Hà Nội xưa - nay

Khôi phục và bảo tồn giống sen Bách Diệp nổi tiếng của Tây Hồ

Thu Trang 18:02 12/07/2024

Chiều 12/7, Sở NNNT thành phố Hà Nội phối hợp với Viện nghiên cứu rau quả (Bộ NNPTNN), UBND quận Tây Hồ và Hội khoa học phát triển nông thôn Việt Nam tọa đàm, thảo luận về việc bảo tồn và phát triển hoa Sen Việt Nam. Đây là một trong những sự kiện trong khuôn khổ Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024.

Giá trị từ sen Bách Diệp Tây Hồ

ht1.jpg
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Đình Hoa phát biểu tại hội thảo.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Đình Hoa cho biết, hoa sen là biểu tượng của sự thuần khiết, trong sáng; tượng trưng cho khí phách, bản sắc tâm hồn Việt. Ở Việt Nam có nhiều địa phương trồng sen nổi tiếng, như: Sen Tháp Mười (tỉnh Đồng Tháp), sen Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế), sen Nam Đàn (tỉnh Nghệ An).

Ở Hà Nội, nhắc đến hoa sen người ta nghĩ ngay đến sen Bách Diệp của vùng đất Tây Hồ. Sen Bách diệp có khoảng trăm cánh nở rất to, có màu hồng nhạt, hương thơm ngát; có màu sắc và hương thơm độc đáo, khác biệt so với hoa sen của các vùng đất khác.

Tuy nhiên hiện nay, diện tích trồng sen Tây Hồ đang bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa. Do vậy, để bảo tồn và phát triển cây sen quý Tây Hồ, Sở NN&PTNT Hà Nội đã giao Trung tâm Khuyến nông Hà Nội phối hợp với Viện Nghiên cứu rau quả đưa vào trồng thử nghiệm hơn 30 giống sen mới tại Hà Nội do Viện Nghiên cứu rau quả tuyển chọn được qua việc lai tạo, nhập nội giống.

Kết quả, đã chọn được gần 20 giống sen thích ứng tốt với điều kiện thổ nhưỡng của Hà Nội. Trong đó bao gồm các giống sen chuyên canh để lấy củ, hoa, làm tơ sen và lấy hạt cho năng suất, phẩm cấp vượt trội. Trước đây, sen Hà Nội chỉ có hoa trong mùa hè, song nhờ ứng dụng khoa học, kỹ thuật nên đã tạo ra nhiều giống mới, giúp mùa sen ở Hà Nội bây giờ có thể kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11 hàng năm.

Theo Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Đình Hoa nhằm khôi phục và bảo tồn giống sen Bách Diệp nổi tiếng của Tây Hồ, năm 2024, Sở NN&PTNT Hà Nội đã giao Trung tâm Khuyến nông Hà Nội triển khai mô hình “Sản xuất hoa sen chất lượng, thích ứng với biến đổi khí hậu” tại quận Tây Hồ với quy mô 7 ha tại 2 đầm sen Đầu Đồng và Thủy Sứ, phường Quảng An, quận Tây Hồ, đến nay đã đạt được kết quả rất đáng kích lệ, sen sinh trưởng phát triển tốt, cho hoa rất đẹp vào đúng dịp Lễ hội Sen năm 2024 qua đó góp phần bảo vệ môi trường, phát triển du lịch sinh thái.

ht2.jpg
Đây là một trong những sự kiện trong khuôn khổ Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024.

Để bảo tồn và phát huy văn hóa đặc sắc và giá trị kinh tế của sen, Hà Nội đã mở rộng các vùng trồng sen ở nhiều quận, huyện, thị xã, đến nay có khoảng hơn 600ha trồng sen, tập trung ở các địa phương, như: Mỹ Đức 188ha, Ba Vì 70ha, Mê Linh 65ha, Phúc Thọ 25ha, Ứng Hòa 25ha, Bắc Từ Liêm 25ha, Tây Hồ 19,6ha, Quốc Oai 18ha…

Bí thư Quận ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân quận Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng cho biết, người dân trồng sen Tây Hồ coi sen Bách Diệp là một đặc ân được trời đất ban tặng và đặc biệt các hồ sen lại được hiện diện bên cạnh Hồ Tây thơ mộng, đó cũng chính là niềm tự hào của người dân Tây Hồ.

Đặc sản trà sen Tây Hồ là một trong những sản phẩm mang tính biểu tượng của Thủ đô Hà Nội. Với hương thơm dịu nhẹ, vị thanh mát, trà sen Tây Hồ đã trở thành món quà đặc biệt được nhiều người yêu thích và lựa chọn cho gia đình, bạn bè. Tuy nhiên, thời gian qua, do nhiều lý do, diện tích trồng sen đã bị mai một. Để giữ gìn, khôi phục và phát triển diện tích trồng sen, giữ nét văn hóa của người Hà Nội, văn hóa của người Việt, quận Tây Hồ đã và đang triển khai thực hiện Đề án khôi phục trồng Sen Bách Diệp tại 18 hồ trên địa bàn. Trên cơ sở những kết quả bước đầu, quận sẽ tiếp tục nhân rộng diện tích trồng sen, để giữ gìn, bảo tồn giá trị của sen qua đó góp phần thúc đẩy, phát triển kinh tế, du lịch - văn hóa làng nghề trên địa bàn quận.

Phát triển thương hiệu sen gắn liền với kinh tế du lịch bền vững

ht3.jpg
Quang cảnh hội thảo.

Với mục tiêu là bảo tồn và phát triển hoa sen trên địa bàn thành phố Hà Nội, tại hội thảo, các doanh nghiệp, đại diện các tỉnh, thành phố đã thảo luận, làm rõ hơn các nội dung: Thực trạng và định hướng, giải pháp phát triển sen trên địa bàn Hà Nội; bảo tồn phát triển sen Tây Hồ trong hệ sinh thái sen Việt Nam; Kinh nghiệm khai thác giá trị kinh tế sen gắn với văn hóa du lịch của một số tỉnh, thành phố; Thúc đẩy phát triển các làng nghề có sản phẩm từ sen và trao đổi kinh nghiệm sản xuất các sản phẩm từ sen của Hà Nội với các tỉnh, thành phố trên cả nước để tăng cường liên kết sản xuất và tiêu thụ, xúc tiến thương mại sản phẩm…

Bảo tồn và phát triển sen Tây Hồ trong hệ sinh thái sen Việt Nam, PGS.TS Đặng Văn Đông - Viện Nghiên cứu rau quả cho biết Việt Nam có 3 miền, có 3 loại giống sen đặc trưng cho mỗi vùng miền. Theo quyết định số 4924/QĐ-UBND ban hành ngày 24/9/2014 của UBND thành phố Hà Nội, sen Hồ Tây được xếp vào nhóm nguồn gen đặc sản, quý hiếm cần được bảo tồn phát triển.

ht4.jpg
Các sản phẩm từ sen của Hà Nội.

Từ cây sen, hoa sen, các địa phương, các nghệ nhân đã cho ra nhiều sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người dân. Tại Hà Nội có rất nhiều đặc sản tinh túy được chế biến từ sen, vừa mang lại giá trị kinh tế, vừa là nét văn hóa đặc sắc của người Hà Thành. Lũy kế đến nay, Hà Nội đã đánh giá, phân hạng được 2.723 sản phẩm OCOP, trong đó có 18 sản phẩm từ cây sen.

Đặc biệt, có sản phẩm lụa tơ sen do nghệ nhân Phan Thị Thuận (xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức) sản xuất và sản phẩm “Khăn lụa tơ sen” của Công ty TNHH Dâu tằm tơ Mỹ Đức của nghệ nhân Phan Thị Thuận là sản phẩm tiềm năng 5 sao. Ngoài ra còn có các sản phẩm OCOP từ sen có giá trị kinh tế cao, như: Sen trà Hiền Xiêm, quận Tây Hồ; chè sen Quảng An, quận Tây Hồ; hạt sen Đầm Long, huyện Ba Vì; trà lá sen, huyện Sóc Sơn; trà tâm sen, huyện Thanh Trì; xôi cốm hạt sen Ngô Thức, quận Nam Từ Liêm...

Với những giá trị mà sen mang lại, các tỉnh, thành trên cả nước đã gắn cây sen với phát triển du lịch theo chuỗi giá trị. Chia sẻ về kinh nghiệm phát triển thương hiệu sen gắn liền với kinh tế du lịch bền vững tại tỉnh Đồng Tháp, ông Trần Văn Nhãn - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp, Quản lý khai thác công trình thủy lợi và nước sạch nông thôn tỉnh Đồng Tháp cho hay: Sen không chỉ là một biểu tượng văn hóa, mà còn là một trong những ngành hành chủ lực của nền nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp, các bộ phận của cây sen đã được phát huy giá trị mang lại lợi ích cho sức khỏe và nâng cao đời sống cho người dân, đã thực hiện xây dựng hình ảnh Đồng Tháp là “Quê Sen”, “Thủ phủ Sen”, khẩu hiệu “Đồng Tháp - Thuần khiết như hồn Sen”, ... Từ đó góp phần hình thành và phát triển chuỗi giá trị ngành hàng Sen Đồng Tháp đa giá trị hơn, phát triển thương hiệu sen gắn với kinh tế du lịch bền vững, phù hợp với xu hướng nền kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh hiện nay.

ht5.jpg
Chương trình kí kết biên bản ghi nhớ hợp tác hỗ trợ công nghệ, xây dựng mô hình phát triển sen và hợp tác tiêu thụ sản phẩm.

Đến cuối năm 2023, diện tích trồng sen toàn tỉnh Đồng Tháp đạt 1.838 ha (vượt 31,3% so với chỉ tiêu đến năm 2025, 1.400 ha). Hiện Đồng Tháp có hơn 100 sản phẩm chế biến từ sen. Trong đó, có 59 sản phẩm OCOP, gồm: 30 sản phẩm OCOP 3 sao, 28 sản phẩm OCOP 4 sao và 1 sản phẩm đạt OCOP 5 sao, ngoài ra, còn các sản phẩm tiềm năng từ sen khác.

Tại hội thảo, các đơn vị đã ký kết các biên bản ghi nhớ hợp tác hỗ trợ công nghệ, xây dựng mô hình phát triển sen và hợp tác tiêu thụ sản phẩm của các tổ chức, cá nhân đại diện cho nhà khoa học, nhà quản lý và các Hợp tác xã, doanh nghiệp trồng sen, sơ chế, chế biến, tiêu thụ sản phẩm từ sen.

Bài liên quan
  • Nhộn nhịp mùa sen Tây Hồ
    Những ngày tháng 6 Hà Nội liên tục đón những đợt nóng gay gắt nhưng không khí nhộn nhịp tại những đầm sen ở quanh khu vực Thung lũng hoa hồ Tây (quận Tây Hồ) vẫn không hề bị ảnh hưởng. Hàng trăm lượt du khách tìm đến chụp ảnh mỗi ngày đã tạo nên một bầu không khí vô cùng ấn tượng.
(0) Bình luận
  • Ký ức Hà Nội thời bao cấp qua di sản kiến trúc
    Lịch sử đô thị Hà Nội có tầng tầng, lớp lớp các công trình kiến trúc được chia thành nhiều giai đoạn. Nếu như các công trình kiến trúc Pháp là minh chứng cho bước đầu du nhập văn minh phương Tây thì những công trình mang phong cách kiến trúc Đông Dương lại là sự kết hợp độc đáo giữa văn hóa phương Đông và phương Tây. Những công trình kiến trúc thời kì 1954 - 1986 đã thể hiện một tiếng nói mới, có sự kế thừa, học hỏi và sáng tạo, mang bản sắc kiến trúc Việt Nam, góp phần kiến tạo xã hội trong tâm thế một dân tộc được làm chủ vận mệnh của mình.
  • Đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội là cơ sở hình thành văn hóa thanh lịch, giá trị sống hướng tới sự an bình
    GS-TS. Đặng Cảnh Khanh - Viện trưởng Viện nghiên cứu truyền thống và phát triển, nhận định, đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội chính là cơ sở cho sự hình thành văn hóa thanh lịch và giá trị sống hướng tới sự an bình. Sự thanh lịch của con người đô thị Thăng Long, trước hết có lẽ được bắt đầu hình thành từ chính cảnh sắc của Thăng Long – Hà Nội.
  • Văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa
    Theo GS.TS. Đặng Cảnh Khanh (Viện trưởng Viện nghiên cứu Truyền thống và phát triển), tính chất thanh cao, tôn trọng sự hài hòa và an bình khiến cho văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa. Bởi vậy, UNESCO phong tặng danh hiệu “Thành phố hòa bình” cho Hà Nội là đúng đắn.
  • Đêm hồ Gươm kỳ diệu
    Sáng rực, lung linh, huyền ảo, thơ mộng - những vòm cây ven hồ sẫm tối nhả ra muôn ngàn trái quả nhấp nhánh như trong một đêm địa đàng, một vườn cổ tích. Ấy chính là quang cảnh hồ Gươm những ngày lễ Tết trong ký ức tuổi thơ tôi.
  • Chuyện ở hàng nước mắm
    Những năm 1958 - 1959, Hà Nội chưa bước vào nền kinh tế bao cấp, các cửa hàng tư nhân lâu đời vẫn hoạt động buôn bán ở khắp các phố phường. Dạo ấy, tôi đã bảy, tám tuổi nên thường được bà ngoại và mẹ sai đi mua những đồ lặt vặt cho gia đình.
  • Kiến trúc Thủ đô (1954 - nay): Dấu ấn qua mỗi chặng đường
    Sau ngày tiếp quản (10/10/1954), từ một thành phố nhỏ bé, với lượng dân số ít, Hà Nội đã vươn tầm trở thành thành phố lớn trong khu vực và thế giới với không gian kiến trúc đô thị đa hệ, giàu bản sắc và phát triển theo hướng văn minh hiện đại. Nhìn lại chặng đường 70 năm qua, có thể thấy ngành kiến trúc quy hoạch xây dựng đã có những đóng góp đáng kể và để lại nhiều dấu ấn. Đây chính là những bước đệm, tạo đà cho sự phát triển của đô thị Hà Nội trong tương lai.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Trưng bày gần 150 tài liệu, hình ảnh quý giá về 80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam
    Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), Trung tâm Lưu trữ quốc gia III tổ chức giới thiệu bộ tài liệu lưu trữ quốc gia với chủ đề "80 Năm Quân đội nhân dân Việt Nam" gồm gần 150 tài liệu và hình ảnh quý giá được lựa chọn từ nhiều nguồn khác nhau. Các tài liệu được tuyển chọn từ các phông tài liệu hành chính như Phủ Thủ tướng, Quốc hội, Bộ Nội vụ, Chủ tịch nước/Văn phòng Chủ tịch nước, Ủy ban Thống nhất Chính phủ...
  • Triển lãm 'Họa Cam Thảnh Cảm' vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin
    Ngày 3/12, tại Trung tâm Nghệ thuật Area 75 - Art & Auction (Hà Nội) đã diễn ra khai mạc triển lãm "Họa Cam Thảnh Cảm". Triển lãm mong muốn mang sắc màu hy vọng đến với những cuộc đời bất hạnh của nạn nhân chất độc màu da cam/dioxin.
  • Triển vọng hợp tác bền vững của nghệ thuật múa châu Á
    Trong hai ngày 2/12 và 3/12/2024, Liên hoan Múa Châu Á năm 2024 lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội với sự tham gia của đông đảo các nghệ sĩ quốc tế.
  • Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, Hà Nội tự tin bước vào kỷ nguyên mới
    Trên cơ sở phát huy, kế thừa những trọng tâm ưu tiên của giai đoạn trước, gắn kết chặt chẽ, hiệu quả cho Chiến lược phát triển kinh tế xã hội, trong giai đoạn mới 2020- 2025, tầm nhìn 2030, công tác đối ngoại Thủ đô Hà Nội xác định định hướng quan trọng: “Tiếp tục mở rộng và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế, hợp tác phát triển, nâng cao uy tín, vị thế Thủ đô” với các giải pháp trọng tâm.
  • Herbalife Việt Nam: Mở rộng thêm 5 cơ sở Casa Herbalife mới trong năm 2024
    Theo thông tin từ Herbalife Việt Nam, năm 2024 Chương trình Casa Herbalife Việt Nam đã mở rộng thêm các đối tác mới là: Bệnh viện K (Hà Nội), Trung tâm bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh Gia Lai, Cơ sở bảo trợ trẻ em An Tây (TP.Huế), Trường phục hồi chức năng và dạy nghề cho người khuyết tật Khoái Châu (tỉnh Hưng Yên) và Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Trà Vinh, nâng tổng số cơ sở triển khai Chương trình Casa Herbalife Việt Nam trên toàn quốc lên tới con số 15.
Đừng bỏ lỡ
Khôi phục và bảo tồn giống sen Bách Diệp nổi tiếng của Tây Hồ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO