Văn hóa – Di sản

Lễ hội Mường Ca Da đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

KT 09:03 28/03/2023

Tối 27/3, tại khu Khằm, thị trấn Hồi Xuân, huyện Quan Hóa (tỉnh Thanh Hóa) đã diễn ra Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Lễ hội Mường Ca Da năm 2023.

le-hoi-270323-1.jpg
Trình diễn trống, chiêng trong Lễ hội Mường Ca Da năm 2023. (ảnh: TTXVN)

Lễ hội Mường Ca Da là sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người Thái huyện Quan Hóa.

Đây là một trong những lễ hội có truyền thống lâu đời ở huyện vùng cao Quan Hóa, được khôi phục từ năm 2008 và tổ chức 5 năm một lần. Hàng nghìn người Thái, người Lào ở khu vực biên giới miền Tây Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn (Lào) đã tập trung về huyện Quan Hóa để tham dự lễ hội.

Lễ hội Mường Ca Da nhằm tưởng nhớ, tôn vinh công lao nhân vật lịch sử "Thượng tướng thống lĩnh quân Khằm Ban" - vị thủ lĩnh tài ba, giỏi võ nghệ, đã có công giúp vua Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh khỏi bờ cõi nước ta. Ông cũng là người có công khai phá vùng đất Mường Ca Da của cộng đồng người Thái cổ (huyện Quan Hóa ngày nay). Tưởng nhớ công ơn của ông, người dân Mường Ca Da đã lập đền thờ ông trên sườn đồi Pom Kéo thuộc bản Khằm, xã Hồi Xuân, huyện Quan Hóa. 

Sau khi được phục dựng, lễ hội tổ chức 5 năm một lần, với nhiều hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao đặc sắc, như: Lễ mộc dục, lễ rước kiệu - dâng hương, lễ “Tay ắm oóc”, lễ “Xên Mường”; thi văn nghệ quần chúng; trình diễn trống, chiêng, khua luống; thi thiếu nữ đẹp trong sắc phục dân tộc; trình diễn dệt thổ cẩm; tổ chức các môn thể thao truyền thống như bắn nỏ, đi cà kheo đá bóng, đi cầu thăng bằng, đẩy gậy, kéo co, tung còn… Ngoài ra, trong không gian lễ hội sẽ tổ chức các gian trưng bày đặc sản các địa phương.

Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia  Lễ hội Mường Ca Da là sự kiện văn hóa có ý nghĩa quan trọng, khẳng định sự nỗ lực của chính quyền các cấp và nhân dân huyện Quan Hóa trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn. Thông qua các hoạt động của lễ hội góp phần tuyên truyền về truyền thống lịch sử, văn hóa, vùng đất và con người Quan Hóa đến bạn bè trong nước và quốc tế.

Với những giá trị lịch sử, nhân văn và khoa học sâu sắc, năm 2019 Lễ hội Mường Ca Da được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Tuy nhiên, do dịch bệnh Covid-19 nên năm 2023 huyện Quan Hóa mới tổ chức đón nhận.

Cùng với Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Lễ hội Mường Ca Da, Lễ hội Mường Ca Da lần thứ 4 năm 2023 được diễn ra từ ngày 26 đến 28-3.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Tham quan miễn phí Đại nội Huế, triển lãm đèn lồng và Đêm rằm Hoàng cung ở Phủ Nội Vụ dịp Tết Trung thu
    Nhằm tạo dựng hình ảnh điểm đến để xây dựng chương trình trải nghiệm về đêm tại Hoàng cung Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp tổ chức Hội đèn lồng Huế 2023 và chương trình Đêm rằm Hoàng cung từ ngày 25 - 29/9 ở Phủ Nội Vụ (Đại nội Huế).
  • Bài 2 và hết: “Nếu tôi nghỉ, nghề làm đàn Đào Xá sẽ bị xóa sổ”
    Sau thời hoàng kim, làng nghề Đào Xá vẫn có tên trên bản đồ làng nghề truyền thống của Hà Nội. Nhưng gọi “làng nghề” với Đào Xá hiện nay có thể không còn hợp, bởi cả làng hiện chỉ còn một người làm nghề, giữ nghề, đó là anh Đào Anh Tuấn (con trai nghệ nhân ưu tú Đào Văn Soạn, đã mất năm 2022), năm nay 56 tuổi.
  • Khai quật khảo cổ tại di tích Thành cổ Sơn Tây
    Thành cổ Sơn Tây được xây dựng vào thời Minh Mạng (1822). Đây là công trình quân sự trọng yếu cho cả khu vực phía Tây thành Hà Nội...
  • Lễ cầu mát ở đình Mơ Táo
    Mơ Táo là một vùng dân cư xưa thuộc đất cổ Mai Động bên dòng sông Kim Ngưu, nay là khu dân cư số 9, số 10 phường Mai Động, quận Hoàng Mai, có truyền thống lâu đời gắn bó với lịch sử Thăng Long - Hà Nội.
  • Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà được công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới
    Vào hồi 17 giờ 40 ngày 16/9 giờ địa phương (tức 21 giờ 39 ngày 16/9 giờ Việt Nam), tại Thủ đô Riyadh nước Cộng hòa Ả-rập Xê-út, Kỳ họp lần thứ 45 của Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO đã thông qua hồ sơ đề cử, công nhận quần thể Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà (thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng) là Di sản Thiên nhiên Thế giới.
  • Đình làng Phú Lương: Bài toán khó về bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử
    Đến đình làng Phú Lương (xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội), chúng tôi lặng người khi chứng kiến Di tích lịch sử - văn hóa Quốc gia đang xuống cấp trầm trọng. Người dân địa phương đã phải sử dụng những cột sắt, tre để giữ đình làng hàng trăm năm tuổi không bị đổ gục trước tác động của thời gian.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Mắm cáy
    Mắm cáy là món ăn dân dã từ bao đời nay gắn bó với người dân quê tôi như củ khoai nước, quả cà pháo... Mâm cơm nhà nông thời hợp tác xã thường có món rau khoai lang luộc, đĩa cá kho và bát nước mắm cáy (người dân thường vẫn gọi thân mật là nước cáy). Giản dị vậy thôi mà sao mỗi khi đi xa lại nhớ đến nao lòng.
  • Góc nhìn đa chiều về lễ vật trong hội làng Thăng Long - Hà Nội
    Từ buổi ban sơ dựng nước đến ngày nay, Thăng Long - Hà Nội mang trong mình bao trầm tích văn hóa, lịch sử. Góp thêm những góc nhìn đa chiều, cuốn sách “Lễ vật trong hội làng Thăng Long - Hà Nội” (Nxb Hà Nội, 2023) giúp người đọc khám phá những giá trị văn hóa truyền thống phong phú, đặc sắc của mảnh đất kinh kỳ.
  • Tọa đàm “Sự hòa hợp giữa tín ngưỡng dân gian và Phật giáo thông qua tục thờ nữ thần ở Việt Nam”
    Sáng 22/9, Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Sự hòa hợp giữa tín ngưỡng dân gian và Phật giáo thông qua tục thờ nữ thần ở Việt Nam” với sự tham gia của đông đảo các hội viên trong Hội.
  • Đề xuất bổ sung cấp chính quyền thành phố thuộc thành phố Hà Nội
    Xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) bổ sung cấp chính quyền thành phố thuộc thành phố Hà Nội, quy định một số thẩm quyền vượt trội của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố thuộc thành phố Hà Nội so với thẩm quyền của chính quyền quận, huyện.
  • Hà Nội điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới An Thịnh – Mê Linh
    UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 4655/QĐ-UBND về phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị mới An Thịnh - Mê Linh, thuộc các xã Tiền Phong, Đại Thịnh, Thanh Lâm và thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Lễ hội Mường Ca Da đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO