung sớm chẳng còn e ấp dường như mách bảo vẻ ngượng ngùng, vì đã vội vàng khoe sắc khi xuân vẫn còn chưa kịp đến. Hoa đào như một thứ nhanh nhảu đoảng mà mẹ chồng thường mắng con dâu. Trên các bản tin nhanh đâu đâu cũng thấy đường sắt quá tải, các hãng hàng không tăng chuyến, đủ các loại vé rẻ online, chỉ đọc vậy thôi mà muốn mua ngay để Tết kịp về.
Tết xưa Tết nay, Tết nào mà không trầm mặc, xa thì nhớ cố hương, gần thì nhớ tổ tiên ông bà. Trong tôi Tết vẫn căm căm gió, Tết vẫn căm căm mưa, Tết vẫn căm căm tem phiếu một thời, cha tôi lặn lội từ cơ quan cách nhà 35km mang về mấy cân thịt, cái bếp bé nhỏ của mẹ tôi lại tha hồ củi lửa, những làn khói tím ngơ tím ngắt, tím sum tím vầy, cứ thế bay lên, cứ thế bay lên, nhớ Tết quê hồn Việt lại ngóng Tết Việt hồn quê...
(0) Bình luận
  • Trao giải 11 tác phẩm xuất sắc “Truyện ngắn Sông Hương 2024”
    Ban tổ chức đã trao giải 11 tác phẩm xuất sắc cho cuộc thi “Truyện ngắn Sông Hương 2024” do Tạp chí Sông Hương phát động.
  • Thiền đào
    Chàng vẫn âm thầm dõi theo những bài viết của nàng và không bỏ sót bất kỳ phóng sự nào về nàng. Đôi mắt nàng khi bảy tuổi hay của bây giờ vẫn vậy. Xoáy xiết, ám ảnh. Nhấn chàng xuống đỉnh vực. Vẫy vùng. Ngộp thở. Toàn thân không trọng lượng. Đôi vực sâu đồng tử đã xoáy chàng đến một nơi quen thuộc. Là dinh đào, khi ấy chàng đang ở tuổi mười ba.
  • Ăn Tết nay yêu Tết xưa
    Đợt rét ngọt đầu tiên của tháng Chạp đã luồn qua khe cửa, bà Ngân thoáng rùng mình khi trở dậy vào sáng sớm. Loẹt quẹt đi xuống bếp, rót đầy một cốc nước gừng nóng sực đã ủ sẵn trong bình, bà vừa xuýt xoa uống vừa nhẩm tính xem Tết năm nay nên sắm sửa những thức gì. Kỳ thực, quanh đi quẩn lại, năm nào bà cũng bày biện từng ấy món quen thuộc. Nhưng cái việc nôn nao nghĩ suy về cái Tết sắp đến mới ngọt ngào làm sao, nhất là khi năm nay gia đình bà có thêm cô con dâu mới.
  • Lễ phạt vạ
    Ba ngày nữa là đến giao thừa mà Cầm Bá Cường chưa thể về nhà. Đã vậy anh còn mắc vạ trưởng bản, phải chịu phạt. Ký túc xá giáo viên ở Mường Lôm giờ đây còn mỗi mình anh. Ôi chao là buồn! Cầm Bá Cường nhìn ra khoảng sân ký túc xá.
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống
  • Phường Sơn Tây (mới) ngày đầu thực hiện tổ chức chính quyền 2 cấp: Vì Nhân dân phục vụ
    Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, phường Sơn Tây (thị xã Sơn Tây cũ - thành phố Hà Nội) thực hiện hoạt động chính quyền 2 cấp. Từ đầu giờ sáng nay, 1/7, toàn bộ cán bộ, công chức Phục vụ hành chính công phường Sơn Tây đã có mặt đầy đủ, đã bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Cửa Nam: Không để đứt gãy công việc khi vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
    Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng 1/7, HĐND phường Cửa Nam (Thành phố Hà Nội) khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất để xem xét, quyết định công tác nhân sự và thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đây là kỳ họp đặc biệt của phường Cửa Nam để hoàn thiện tổ chức bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.
  • Trường Tiểu học Nam Thành Công: Không ngừng đổi mới, sáng tạo để nâng cao chất lượng giáo dục
    Trường Tiểu học Nam Thành Công tọa lạc tại phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội, sở hữu khuôn viên rộng rãi, khang trang. Trải qua nhiều năm xây dựng và phát triển, trường đã trở thành một trong những địa chỉ giáo dục công lập tiêu biểu của Thủ đô, nơi chắp cánh ước mơ cho bao thế hệ học sinh, là sự lựa chọn tin cậy của phụ huynh trên địa bàn quận Đống Đa nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung.
  • HLV Park Hang Seo chính thức trở thành đại sứ thương hiệu bia thủ công
    Chiều 1/7, tại Hà Nội, huấn luyện viên (HLV) Park Hang Seo chính thức được công bố là Đại sứ hình ảnh tại Việt Nam của thương hiệu bia thủ công 1689 Beckent Bauer.
Đừng bỏ lỡ
Tết Việt hồn quê
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO