Chuyển động Hà Nội

Tây Hồ: Điểm sáng trong phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô

Trang Trần 13/07/2024 18:03

Nhiều chuyên gia, nhà khoa học và đặc biệt các doanh nghiệp lữ hành đã "hiến kế" nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của quận Tây Hồ.

Sáng 13/7, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với UBND quận Tây Hồ tổ chức Hội nghị nâng cao chất lượng dịch vụ và kết nối điểm đến du lịch của quận Tây Hồ với các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn thành phố Hà Nội.

dn2.jpg
Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Trần Trung Hiếu phát biểu khai mạc Hội nghị.

Phát biểu khai mạc, Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Trần Trung Hiếu cho biết: Triển khai thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 26/6/2016 của Ban Thường vụ Thành ủy về phát triển du lịch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo; Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy về “Phát triển văn hoá, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021-2025”; Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/02/2022 của Thành uỷ Hà Nội về phát triển công nghiệp văn hoá trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045... Nhằm từng bước đầu tư hoàn thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch và đa dạng hoá các sản phẩm du lịch trải nghiệm gắn với di sản - di tích, làng nghề, góp phần tạo điểm đến du lịch chất lượng cao, tiêu biểu của thành phố Hà Nội; Sở Du lịch đã ban hành Kế hoạch số 83/KH-SDL ngày 18/6/2024 về việc tổ chức chương trình khảo sát, kết nối các điểm đến du lịch của quận, huyện, thị xã với các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.

dn4.jpg
Là quận trung tâm của Thủ đô Hà Nội, Tây Hồ có rất nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch.

Khu vực xung quanh hồ Tây với lịch sử lâu đời đã hình thành nên nhiều nghề thủ công truyền thống, đậm đặc các công trình di tích lịch sử có giá trị. Cùng với hệ thống hạ tầng kỹ thuật xung quanh hồ Tây được Thành phố quan tâm đầu tư đã góp phần nâng cao giá trị, tạo cho nơi đây có cơ hội trở thành một danh thắng nổi bật nhất của Thủ đô.

Trên địa bàn quận có 126 cơ sở lưu trú với 5.157 phòng chiếm 3,4% tổng số cơ sở lưu trú trên địa bàn Thành phố (trong đó có 02 khách sạn 5 sao, 01 khách sạn 4 sao, 01 khách sạn 3 sao, có 02 khu căn hộ du lịch cao cấp 4-5 sao) và hiện đang triển khai 04 dự án khách sạn 5 sao, 01 dự án khách sạn 3 sao. Quận Tây Hồ cũng nổi tiếng với nền ẩm thực đa dạng, độc đáo, tiêu biểu là các sản phẩm gắn với thương hiệu Sen Tây Hồ.

Khu vực hồ Tây sẽ có 10 loại hình dịch vụ được phép hoạt động. Đó là kinh doanh tàu du lịch, thuyền, xuồng canô, xe đạp nước trên hồ (không lưu trú qua đêm); vận chuyển hành khách bằng phương tiện thủy (kết hợp các công ty lữ hành du lịch quốc tế và nội địa trong khu vực); Dịch vụ bơi thuyền (gồm chèo thuyền sup, thuyền kayak, thuyền peritxia, chèo thuyền rồng, thuyền truyền thống); hoạt động thuyền lướt ván, thuyền buồm; bơi lặn; phát triển nhiều dịch vụ du lịch văn hóa, nghệ thuật biểu diễn, thể thao; biểu diễn nhạc nước; khinh khí cầu; bay dù lượn; kinh doanh sân tập golf nước trên hồ. Đây là cơ hội rất thuận lợi để quận Tây Hồ có thể phát triển da dạng các loại hình dịch vụ, vui chơi giải trí bổ trợ cho các sản phẩm dịch vụ truyền thống.

dn3.jpg
Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Bùi Thị Lan Phương chia sẻ.

Tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Bùi Thị Lan Phương chia sẻ: Với vị thế đắc địa cùng cảnh quan thơ mộng, trong nhiều năm qua, vùng hồ Tây đã trở thành địa chỉ hấp dẫn khá nhiều nhà đầu tư đến xây dựng hệ thống nhà hàng, khách sạn. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch trên địa bàn quận đang dần được xây dựng đồng bộ, tạo điều kiện tăng trưởng các chỉ tiêu phát triển du lịch, đem lại hiệu quả cao về kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường. Nhiều khách sạn trên địa bàn có khả năng tiếp nhận và phục vụ du khách có khả năng chi trả cao.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phát triển điểm đến du lịch của quận Tây Hồ cũng còn tồn tại một số hạn chế. Những đóng góp tích cực từ các chuyên gia, các nhà khoa học và đặc biệt là các doanh nghiệp lữ hành tham gia trao đổi, chia sẻ sẽ là tiền đề để quận không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Quận sẽ tiếp thu những góp ý của đại biểu để phát triển các sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách; góp phần xây dựng hình ảnh và thương hiệu của điểm đến Tây Hồ an toàn – thân thiện – chất lượng – hấp dẫn.

Phó chủ tịch UBND quận Tây Hồ nhấn mạnh, lịch sử văn hiến lâu đời đã để lại cho Tây Hồ một kho tàng tài nguyên văn hóa, lịch sử và tâm linh đặc sắc bao gồm tài nguyên du lịch văn hóa vật thể và tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể. Nổi tiếng cả nước với các vùng trồng hoa: đào Nhật Tân, quất Quảng Bá, Tứ Liên, Tây Hồ còn có hệ thống 71 di tích (18 chùa, 20 đình, 14 đền, 9 miếu, am, văn chỉ, 1 phủ, 5 nhà thờ họ, 2 di tích cách mạng và 2 di tích khác là nhà cụ An và trường PTTH Chu Văn An), với 42 di tích đã được xếp hạng (24 di tích xếp hạng cấp quốc gia, 18 di tích xếp hạng cấp TP) và 29 di tích trong danh mục kiểm kê, quản lý.

dn1.jpg
Quang cảnh Hội nghị.

Nhiều di tích, danh thắng của Tây Hồ đang nằm trong các tour du lịch của Hà Nội như: Hồ Tây, chùa Trấn Quốc, chùa Kim Liên, phủ Tây Hồ, chùa Vạn Niên... Một số di tích có lễ hội truyền thống tiêu biểu thu hút đông đảo nhân dân như: Hội thề Trung hiếu đền Đồng Cổ, lễ hội truyền thống đình Nhật Tân, đình Yên Phụ, phủ Tây Hồ, đền Voi Phục,… các lễ hội thể hiện sự tôn kính đối với các bậc thánh nhân có nhiều công sức đóng góp cho dân tộc, thông qua những nét đặc sắc nổi bật đó, các lễ hội truyền thống ở khu vực này dễ dàng thu hút được sự chú ý, khám phá của du khách. Nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian cũng được giới thiệu đến người dân và du khách.

Nhờ đó, độ nhận diện về văn hóa Tây Hồ được gia tăng trong ấn tượng và trí nhớ của khách du lịch trong nước và quốc tế. Việc gắn kết hoạt động du lịch với văn hóa đã đưa du lịch trở thành một mũi nhọn trong việc phát triển công nghiệp văn hóa và đóng góp tích cực cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại của quận Tây Hồ.

“Hiến kế” cho du lịch quận Tây Hồ nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch, ông Phùng Quang Thắng, Chi hội trưởng Chi hội Du lịch Xanh Việt Nam cho rằng: Quận Tây Hồ có ưu thế phát triển du lịch và khác biệt so với các quận khác của Thủ đô với cảnh quan thiên nhiên và những giá trị văn hoá đặc sắc, cùng không gian hồ nước lớn nhất nội thành Hà Nội nằm cạnh dòng sông Hồng. Con đường quanh Hồ Tây có thể trở thành con đường du lịch của Thủ đô. Do đó, cần quan tâm nhiều hơn đến việc cải tạo cảnh quan môi trường sạch, đẹp cho tuyến đường. Chẳng hạn, chùa Kim Liên được bao bọc bởi những hồ sen, khi sen tàn thì cần có phương cách trang trí cảnh quan để du khách đến đây được chiêm ngưỡng, check-in.

Cũng theo ông Thắng, các di tích trên địa bàn quận Tây Hồ rất độc đáo, nhưng chủ yếu phục vụ người dân đến lễ bái, muốn trở thành sản phẩm du lịch thực sự thì cần đưa vào nhiều dịch vụ du lịch hấp dẫn. “Đặc biệt, quận Tây Hồ nên có dự báo xa để quy hoạch các điểm đỗ xe rộng ở các khu, điểm du lịch để phục vụ các đoàn khách đông. Cùng với đó, với du lịch văn hóa thì con người thuyết minh vẫn hấp dẫn hơn công nghệ, do đó cần đào tạo cho đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên tại điểm”, ông Thắng chia sẻ.

img_2105(1).jpg
Việc gắn kết hoạt động du lịch với văn hóa đã đưa du lịch trở thành một mũi nhọn trong việc phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn quận.

Tại Hội nghị, nhiều đại biểu còn đề xuất giải pháp để quận Tây Hồ nâng cấp chất lượng dịch vụ, phát triển sản phẩm, đẩy mạnh quảng bá xúc tiến đến doanh nghiệp, du khách trong nước và quốc tế.

Ông Trần Trung Hiếu cho biết, thời gian tới, Sở Du lịch Hà Nội sẽ cùng với UBND quận Tây Hồ tiếp tục nghiên cứu, tham mưu triển khai các nhiệm vụ để không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch trải nghiệm mang tính độc đáo, sáng tạo gắn với các giá trị di sản, di tích và làng nghề của quận Tây Hồ. Qua đó góp phần tạo nên những điểm sáng trong phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô./.

Bài liên quan
  • [Video] Đặc sắc lễ hội sen Hà Nội năm 2024
    Tối 12/7, tại Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ diễn ra lễ khai mạc lễ hội sen Hà Nội và chương trình giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2024 với nhiều hoạt động hấp dẫn, nhằm tôn vinh và khẳng định giá trị của sen Hà Nội trong phát triển kinh tế - xã hội.
(0) Bình luận
  • Hà Nội tặng danh hiệu "Người tốt, việc tốt" cho 9 cá nhân
    Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Quyết định số 1425/QĐ-UBND ngày 13/3/2025 về việc tặng danh hiệu “Người tốt, việc tốt” cho 9 cá nhân thuộc các quận, huyện Hoàng Mai, Long Biên, Mê Linh và Đông Anh.
  • Đảng bộ Hà Nội: Thi hành Điều lệ Đảng nghiêm túc, hiệu quả góp phần phát triển Thủ đô giàu mạnh
    Thành ủy Hà Nội và các cấp ủy đảng Thủ đô thời gian qua đã luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng và đảng viên trong toàn Đảng bộ Thành phố thực hiện nghiêm Điều lệ Đảng; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thi hành Điều lệ Đảng, kịp thời chấn chỉnh và xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân có vi phạm, qua đó đã tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên của toàn Đảng bộ Thành phố.
  • Xứng danh Thủ đô anh hùng
    Trong chiều dài lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc, do vị trí và vai trò của Thăng Long - Hà Nội rất quan trọng nên kẻ xâm lược đã nhiều lần tấn công nhằm đánh chiếm mảnh đất này. Cũng đã bấy nhiêu lần quân dân Thủ đô anh dũng vươn lên, phát huy truyền thống cha ông, cùng nhân dân cả nước viết nên những trang sử hào hùng trong chiến đấu, bảo vệ sự sống còn của Thăng Long - Hà Nội, trái tim của Tổ quốc.
  • Hà Nội điều chỉnh địa điểm thực hiện thủ tục hành chính
    Ngày 13/3/2025, Trung tâm Phục vụ hành chính công Hà Nội đã ban hành Quyết định số 225/QĐ-TTPVHCC về việc điều chỉnh địa điểm thực hiện thủ tục hành chính.
  • Hà Nội tổ chức hội thảo để tìm giải pháp xử lý các vấn đề cấp bách trong bảo vệ môi trường
    Sáng nay 14/3, Hội thảo khoa học “Thực trạng và giải pháp xử lý các vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội”. Hội thảo được diễn ra trong bối cảnh ô nhiễm môi trường không khí của Hà Nội đang gia tăng và luôn ở mức báo động.
  • Hà Nội tổ chức Giải thưởng chất lượng quốc gia
    UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 75/KH-UBND về tổ chức hoạt động Giải thưởng chất lượng quốc gia trên địa bàn năm 2025.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hà Nội và khát vọng xây dựng, phát triển Thành phố toàn cầu
    Với truyền thống lịch sử hơn 1.000 năm, trải qua bao biến thiên, thăng trầm lịch sử, Thủ đô Hà Nội luôn phát huy vai trò là trái tim của cả nước, là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước, nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và sản sinh ra nhiều nhân tài kiệt xuất của đất nước.
  • Xứng danh Thủ đô anh hùng
    Trong chiều dài lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc, do vị trí và vai trò của Thăng Long - Hà Nội rất quan trọng nên kẻ xâm lược đã nhiều lần tấn công nhằm đánh chiếm mảnh đất này. Cũng đã bấy nhiêu lần quân dân Thủ đô anh dũng vươn lên, phát huy truyền thống cha ông, cùng nhân dân cả nước viết nên những trang sử hào hùng trong chiến đấu, bảo vệ sự sống còn của Thăng Long - Hà Nội, trái tim của Tổ quốc.
  • Hà Nội phê duyệt danh sách 94 cửa hàng Đại lý Dịch vụ công trực tuyến
    94 Đại lý Dịch vụ công trực tuyến của 3 nhà mạng viễn thông gồm VNPT, MobiFone và Viettel đã được Trung tâm Phục vụ hành chính công Hà Nội phê duyệt đưa vào hoạt động.
  • [Podcast] Những quy định mới về giải quyết tai nạn giao thông đường bộ
    Chương VII: Giải quyết tai nạn giao thông đường bộ gồm 6 điều, từ Điều 80 đến Điều 85, quy định về: Trách nhiệm của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây ra tai nạn giao thông đường bộ, người liên quan và người có mặt tại hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ; Phát hiện, tiếp nhận, xử lý tin báo tai nạn giao thông đường bộ; Cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ; Điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ; Thống kê tai nạn giao thông đường bộ; Quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ.
  • Công tác lý luận của Đảng và những định hướng nghiên cứu quan trọng
    Ngày 17/3, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Tạp chí Cộng sản, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Công tác lý luận của Đảng và những định hướng nghiên cứu quan trọng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Đừng bỏ lỡ
Tây Hồ: Điểm sáng trong phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO