Văn hóa – Di sản

Làng nghề làm tàu hũ ky tỉnh Vĩnh Long được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

KT 13:58 04/04/2023

Hiện tại, làng nghề tàu hũ ky Mỹ Hòa có 33 hộ, mỗi ngày sản xuất khoảng 3 tấn sản phẩm. Thương hiệu tàu hũ ky xã Mỹ Hòa được nhiều khách hàng tại ĐBSCL và Đông Nam Bộ ưa chuộng. Tàu hũ ky là sản phẩm sạch, giàu dinh dưỡng, không chỉ dùng trong các món chay mà còn được sử dụng chế biến nhiều món mặn.

images840733_4_tau_hu.jpg
Làng nghề làm tàu hũ ky tỉnh Vĩnh Long được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (ảnh: baodongnai.com.vn)

 Sở VH-TT-DL Vĩnh Long vừa long trọng tổ chức lễ công bố Quyết định di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghề làm tàu hũ ky xã Mỹ Hòa, TX.Bình Minh. Tham dự có ông Bùi Văn Nghiêm, Bí thư Tỉnh ủy...

Theo Sở VH-TT-DL Vĩnh Long, nghề làm tàu hũ ky tại xã Mỹ Hòa được khởi nguồn từ nghề gia truyền của người Hoa từ đầu thế kỷ XX. Năm 1912 ông Châu Xường cùng vợ và 2 người con trai là Châu Khoạnh (1894-1974), Châu Sầm (1900-1973) bắt đầu nghề làm tàu hũ ky. Dần dần người trong khu vực theo nghề làm tàu hũ ky và sản phẩm được bán ra khắp vùng. Từ đó hình thành nên một làng nghề truyền thống như ngày nay. Ngày 4.8.2022, Bộ VH-TT-DL ra Quyết định số 1832 đưa nghề làm tàu hũ ky vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Hiện tại, làng nghề tàu hũ ky Mỹ Hòa có 33 hộ, mỗi ngày sản xuất khoảng 3 tấn sản phẩm. Thương hiệu tàu hũ ky xã Mỹ Hòa được nhiều khách hàng tại ĐBSCL và Đông Nam Bộ ưa chuộng. Tàu hũ ky là sản phẩm sạch, giàu dinh dưỡng, không chỉ dùng trong các món chay mà còn được sử dụng chế biến nhiều món mặn.

Với những giá trị độc đáo, ngày 4.8.2022, “Nghề làm tàu hũ ky, xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh” được Bộ VHTTDL đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 1832/QĐ-BVHTTDL.

Đây không chỉ là niềm vui, niềm vinh dự đối với các hộ dân làng nghề làm tàu hũ ky mà còn là niềm vui lớn đối với người dân, các ngành, các cấp của tỉnh Vĩnh Long. 

Làng nghề hiện nay vẫn giữ đúng quy trình sản xuất, từ khâu ngâm đậu nành, tách vỏ, xay đậu, nhồi đậu, nấu nước đậu, vớt váng đậu (tàu hũ ky), hong gió, đóng gói. Một số công đoạn đã được làm tự động, thay thế thủ công để đảm bảo về an toàn thực phẩm. Có công thức riêng trong từng công đoạn để có được từng miếng tàu hũ ky sao cho nguyên vẹn, độ dày đạt chuẩn và màu sắc đẹp. Sản phẩm chất lượng, thu hút được người tiêu dùng, tạo thu nhập ổn định cho người lao động.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Làng nghề làm tàu hũ ky tỉnh Vĩnh Long được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO