Emagzine

Tây Hồ sẽ trở thành trung tâm văn hóa, du lịch lớn của Thủ đô

Thu Trang 29/07/2024 16:02

Tây Hồ được biết đến là trung tâm văn hoá – du lịch của thủ đô. Để khai thác và phát huy tối đa nguồn lực văn hóa đa dạng này, quận đã và đang triển khai có hiệu quả Đề án “Phát triển Công nghiệp văn hóa trên địa bàn quận Tây Hồ giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030” xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh phù hợp với mục tiêu, định hướng đầu tư phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.

fffed3-1-.png
fffed3-6-.png
bai-2-1-.jpg

Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội nói chung và người Tây Hồ nói riêng đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch, tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội được vinh danh là “Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người”, “Thủ đô anh hùng”, “Thành phố vì hòa bình”, “Thành phố sáng tạo”...

bai-28.jpg

Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025 được quận Tây Hồ xác định từ bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tư tưởng đạo đức, lối sống lành mạnh, tinh thần thượng tôn pháp luật của người Hà Nội, nâng cao chất lượng các mô hình văn hóa, phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống.

bai-2-4-.png

Trên cơ sở đó, quận Tây Hồ đã triển khai thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025” một cách toàn diện trên nhiều lĩnh vực, như tăng cường giáo dục đạo đức lối sống trong gia đình, nhà trường, xã hội bằng nhiều hình thức phong phú, tích cực thực hiện xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch.Hướng dẫn triển khai thực hiện nâng cao chất lượng xây dựng phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh, nâng cao hiệu quả xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước, thực hiện phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa giai đoạn 2021 - 2025.

Quận đã khai trương điểm dịch vụ, du lịch văn hóa và giới thiệu nghề truyền thống “Làm giấy dó” của vùng Bưởi xưa; triển khai thí điểm trồng Sen tại một số hồ nhỏ trên địa bàn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, du lịch trên địa bàn quận.

bai-2-2-.jpg

Quận đã khai trương điểm dịch vụ, du lịch văn hóa và giới thiệu nghề truyền thống “Làm giấy dó” của vùng Bưởi xưa; triển khai thí điểm trồng Sen tại một số hồ nhỏ trên địa bàn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, du lịch trên địa bàn quận. Cùng với đó, quận Tây Hồ tổ chức kết nối các địa danh, di tích lịch sử - văn hóa, điểm du lịch xung quanh hồ Tây như bãi đá sông Hồng, thung lũng hoa, không gian văn hóa - phố đi bộ Trịnh Công Sơn để hình thành những tuyến du lịch hoàn chỉnh, kết hợp du lịch văn hóa tâm linh, du lịch xanh, du lịch trải nghiệm, du lịch đêm.

bai-2-4-.jpg

Triển khai đề án “Phát triển trồng hoa sen trên một số hồ nhỏ khu vực xung quanh hồ Tây”, nhằm nhân rộng và khôi phục những hồ sen Bách Diệp với hương thơm đặc trưng của sen Tây Hồ, góp phần gìn giữ giống sen quý và duy trì nghề ướp trà sen truyền thống tại phường Quảng An; tổ chức thành công Lễ hội Sen Hà Nội lần thứ I thu hút 50.000 lượt người, đây được xem là sự kiện độc đáo nhằm quảng bá, tôn vinh những nét đẹp, giá trị văn hoá của Thăng Long Hà Nội.

bai-27-1-.jpg

Sự kiện Lễ hội Sen Hà Nội đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng du khách và nhân dân thủ đô; quận Tây Hồ đã thực hiện có hiệu quả chương trình 06 của Thành Uỷ, được biểu dương và đánh giá cao tổ chức lễ hội Sen với tầm Thành Phố và vươn tầm quốc gia. Kết hợp 3 yếu tố: năng lực tổ chức - câu chuyện văn hoá, truyền thông chuyên nghiệp và sự hưởng ứng của người dân … tạo nên chương trình rất ý nghĩa.

bai-2-5-.jpg
bai-2-3-_page-0001-1-.jpg

Để việc thực hiện kế hoạch của Ban Thường vụ Quận ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” đạt kết quả cao, Bí thư Quận ủy Tây Hồ đã định hướng, chỉ đạo các đồng chí Bí thư cấp ủy, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo về việc quán triệt, tuyên truyền thực hiện Chỉ thị của Ban Thường vụ Thành ủy và kế hoạch của Ban Thường vụ Quận ủy tại cơ quan, địa phương, đơn vị mình.

Quận xác định rõ trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn quận trong việc phát huy những phẩm chất của người Hà Nội thanh lịch, văn minh, làm cho những giá trị đó thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

bai-2-3-.jpg

Đặc biệt động viên các tầng lớp nhân dân gương mẫu, sống nhân nghĩa, trách nhiệm gắn với việc thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động như phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng phường văn hóa, phường đạt chuẩn đô thị văn minh và việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Từ đó, kiên trì xây dựng người Tây Hồ cao về trí tuệ, đẹp về nhân cách, xây dựng quận Tây Hồ trở thành “nơi đáng sống”, điểm đến hấp dẫn về văn hóa và con người thân thiện đối với du khách trong nước và quốc tế…”, Bí thư quận uỷ Tây Hồ chia sẻ.

z5685985837622_58bd0a6ac10a32d4ba38372836cef0d7.jpg

Chia sẻ thêm các nhiệm vụ trọng tâm đã được Quận xác định trong thời gian tới để phát triển văn hoá du lịch góp phần tạo động lực quan trọng thúc đẩy xây dựng Thủ đô trở thành “Thành phố sáng tạo”, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Nguyễn Đình Khuyến cho biết: Quận Tây Hồ cũng sẽ đẩy mạnh quảng bá các giá trị văn hóa đặc trưng của vùng đất Tây Hồ gắn với các di tích lịch sử cách mạng, lễ hội truyền thống, các sản phẩm văn hóa ẩm thực và các khu vui chơi, giải trí.

bai-2-2-.png

Cùng với việc xây dựng một số mô hình triển lãm, hội chợ, quận sẽ xây dựng, khai thác các tuyến du lịch văn hóa kết hợp đường bộ và đường thủy (hồ Tây) tạo trải nghiệm thú vị thu hút khách du lịch. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, doanh nghiệp liên kết xây dựng các sản phẩm du lịch văn hóa, xây dựng thương hiệu du lịch văn hóa Tây Hồ.

bai-2-7-.jpg

Đồng thời học tập, ứng dụng khoa học công nghệ để tạo dựng các sản phẩm du lịch văn hóa, góp phần hiện thực hóa khát vọng Tây Hồ - khát vọng Thăng Long, xây dựng quận phát triển xứng tầm với những giá trị văn hóa lịch sử của vùng đất và con người Tây Hồ.

de-van-hoa-du-lich-cua-quan-xung-tam-voi-vi-the-san-co-xay-dung-nguon-luc-noi-sinh-cho-su-phat-trien-ben-vung-thu-do-quan-tay-ho-can-thuc-hien-mot-so-giai-phap-sau-42-x-130-cm-1-.png
bai-2-3-.png

Tác giả: Thu Trang

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Người anh hùng dẫn đầu đoàn quân tiến vào giải phóng Thủ đô
    Mùa thu tháng Mười này, quân và dân ta long trọng kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Giữa những ngày vui lịch sử, chúng ta lại nhớ đến hình ảnh hào hùng của đoàn quân chiến thắng tiến vào 5 cửa ô tiếp quản Thủ đô Hà Nội trong rừng cờ hoa, cùng niềm vui hân hoan của hàng vạn người dân. Chỉ huy dẫn đầu đoàn quân là Anh hùng Nguyễn Quốc Trị. Ông là tấm gương sáng không chỉ cho các chiến sĩ bộ đội lúc bấy giờ, mà còn cả cho thế hệ mai sau.
  • Ký ức không quên mùa thu năm ấy...
    70 năm đã trôi qua nhưng những ký ức về ngày Giải phóng Thủ đô dường như chưa bao giờ phai nhạt trong tâm trí của những người từng sống trong những ngày thu lịch sử. Mỗi người đều mang trong mình những kỷ niệm riêng, mà khi gợi nhắc, những ký ức ấy lại tô điểm thêm bức tranh toàn cảnh ngày tiếp quản Thủ đô (10/10/1954).
  • Thị xã Hà Đông trước ngày 6 tháng 10 năm 1954
    Cách đây 30 năm, sau cuộc gặp mặt với một số cán bộ, chiến sĩ từng tham gia tiếp quản Hà Đông, tôi thật mừng khi được chính Chủ tịch Ủy ban quân chính Chu Đỗ dẫn đi thăm "trụ sở" làm việc giữa ta và Pháp, nơi mà trước đó từng diễn ra cuộc tiếp xúc đầu tiên nhằm bàn bạc các thủ tục bàn giao theo hiệp định đình chiến.
  • Bài cuối: Hướng tới hòa nhịp công nghiệp văn hóa Thủ đô
    Trải qua hàng trăm năm lịch sử, tò he không chỉ đơn thuần là trò chơi dân gian mà còn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ người Việt. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập và phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp văn hóa hiện đại, làng nghề Tò he Xuân La đang đứng trước những thách thức lớn trong việc bảo tồn và phát triển, đặt ra bài toán làm thế nào để hòa nhịp vào sự phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô mà vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa truyền thống.
  • Bài cuối: Vận dụng và phát huy tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong văn học nghệ thuật
    Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho thế hệ hôm nay và mai sau một di sản đồ sộ, quý giá và thiêng liêng, đó là tư tưởng, đạo đức và phong cách của Người. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh rất sâu sắc, phong phú cả về lý luận và thực tiễn đã trở thành một bộ phận vô giá của văn hóa dân tộc và nhân loại. Đối với văn nghệ sĩ Thủ đô, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là nhiệm vụ hết sức quan trọng, nhất là trong bối cảnh hiện nay.
  • Bài 2: Từ ánh sáng soi đường
    Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho thế hệ hôm nay và mai sau một di sản đồ sộ, quý giá và thiêng liêng, đó là tư tưởng, đạo đức và phong cách của Người. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh rất sâu sắc, phong phú cả về lý luận và thực tiễn đã trở thành một bộ phận vô giá của văn hóa dân tộc và nhân loại. Đối với văn nghệ sĩ Thủ đô, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là nhiệm vụ hết sức quan trọng, nhất là trong bối cảnh hiện nay.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Tây Hồ sẽ trở thành trung tâm văn hóa, du lịch lớn của Thủ đô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO