Văn hóa – Di sản

Tăng cường thúc đẩy hợp tác Văn hoá, Di sản và Du lịch Việt Nam - Pháp

Ngân Hà 20:27 14/04/2023

Chiều 14/4, phiên Hội thảo chuyên đề Văn hóa, Di sản và Du lịch được tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt Nam - Pháp lần thứ 12 tại Hà Nội.

toan-canh-hoi-thao-van-hoa.jpg
Toàn cảnh phiên Hội thảo chuyên đề Văn hoá, Di sản và Du lịch.

Hội thảo do Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình và ông Jean Claude Dardelet, Phó Thị trưởng thành phố Toulouse - Cộng hòa Pháp đồng chủ trì. Các tham luận tại Hội thảo xoay quanh lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị di sản (vật thể và phi vật thể), phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, hợp tác phát triển du lịch giữa các địa phương Việt Nam và Pháp.

Nhiều kết quả thiết thực trong hợp tác về Văn hoá, Di sản và Du lịch

Với chính sách tiếp nhận có chọn lọc, hợp tác giao lưu văn hoá với Pháp luôn là một trong những trọng tâm trong các chính sách hợp tác quốc tế về văn hoá của Việt Nam. Các địa phương của Pháp và Việt Nam luôn đóng vai trò chủ động và tích cực trong hợp tác về văn hoá nói chung và di sản nói riêng giữa hai nước.

Một trong những hợp tác nổi bật là Hà Nội với vùng Ile de France năm 1989, năm đặt nền móng hợp tác giữa các địa phương Việt Nam và Pháp. Bên cạnh đó là các hoạt động hợp tác hữu nghị, phát triển của Hà Nội với thành phố Toulouse, Hà Nội với vùng Ile de France; tỉnh Lào Cai với vùng Nouvelle Aquitaine hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, thiên nhiên, du lịch sinh thái và thể thao mạo hiểm; tỉnh Thừa Thiên Huế với vùng Poitou Charentes hợp tác trong lĩnh vực du lịch, đào tạo nguồn nhân lực du lịch, du lịch sinh thái và di sản…

Đây là một số địa phương Việt Nam có sự hợp tác với địa phương Pháp trong lĩnh vực văn hóa và du lịch trong tổng số 30 địa phương các cấp của Pháp và 20 địa phương Việt Nam tham gia vào các quan hệ hợp tác trong cơ chế này.

_mg_1153.jpg
Các Đại biểu hai phía Việt Nam - Pháp tham gia Hội thảo.

Phát biểu khai mạc tại phiên Hội thảo chuyên đề: Văn hóa, Di sản và Du lịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình cho biết: “Riêng với lĩnh vực văn hóa, di sản và du lịch, trong giai đoạn 1990 - 2022, phía Pháp đã hỗ trợ tỉnh nhiều dự án trên lĩnh vực bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa đồng thời có tiếng nói mạnh mẽ với UNESCO về các di sản văn hóa Huế, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, nâng tầm thương hiệu văn hóa di sản Huế lan toả trên khắp thế giới và luôn là đối tác chính, giúp đỡ Thừa Thiên Huế tổ chức thành công các kỳ Festival Huế từ năm 2000 đến nay.”

ong-pho-chu-tich-thuong-truc-ubnd-tinh-thua-thien-hue-nguyen-thanh-binh-.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình phát biểu khai mạc Hội thảo.

Chia sẻ về hợp tác phi tập trung giữa Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế và Chính quyền Cộng đồng đô Thị Grand Poitiers - dự án « HARMONIE » (Hòa âm), giai đoạn 2022 - 2023, ông Romain Mignot, Phó Chủ tịch Cộng đồng Đô thị Grand Poitiers cho biết, dự án đem đến những lợi ích cho cả hai phía địa phương như: (1) Tăng cường mối quan hệ hữu nghị và hợp tác phi tập trung giữa hai chính quyền địa phương; (2) Phát triển giao lưu âm nhạc giữa các nghệ sĩ đã thành danh và các học sinh Việt Nam, Pháp; (3) Quảng bá di sản văn hóa của Việt Nam và Pháp nói chung và hai địa phương Thừa Thiên Huế và Grand Poitiers nói riêng; (4) Tăng cường hợp tác giáo dục liên văn hóa; Tăng cường giao lưu văn hóa.

ong-romain-mignot-pho-chu-tich-cong-dong-do-thi-grand-poitiers.jpg
Ông Romain Mignot, Phó Chủ tịch Cộng đồng Đô thị Grand Poitiers phát biểu tham luận về hợp tác phi tập trung giữa Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế và Chính quyền Cộng đồng đô Thị Grand Poitiers.

Hà Nội cũng là một trong những thành phố có hợp tác nổi bật nhất với địa phương Pháp. Đồng chí Đỗ Đình Hồng, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội chia sẻ: “Hoạt động hợp tác giữa Hà Nội và các địa phương Pháp đã có từ hơn 30 năm, bắt đầu là với vùng Ile-de-France, rồi đến Toulouse. Các cơ quan, đơn vị trong lĩnh vực Văn hóa Thủ đô và một số đơn vị quận huyện đã có nhiều hoạt động hợp tác hiệu quả với Đại sứ quán Pháp, Viện Pháp, Trung tâm văn hóa Pháp ở Hà Nội, Viễn đông Bác cổ và các địa phương Pháp.”

do-dinh-hong-giam-doc-so-van-hoa-va-the-thao-ha-noi.jpg
Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng phát biểu tham luận về Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá xây dựng Hà Nội - thành phố sáng tạo.

Ngoài Hà Nội và Thừa Thiên Huế, các địa phương khác của Việt Nam như: Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Lâm Đồng, Kon Tum,… cũng có những dự án hợp tác hiệu quả với các địa phương của Pháp.

Chia sẻ về hợp tác cấp địa phương phát triển du lịch bền vững với tỉnh Yên Bái, Bà Marie Christine Segui, Phó Chủ tịch Hội đồng Tỉnh Val de Marne cho biết: “Ý tưởng dự án bắt đầu từ việc tỉnh Yên Bái đề xuất hai bên hợp tác trong lĩnh vực du lịch. Tỉnh Val de Marne đã giao Phòng Du lịch của tỉnh hỗ trợ về chuyên gia và kinh nghiệm. Chúng tôi mong muốn chia sẻ với tỉnh Yên Bái về kinh nghiệm của chúng tôi trong lĩnh vực này.”

ba-marie-christine-segui-pho-chu-tich-hoi-dong-tinh-val-de-marne.jpg
Bà Marie Christine Segui, Phó Chủ tịch Hội đồng Tỉnh Val de Marne phát biểu tại Hội thảo.

Tăng cường hợp tác Văn hoá, Di sản và Du lịch Việt Nam - Pháp

Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, tình hình kinh tế - xã hội hai nước đan xen thuận lợi, khó khăn, việc hợp tác giao lưu văn hoá, di sản, du lịch Việt Nam và Pháp luôn có một vị thế đặc biệt trong tổng thể mối quan hệ giữa hai nước, được Chính phủ và nhân dân hai nước không ngừng quan tâm, vun đắp.

Phát biểu tham luận tại Hội thảo, Ths. Trần Hải Vân, Phó Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chia sẻ: “Với kết quả hợp tác tốt đẹp về văn hóa và du lịch với Pháp trong thời gian qua, Việt Nam mong muốn tiếp tục tăng cường hợp tác với Pháp trên cơ sở những đề xuất cụ thể nhằm tăng cường, thúc đẩy hợp tác văn hoá - du lịch giữa hai nước.”

ba-tran-hai-van.jpg
Ths. Trần Hải Vân, Phó Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham luận về chủ trương, định hướng tăng cường, thúc đẩy hợp tác quốc tế với Pháp trong lĩnh vực văn hóa và phát triển du lịch.

Cụ thể, bà Trần Hải Vân bày tỏ mong muốn: Thứ nhất, hai bên tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho hai biểu tượng cầu nối văn hoá của hai nước là Trung tâm Văn hoá Việt Nam tại Pháp và Viện Pháp tại Việt Nam hoạt động hiệu quả.

Thứ hai, trong năm 2023, hai bên tăng cường phối hợp và hỗ trợ tổ chức các sự kiện kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm quan hệ đối tác chiến lược, tiếp tục tạo dấu ấn trong lịch sử mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước.

Thứ ba, phía Pháp tiếp tục quan tâm thúc đẩy hợp tác giữa các tỉnh, vùng của Pháp với các địa phương của Việt Nam.

Thứ tư, bên cạnh lĩnh vực di sản văn hoá, hai bên tăng cường các hoạt động giao lưu văn hóa nghệ thuật; hợp tác về điện ảnh, các ngành công nghiệp văn hoá, sáng tạo.

Thứ năm, trong lĩnh vực du lịch, đề nghị phía Pháp thông tin và hỗ trợ du lịch Việt Nam tham gia các sự kiện du lịch do Pháp tổ chức; phối hợp mời các hãng lữ hành lớn, phóng viên báo chí của Pháp sang tìm hiểu và viết bài đưa tin về Du lịch Việt Nam.

Việc tăng cường hợp tác giữa các địa phương của Việt Nam và Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa cũng như phát triển du lịch là thực sự cần thiết- bà Trần Hải Vân, nhấn mạnh./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Giang Văn Minh và những giai thoại rạng danh xứ Đoài
    Nằm dưới chân núi Tổ, vùng đất cổ Đường Lâm, xứ Đoài không chỉ nổi tiếng là nơi sinh ra vua Phùng Hưng (cuối thế kỷ thứ VIII) và vua Ngô Quyền (thế kỷ thứ X) mà còn được biết đến là quê hương của Thám hoa Giang Văn Minh - một nhân vật lỗi lạc trong lịch sử ngoại giao của nước nhà, hồi cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII.
  • Tiếp thêm sức sống cho nghề truyền thống Thủ đô
    Là địa phương đứng đầu cả nước về số lượng các làng nghề truyền thống, các nghệ nhân và người làm nghề truyền thống Hà Nội đang không ngừng sáng tạo trong công tác gìn giữ, bảo tồn các làng nghề. Sự sáng tạo không chỉ mang lại một diện mạo mới, một sức sống mới cho các làng nghề mà còn gợi mở những không gian trải nghiệm văn hóa mới cho người dân Thủ đô và du khách.
  • Khởi công xây dựng đền thờ Đức vua Ngô Quyền
    Sáng 26/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khởi công dự án xây dựng đền thờ Đức vua Ngô Quyền tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh).
  • Trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí Cách mạng Việt Nam”
    Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Hội Nhà báo Thành phố Huế phối hợp Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành uỷ, Sở Văn hoá Thể thao tổ chức Triển lãm trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí cách mạng Việt Nam”.
  • Hà Nội: Thêm 9 di tích được xếp hạng cấp thành phố
    Ngày 10/6, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2859/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
  • Công nhận hội Lim ở Bắc Ninh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Hội Lim là nơi các giá trị lịch sử, tín ngưỡng và đặc biệt là Dân ca Quan họ Bắc Ninh được thực hành, bảo tồn và lan tỏa, thể hiện tính gắn kết bền chặt và tinh tế giữa các làng Quan họ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống
  • Phường Sơn Tây (mới) ngày đầu thực hiện tổ chức chính quyền 2 cấp: Vì Nhân dân phục vụ
    Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, phường Sơn Tây (thị xã Sơn Tây cũ - thành phố Hà Nội) thực hiện hoạt động chính quyền 2 cấp. Từ đầu giờ sáng nay, 1/7, toàn bộ cán bộ, công chức Phục vụ hành chính công phường Sơn Tây đã có mặt đầy đủ, đã bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Cửa Nam: Không để đứt gãy công việc khi vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
    Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng 1/7, HĐND phường Cửa Nam (Thành phố Hà Nội) khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất để xem xét, quyết định công tác nhân sự và thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đây là kỳ họp đặc biệt của phường Cửa Nam để hoàn thiện tổ chức bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.
  • Ngày đầu tiên vận hành chính quyền 2 cấp tại phường Ba Đình diễn ra thông suốt
    Sáng 1/7, 126 xã, phường trên địa bàn Thành phố Hà Nội chính thức vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp được đánh giá diễn ra thuận lợi, người dân đánh giá cao tinh thần phục vụ chu đáo của đội ngũ cán bộ, công chức.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Phú Thượng: Nâng cao hiệu quả phục vụ nhân dân
    Sáng 1/7, HĐND phường Phú Thượng (Hà Nội) khóa I tổ chức kỳ họp thứ Nhất, nhiệm kỳ 2021-2026, thông qua nhiều nghị quyết quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Đừng bỏ lỡ
Tăng cường thúc đẩy hợp tác Văn hoá, Di sản và Du lịch Việt Nam - Pháp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO